Chữ Hiếu Thời Hội Nhập

Đã đọc: 29059           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong thời đại kinh tế thị trường, giữa bao lo toan tất bật, hối hả của cuộc sống đời thường và sự tấn công của nhiều nền văn hóa khác nhau trong hành trình hội nhập, tấm lòng hiếu thảo của con, cháu đối với cha, mẹ ông bà cũng khác xưa, ngày một xa rời khung giá trị truyền thống của dân tộc.

Hoa hồng trắng cho người không còn mẹ. Ảnh: N.Hữu

Câu chuyện “Mẹ xuôi tay, con có kịp về?” gợi cho chúng ta suy ngẫm về thực tế hiện nay của con cái đối với cha, mẹ.

Cụ Tám, 75 tuổi, phải ngồi xe lăn, sống với người giúp việc đã 8 năm ở cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh. Cụ có 3 người con đều thành đạt, làm việc và định cư ở nước ngoài. Mỗi năm các con chỉ về thăm vào dịp Tết rồi lại đi. Lúc mới quen Cụ, cứ ngỡ người giúp việc là con gái nên ngỏ lời khen sự hiếu thuận của cô khi sáng sớm đẩy xe đưa cụ ra công viên tắm nắng và tập thể dục. Có dịp hầu chuyện, mới biết rằng cụ Tám là một điển hình sống cô quạnh trong nhung lụa. Cụ tâm sự: “Các con muốn đưa tôi sang nước ngoài để chăm nom nhưng ở tuổi này rồi tha hương cũng buồn. Thành ra mỗi dịp các con về, tôi cố tỏ ra vui vẻ để chúng yên tâm. Hằng tháng, các con chuyển tiền, gửi quà về cho mẹ nhưng già rồi tiêu pha, ăn uống mấy đâu. Nhiều đêm mất ngủ, nước mắt cứ trào ra khi nghĩ ngày mình ra đi từ giả cõi đời này không biết các con có về kịp không ?”. Và còn biết bao trường hợp thương tâm khác khi cha, mẹ vĩnh biệt cõi đời con không kịp về!

Muôn đời “Nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ nuôi nấng, chăm lo cho con cái là lẽ thường tình “Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng”. Chuyện cha mẹ nghèo, tần tảo sớm hôm, một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm nuôi con thành tài là chuyện rất bình thường. Nhưng con cái thành đạt, có địa vị xã hội hoặc trở thành những đại gia, thì việc chăm sóc cha, mẹ để đấng sinh thành sống vui vẻ  những ngày cuối đời ở buổi xế chiều lại là một hiện tượng rất hiếm. “Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”.

 

Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân” (Lòng hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu há chẳng phải là hạnh Phật sao? Nếu muốn theo con đường của đức Phật. Trước hết phải hiếu thảo với mẹ cha)

Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, đây là dịp để người con Phật thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Ca dao có câu:

"Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ Mẹ kính Cha,

Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."

Hoặc:

"Trải bao gian khổ không sờn

Muôn đời con vẫn nhớ ơn Mẹ hiền."

Hoặc:

“Đi khắp thế gian không ai Tốt bằng Mẹ,

Gian khổ cuộc đời không gánh nặng bằng cha”

Thì đạo Phật lại càng củng cố thêm truyền thống tốt đẹp cao cả đó bằng hành động:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời

Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con.”

Đó là những câu ca dao Việt Nam, mà hầu như mọi người chúng ta đều thuộc lòng. Nhưng đối với đức Phật, chữ Hiếu Phật dạy còn cụ thể hơn nhiều, hình ảnh mà Đức Phật dùng làm ví dụ cũng thật sinh động:

"Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa Mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứ không phải là nước trong bốn biển" (Tương Ưng II, 208).

 

Đức Phật lại nói tiếp:

“Này các Tỳ kheo,  có hai hạng người, không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng Mẹ,  một bên vai cõng Cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho Mẹ và Cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, Mẹ Cha có đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho Mẹ và Cha..." (Tăng Chi I, 75).

