Ngủ và mơ

Đã đọc: 3052           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mọi giấc mơ đều là hệ quả của những những sự phóng điện ngẫu nhiên trong não bộ . Ban ngày, não bộ lưu giữ ký ức bằng những chuỗi poly-protein mà chất xúc tác và hoạt hoá là 2 loại điện hoá thần kinh serotonine và norepinephrine do các neurone tiết ra để hoà điệu vào sự sống.

Anh cũng “tấn công” tôi tiếp, rằng tôi có khi nào nằm mơ không ? và giấc mơ có ý nghĩa gì ? Sao tôi thấy có thầy giải điềm đoán mộng ?

 

Anh ơi, cả anh và tôi đều có học và biết rằng , con người có nhịp ngày đêm . Đó là sự thật .

Mọi sinh vật đều bị ảnh hưởng bởi nhịp ngày đêm xấp xỉ 24 hrs theo chu kỳ trái đất quanh mặt trời, nhưng đồng hồ sinh học của con người lại xấp xỉ 25 hrs, và 1/3 nhịp ngày đêm này được dành cho giai đoạn yên lặng, trong đó, hệ thần kinh thực vật không hoạt động, được dán nhãn là giấc ngủ . 

 

Thế còn giấc mơ, “đố ai nằm ngủ …không mơ” (Đố ai - Phạm Duy)

 

Có những hoạt động của não bộ trong khoảng thời gian yên lặng này, nhưng không làm xáo động giấc ngủ và thuộc về giấc ngủ . Những khoảng xao động gồm REM (rapid eyes movement) và NREM (No REM).

  • Trong giấc ngủ NREM, những xáo động của não bộ đã cung cấp cho con người những giấc mơ ngắn về những hoạt động thường ngày, tương tự những suy nghĩ khi thức .
  • Trong giấc ngủ REM, những xáo động của não bộ cung cấp cho con người những giấc mơ rất khác nhau về tính chất, những cảnh tượng kỳ lạ, sinh động, của những câu chuyện không đầy đủ. Đây thực sự là những giấc mơ của vô thức .

 

Thế còn tại sao lại phải đoán điềm giải mộng ?

Thường nội dung giấc mơ có các cấu tạo  

  • Theo Freud :

Giấc mơ là một bản năng tự bảo toàn của não bộ, để bảo vệ giấc ngủ, xả stress của ban ngày . Làm thoả mãn những ham muốn, ẩn ức và giải toả những nỗi sợ hãi liên quan đến những ham muốn/ẩn ức ấy . Những ẩn ức, những dồn nén đó – mà TS Thích Nhất Hạnh đã dùng một từ rất hay, là “những nút thắt trong tâm lý” – luôn luôn phát sinh do tâm trí bị thúc đẩy bởi những “niềm tin & sự mong đợi – thuật ngữ Phật giáo gọi là  Khát ái & Vô minh” ; những “bản đồ tâm trí và kịch bản tâm trí” – thuật ngữ Phật giáo gọi là Hành Nghiệp (hành động có ý định) – những hệ thống này luôn luôn thúc đẩy và không có điểm thoả mãn cuối cùng .

Vì thế nhân loại mới có thể tiến hoá từ HomoErectus đến Homo Sapiensis và Homo Sapiens Sapiensis của ngày hôm nay ; đồng thời những niềm hạnh phúc cùng với những nỗi khổ đau của nhân loại luôn lớn lên theo .

 

Khoa Tâm lý học hiện đại cũng đã nhận xét rằng, con người luôn có khuynh hướng lưu trữ những ký ức về sự thất bại, về những nỗi đắng cay, nhọc nhằn trong cuộc sống mà mỗi cá nhân đã từng trãi nghiệm . Sự lưu trữ này, có thể gọi là những ẩn ức, ức chế tâm lý .

Tuy nhiên, đó chỉ là hậu quả tất yếu của tiến hoá để sinh tồn, bản năng sinh tồn của mọi loài sinh vật là “luôn ghi nhớ những điều có hại để trốn tránh”, nhằm  phục vụ cho mục đích sinh tồn. Loài người là sinh vật tiến hoá cao nhất, nên tâm trí lưu những cảm xúc tiêu cực rất bền vững.

Cho nên nội dung giấc mơ thường mang những nội dung mà con người mong đợi, những ẩn ức, những dồn nén,  mà không thể thực hiện hay giải toả, hoà giải được, ngay trong cuộc sống lúc thức.

 

  • Theo các nhà Sinh-Tâm-Vật lý :

Mọi giấc mơ đều là hệ quả của những những sự phóng điện ngẫu nhiên trong não bộ . Ban ngày, não bộ lưu giữ ký ức bằng những chuỗi poly-protein mà chất xúc tác và hoạt hoá là 2 loại điện hoá thần kinh serotonine và norepinephrine do các neurone tiết ra để hoà điệu vào sự sống.

 

Ban đêm, khi các neuron khởi động việc giải phóng 2 loại điện hoá thần kinh trên “tắt” đi, thì neuron đối kháng được “bật” lên, giải phóng chất điện hoá thần kinh khác là acetyl-choline tiết ra. Sự phân giải các chuỗi poly-protein và serotonine, norepinephrine trong não thành những đoạn protein rời rạc phân mãnh, chúng ráp nối và tiêu hoại nhau tạo thành những giấc mơ sinh động, lạ lùng, đôi khi kỳ quái .

 

Giấc mơ này có được nội dung là vì vỏ não đã sử dụng những biểu tượng ký ức lưu trữ của kiến thức cao cấp, và vỏ não chỉ sử dụng kho dữ liệu này mà thôi, để tìm thấy ý nghĩa đã lưu trữ từ trước, trong sự phóng điện dồn dập và hỗn độn của não (trừ sự lưu trữ mùi). Chẳng có giấc mơ nào có mùi cả, nhưng đặc biệt màu sắc là vô cùng sinh động ! (chuyển động nhanh mắt – rapid eyes movement) .

Như vậy, kho dữ liệu “niềm tin, niềm mong đợi ; bản đồ tâm trí ; kịch bản tâm trí” là một trong vô số hệ dữ liệu khác đã cung cấp vô số “lộ trình tâm trí” theo qui luật sẵn có được mã hoá trong kho hệ thống dữ liệu của não bộ để tạo thành nội dung giấc mơ .

Không ai mơ 2 lần giống hệt nhau , nhưng có thể mơ nhiều lần tương tự nhau ! Nội dung giấc mơ của người Mỹ khác người Tàu . Nhưng trong mơ, con người luôn luôn nhận diện được chính mình, nhận diện được hình ảnh tâm trí chính mình – Body Image !

 

Liên kết 2 kiểu giải thích, có thể hiểu được rằng, những ẩn ức của ban ngày được giải toả bằng sự phóng điện dồn dập, hỗn độn của não về đêm – từ đó đã tạo ra giấc mơ ; và những tích tập của hệ dữ liệu tâm trí đã tạo ra nội dung giấc mơ .

 

Loài người thời kỳ bái linh đã dùng phương pháp này để làm “đẳng hướng tâm trí” quần chúng và điều gì mà cả ngàn năm cho là đúng, thì nó trở thành ….đúng mặc nhiên !

Cho nên ông vua nào cũng bảo là khi sinh ra, mẹ của vua đều chiêm bao thấy rồng, lân, phụng, ….chứ chẳng phải thấy cái gì thuộc “ximachao” !

Ngay cả Đức Phật, người ta thêm thắt rằng, mẹ Ngài cũng “thấy” voi 6 ngà chui vào bụng nữa !

 

Vì vậy, quần chúng đã tin vào những giấc mộng và những “ước mơ thầm kín trong vô thức” của cái tự ngã, mong được những ông thầy giải giùm và …những ông thầy đã ra đời, những luận giả giấc mơ cũng ra đời, có cầu thì có cung, tạo thêm khí thế ….bát nháo cho cuộc đời bể dâu này !

 

Vì vậy, để có những giấc mơ đẹp, con người phải kiến tạo “thế giới tâm trí” cho tốt đẹp, tích tập những “dữ liệu tâm trí” tốt đẹp . Đó là tôn chỉ thực hành của Phật giáo .

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập