Nền Tảng Của Chánh Niệm - Foundation of Mindfulness

Nền Tảng Của Chánh Niệm là tác phẩm mà “Gia Đình Zen & Mind” tại Hoa Kỳ, Thành Phố New Orleans, bang Louisiana, đang sử dụng như một sách “giáo khoa” trong bộ môn Thiền Chánh Niệm. Thầy Thích Thiện Trí, vị tu sỹ đang giảng dạy bộ môn này tại Trường Đại Học Xavier và một số các Trung Tâm khác của người bản xứ đã kết hợp lại những bài viết từ các sinh viên đã học. Những bài viết đó là những tinh hoa được kết tựu từ sau những khóa học và họ đã dùng kinh nghiệm thực tập của mình để viết thành.
Trong quyển sách này, có một bài viết đặc biệt của một vị Linh Mục, vị Trưởng Khoa của Giáo Đoàn Công Giáo tại Trường Đại Học Xavier, Thành Phố New Orleans, bang Louisiana đã viết lời giới thiệu cho tác phẩm như sau:
“Khi còn là một cậu bé , tôi đã có một sự đam mê rất lớn với thiên nhiên. Cái đẹp, sự tĩnh mặc của thiên nhiên đã nói cho tôi biết về những họat động bên trong của sự sống. Những giác quan đều có một nhịp điệu và thuộc tính tác động của nó. Như mỗi Con mắt và lỗ tai đều có thể đón bắt từng mẩu thanh âm. Không một chút suy nghĩ , tôi đã nhận ra những giác quan đều có mỗi hoạt động riêng và nó mang lại niềm hạnh phúc lâu dài cho đời sống nhân sinh.Suốt trong những trải nghiệm đó đã nhen nhóm trong tôi về đời sống của CHÁNH NIỆM. Tôi đã chẳng hề biết rằng đó chính là ý thức của TÂM TỈNH THỨC, cái dẫn tới chiều sâu của sự tĩnh lặng trong tôi. Đây cũng là lý do mà tôi nhận ra tập sách này là một tác phẩm đầy hấp dẫn có thể mang lại sự thực tập đễ hướng tới con đường chánh niệm.
Tác phẩm Nền Tảng Chánh Niệm của tác giả Thích Thiện Trí hướng dẫn việc sử dụng các giác quan trong đời sống hàng ngày. Con người có nhiều khó khăn trong việc cân bằng những mối quan hệ với người khác và với chính bản thân mình. Cuộc hành trình của mỗi con người chúng ta trên cuộc đời là để mưu cầu thỏa mãn cho chính cái bản ngã và những đối tượng khác. Những trải nghiệm về sự liên hệ, phụ thuộc trên thế gian này là một bài tập lý thú của việc quân bình đời sống.
Hàng ngày , hạnh phúc của con người bị đe dọa bởi sự căng thẳng, khổ đau, nhức nhối và chán chường. Chính vì vậy, tập sách này cho ta cái công thức để thăng hoa những trải nghiệm đó và để đạt tới sự bình yên của tâm thức. Nó dâng tặng phương cách chánh niệm hướng tới từ bi tâm và nó tìm ra ý nghĩa đích thực của sự thực tập. Tập sách này cũng là một tập sách được tiếp cận với thiền như là phương thuốc chữa bệnh cho Tâm hồn.
Những kỹ năng mà tập sách này trình bày rất đơn giản, dễ thực hiện để hướng tới chánh niệm; nó chỉ ra cho ta biết cách để đào sâu vào bên trong của bản ngã và để qúi trọng từng hơi thở cũng như những trải nghiệm trong cuộc sống con người. Phương pháp tập thiền này là một hành động có chủ ý của sự sống và sự chia sẻ của con đường từ bi tâm. Nó hướng dẫn cho mọi người thỏa mãn được sự tìm tòi những khác vọng để đạt tới cái hạnh phúc tuyệt đối. Nó chính là phương cách chữa lành cho tâm thức !
Tác phẩm này vừa dạy cách làm an lạc nội Tâm mà cũng hướng đến con đường từ bi tâm. Nó giải tỏa Tâm Trí, gỡ bỏ khổ đau, xóa tan những ý nghĩ xấu và thu nạp năng lượng cho cái tôi lành mạnh. Chánh niệm mang lại bản chất nguyên sơ của cái ta đích thực.Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn lắng nghe, xa lánh mọi âu lo đời thường và đào sâu vào trong mọi ngóc ngách của Tâm hồn.
Sau rốt, phương pháp thực tập thiền của con đường Từ Bi Tâm đánh thức niềm vui của trái tim, ra lệnh đồng cảm và cho phép hòa thuận với người khác . Thiền định biến thất vọng thành hân hoan và làm tươi mới cuộc đời. Một khi cái Tâm giữ được an bình và tập trung vào những giác quan , những khổ đau sầu muộn sẽ chuyển thành hạnh phúc./.
Nguyên tác như sau:
“As a child, I had great fascination with nature. Natural beauty, its stillness and silence speaks to me of the inner workings of life. The senses had a rhythm and resonance with an active longing to be. The eyes was an eye and the ear did all it could to catch every bit of sound. Without even thinking, I knew the senses had something to do with human longing for eternal bliss. All along my experiences reflects mindfulness. Unknown to me, it was the conscious of awakening of the mind that lead to the awareness of silent depth within me. This is the more reason; I find this book intriguing to say the least that mindfulness can be a practice.
Thich Thien Tri’s Foundation of Mindfulness provides the guide on the use of the senses in daily living. Human beings have the arduous task of balancing relationships with the other and the self.
Each of us journey the world searching to satisfy self and the other. The experiences of belonging to this world are an interesting exercise of balancing life.
Daily, human bliss is threatened by stress, suffering, pain and despair. This book however, gives the recipe on how to transcend those experiences to achieve inner peace. It offers mindfulness as the way of compassion, which drives an inward search for meaning. It looks closely at meditation as the medicine of the soul.
The skills offered in the book are simple, easy to do guide to mindfulness. It teaches one to be attentive to the inner self with depth, to value every breathe and experiences of human life. This practice of meditation is an intentional act of living and sharing compassion. It directs all gratification and human desires to the ultimate bliss. It heals the mind.
This book is a two modes act of inner peace and compassion. It frees the mind, release suffering, empties bad thoughts and harness energy for healthy self. To be attentive to the senses attunes one to the authentic self. Mindfulness makes real the reality of the true self. It requires patience listening, freedom from daily worries and a digging deep into the recesses of the soul.
Consequently, the Mahayana ways of meditation awakens the joys of the heart, commands empathy and allow a union with the other. In meditation, despair becomes joy, and life is made afresh. When the mind stays healthy and attentive to the senses, individual sadness and sorrows is transforms to bliss.” (ETIDO JEROME. Director, Campus Ministry, Xavier University of Louisiana)
Bài Viết và dịch của Andrew Vu
- “Tiếng Việt từ TK 17: vài ghi nhận thêm về thì giá, trao đổi tiền bạc các loại, lợi - lời - lãi … (phần 21C)” Nguyễn Cung Thông
- “Tiếng Việt từ TK 17: một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes” (phần 37) Nguyễn Cung Thông
- Nụ cười Thiền Tuệ Viên sưu tầm và phỏng dịch
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35) Nguyễn Cung Thông
- Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa (phần 32B) Nguyễn Cung Thông
- Hãy Loại Bỏ Chính Mình Ra Khỏi Trung Tâm Của Câu Chuyện Nguyễn Văn Tiến
- Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày xuân tản mạn truyện Kiều Trương Hoàng Minh
- Lớn & Lớn Mặc Phương Tử
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Ngày xuân tản mạn truyện Kiều 28/12/2015 21:32:00 |
Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết 10/06/2016 07:47:00 |
Lớn & Lớn 23/06/2015 08:59:00 |
![]() |
Nền Tảng Của Chánh Niệm - Foundation of Mindfulness 08/06/2017 07:03:00 |
![]() |
Hãy Loại Bỏ Chính Mình Ra Khỏi Trung Tâm Của Câu Chuyện 20/10/2016 06:33:00 |
![]() |
Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa (phần 32B) 24/08/2021 12:04:00 |
![]() |
“Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đừng, chẳng khi nào đừng, chẳng có khi đừng” (phần 35) 01/04/2022 08:56:00 |
![]() |
“Tiếng Việt từ TK 17: một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes” (phần 37) 30/11/2022 17:52:00 |
![]() |
Nụ cười Thiền 18/09/2022 08:57:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)