Tất nhiên, đây là cách nói. Con cái không phải hiếu thuận với Mẹ Cha chỉ một ngày mà suốt cả đời mình cũng không thể nào trả được công ơn sinh thành dưỡng dục..

Chữ Hiếu là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” Trong trăm hạnh của con người, hạnh Hiếu đứng đầu. Và chúng ta cũng không quên khẳng định: “Hiếu vi công đức mẫu” (Lòng hiếu là mẹ của các công đức)

Con cái hiếu thảo với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc  trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì  thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an. Bởi vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có hoà thuận, hiếu thảo thì xã hội mới văn minh, tiến bộ.


               Nếu như ta không có tình yêu thương kính trọng vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể có tình yêu thương thật sự đối với người khác. Một xã hội không có những cá nhân có tình yêu thương thật sự, chỉ có những cá nhân, mà lòng yêu  thương trong họ chỉ tồn tại khi các điều kiện xuất phát từ  lòng tham dục đã được thỏa mản, nếu không đúng theo sự ham muốn, nếu trái với ý muốn, thì tình thương đó sẽ tan biến, dể biến thành sự khinh khi, đố kỵ, ganh ghét và hận thù. Như thế thì xã hội đó, sẽ không thể có được sự an lạc, an bình thật sự.


               Phong tục tập quán của các dân tộc, giáo lý của các tôn giáo đều khuyên dạy, đề cao và hướng con người đến nhận thức và thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành. Đặc biệt nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hóa “Nho-Thích –Đạo tam giáo chi quyền” (Đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão: cả ba đạo này đều cùng có chung một nguồn gốc…) đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội ta ngay từ thời lập quốc. Chữ Hiếu đã hình thành và tồn tại trong từng cá nhân như là bản tính tự nhiên vốn có từ khi chúng ta vừa mới chào đời.

Đức Phật, bậc Giác ngộ, bậc Thầy của tất cả cõi trời và người, bậc Đại trí huệ, đại hùng, đại lực, bậc được khắp sáu cõi Tôn kính, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác...sau khi thành đạo đã thể hiện lòng từ hiếu của mình với phụ vương, mẫu hậu, kế mẫu vừa theo thường pháp vừa đúng Chánh Pháp.

Thế Tôn đã đi bộ, vượt ngàn dặm đường hiểm trở để trở về thăm phụ hoàng, khi người sắp lâm chung, Ngài lại vượt đường xa để đến bên cạnh vua cha và tự khiêng một góc linh sàng của người đến tận nơi hỏa táng. Ôi tấm lòng từ hiếu biết bao! Còn với kế mẫu, Ngài luôn tỏ lòng  hiếu thảo.

Bên cạnh việc thể hiện chữ hiếu theo thường pháp, lòng từ hiếu của Đức Phật còn nhằm mục đích hướng tất cả chúng sinh đến việc hiểu và hành Chính Pháp để được giải thoát. Trong những lần gặp gỡ phụ thân và kế mẫu, Ngài đã thuyết pháp để độ cả hai chứng đắc quả A-La-Hán, với mẫu hậu Ngài đã ngự lên cõi trời Đao Lợi để thuyết pháp cho mẹ (Phật thăng Đao Lợi vị mẫu thuyết pháp kinh)

 

Thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội , thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người. Nhưng hiện nay, chúng ta không chỉ Hiếu thảo với cha mẹ mà còn Hiếu với nước, Hiếu với dân, Hiếu với Thầy Tổ…”Tứ trọng ân” bốn ơn lớn sâu nặng ấy nếu ai quên đi thì không thể làm người.  Bởi vì: “Nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hỹ” Học làm người chưa được  thì làm sao học làm Phật ?

                                              

                                            Nha Thành, Mùa Vu Lan- Báo Hiếu PL 2554



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (6 đã gửi)

avatar
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN 20/12/2010 06:10:54
có những điều mà ta không biết bắt đầu từ đâu để giãi bày cho cha mẹ cùng hiểu những gì ta đang cố gắng..ta có 1 tình yêu lặng lẽ với công việc ta đang làm..ai ai cũng ủng hộ..ngoài cha mẹ ta chưa biết..điều mà ta hằng đêm day dứt,băn khoăn..cha mẹ..làm sao ta tìm đc tiếng nói chung nhỉ...đôi khi ta bế tắc,muốn quay về tổ ấm của mình..nhưng trong lòng nặng trĩu...biết làm sao đây...!!!???
avatar
Ngô Quốc Chương 18/06/2011 10:17:57
Làm con phải có bổn phận chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ là vô điều kiện
avatar
Chân Khánh/Thiềng Đức 19/10/2011 04:24:33
-Xin đóng góp chia sẻ với những bậc cha mẹ có con bất hiếu...
Chuyện xưa-chuyện nay

GIẢ CẦY HIẾU NGHĨA

Hôm rồi đi dự đám tang
Cháu con hiếu thảo cả làng lại chê
Lúc ông còn sống… bỏ bê
Làm ma thật lớn để khoe với đời

Nhạc ban tân cổ thật vui
Linh đình mâm cổ thỉnh mời… cúng cha
Kêu than thảm thiết qua loa (1)
Một bầy khóc mướn chuyên gia có nghề

Giả cầy hiếu nghĩa… thấy ghê!!!…

(1) nghĩa đen,nghĩa bóng
-Nhân dịp đọc lại Ca dao,Tục ngữ
thấy có câu: “Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi”
Ông bà xưa cũng đã nói chuyện “Giả cầy” này rồi!
avatar
Chân Khánh/Thiềng Đức 20/10/2011 05:32:55
-Đề tài này nên được bàn luận nhiều hơn vì rất phổ biến trong xã hội chúng ta...
đạo đức đang xuống cấp?!...

CHUYỆN KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT

Bốn nhà trí thức côn đồ
Nghe như chuyện lạ tưởng là khó tin
Bà con cả nước phê bình
Chồng là Cán bộ chuyên ngành Thầy Cô

Ba trai học lực tài cao
Xúm nhau hành mẹ dường nào xót xa!…
U là bà giáo đã già
Đòn thương trí mạng vậy mà tỉnh bơ

Gương soi bất hiếu khó ngờ
Nay lòi đạo đức lọc lừa thế gian
Kỹ sư, Thạc sĩ danh vang
Một “Thi hành án”… ba chàng hết chê

Vậy mà sự thật ê chề
Đồng tiền sức mạnh mãi mê tôn sùng
Lương tâm đạo lý luân thường
Chẳng còn chi nữa… khoa trương làm gì?!...

(Theo Báo Khuyến học & Dân trí ngày 6/8/2009)
avatar
Trí Bửu 18/09/2013 12:22:43
Thư cám ơn nhân 20.025 lượt đọc bài Chữ Hiếu thời hội nhập.
Trân trọng cám ơn Ban Biên tập và quý độc giả đã dành nhiều ưu ái cho đệ tử Trí Bửu. Kính chúc Ban Biên tập và quý độc giả thân tâm thường an lạc, vạn sự kiết tường.
Trí Bửu (Nha Trang, Khánh Hòa)
avatar
Nguyễn Thừa 19/08/2014 05:41:36
Vu Lan - Mùa báo hiếu: PL 2558 Đúng là: "Nhật nguyệt dị mại nhược phất vân lai, sinh giã bất tu tử tương hề cụ" . Mới đây mà bài Chữ hiếu thời hội nhập, ra mặt bạn đọc đã 4 mùa Vu Lan. Kính đê đầu đảnh lễ chư Tôn đức Tăng, Ni cảm tại chư thiện hữu tri thức đã ưu ái với đệ tử. Rất cám ơn quý vị nhân 22.136 lượt đọc. Kính chúc Ban Biên tập và quý độc giã sức khỏe, thành đạt, vô lượng an lạc, vô lương cát tường như ý.
Đệ tử Trí Bửu
tổng số: 6 | đang hiển thị: 1 - 6

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập