Hà Nội: Chùa Sủi Tổ Chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu

Sáng ngày 30 tháng 8 năm 2012 (tức ngày 14 / 7 âm lịch), tại khu di tích đình đền chùa Sủi (Phú Thị-Gia Lâm-Hà Nội) đã tổ chức đại lễ Vu Lan báo hiếu. Với sự tham dự của các tăng ni Phật tử, đạo tràng Tịnh Độ chùa Sủi.
Về phía tham dự và chứng minh buổi lễ có Đại Đức Thích Thanh Phương trụ trì chùa Sủi cùng các tăng ni Phật tử của tổ đình Phú Thị.
Về phía chính quyền, có ông Nguyễn Huy Việt chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cùng toàn thể nhân dân thôn Phú Thị và Phật tử xa gần.
Buổi lễ bắt đầu với ba hồi chuông trống bát nhã cung thỉnh chư tôn đức quang lâm lễ đài, có các cháu thiếu nhi đến dâng hoa, lễ dâng lục cúng và lễ cài hoa hồng và tụng ý nghĩa Vu Lan. Trong buổi lễ, Đại Đức Thích Thanh Phương đã thuyết giảng về ý nghĩa Vu Lan và nói tới đạo Hiếu, chín chữ cù lao; Công cha nghĩa mẹ, bổn phận làm con người được thừa hưởng những tố chất của cha và của mẹ. Cuộc đời của cha mẹ đã hi sinh vất vả một nắng hai sương để nuôi con không quản chi khó khăn, nhọc nhằn. Lễ Vu Lan còn gọi là lễ giải đảo huyền; Có nghĩa vào tiết Trung Nguyên( rằm tháng 7) tức là ngày xá tội vong nhân, giải đi những tội huyền hoặc quá khứ của cha và của mẹ. Vì sự sinh tồn của cuộc sống, của con người mà cha mẹ đã đi ngược vào những quy luật của đất trời. Do đó, con người cứ phải chịu trong vòng luân hồi, sinh tử không bao giờ thoát ra.
Bên cạnh đó, người con Phật phải còn tìm hiểu nơi đất tâm của mình và đánh thức sự sống, làm cho mảnh đất có thêm nhiều màu mỡ và sự sống thông qua lễ Vu Lan này. Ngoài những ý nghĩa sâu sắc của việc báo hiếu ra, giáo lý nhà Phật đề cao sự giác ngộ, con người phải biết sống hài hòa với thiên nhiên, biết bảo vệ sự sống. Ngày nay, sự sống của con người, đạo đức bị xói mòn, Trái Đất nóng lên, thiên tai dịch bệnh đều do lòng tham sân si của con người mà tạo ra đau khổ. Hay sự sống ngắn đi.
Thông qua lễ Vu Lan, báo hiếu của nhà Phật còn đánh thức những ai bất hiếu với cha và với mẹ hãy quay đầu, ăn năn sám hối, thức tỉnh tu học sống hiếu thảo với cha mẹ để làm con người tốt đẹp, có ích cho xã hội.
Hướng tới ngày lễ này, người dân Việt Nam như hướng tới mẹ Âu cơ, những người phụ nữ như bà Trưng, bà Triệu, hoàng thái hậu Ỷ Lan, hoàng hậu Từ Dũ là những người đã đi vào tâm trí của con người Việt Nam.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ tại chùa Sủi:
- Đại Lễ Vu Lan Tại Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward, Cali, Hoa Kỳ PL 2567 - DL2023 Thích Đồng Trí
- Nợ Lê Hứa Huyền Trân
- Một Bà Mẹ Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Lễ Vu Lan, mùa của tình thương! Võ Đào Phương Trâm
- Chùm Thơ Mùa Vu Lan (2023) Minh Đạo
- Câu Chuyện Văn Nghệ Mùa Vu Lan: Về Cánh Cò Mang Theo Dương Kinh Thành
- Những đóa hoa của tình yêu thương HT. Thích Hải Ấn
- Lễ Vu Lan rằm tháng 7: Nên làm những điều có ý nghĩa thiết thực Xuân Phong
- Nguồn gốc lễ Vu lan Thi Trân
- Văn Hóa Văn Nghệ Phật Giáo: Những Ngày Đầu Giác Đạo Dương Kinh Thành
- Vu lan_ ... Thiên Hạnh
- Lễ Vu Lan: Chữ hiếu tròn đầy Nguyên Vương - Trường Giang - TTVN
- Nặng Tình Vu Lan Thích Tâm Mãn
- Câu Chuyện Văn Nghệ: Bảo Cường và Tôi với bài cổ nhạc BÔNG HỒNG DÂNG TẶNG MẸ Giác Đạo Dương Kinh Thành
- Trên nhà có hai pho tượng Phật... Mi An
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập
- Vĩnh Phúc: Lung Linh Lễ Hôi Hoa Đăng Tây Thiên 2015
- Hà Nội: Lễ Khai Pháp Đầu Xuân Ất Mùi tại chùa Sủi
- Hà Nội: Tụng kinh cầu siêu và cầu an cho các bé bị bệnh Sởi
- Vĩnh Phúc: Lễ Hội Hoa Đăng Quốc Mẫu Tây Thiên
- Vĩnh Phúc: Tịnh Viên Vân Sơn Tam đảo tổ chức Đại lễ Phật Thành Đạo
- HÀ NỘI: Vui Đón Trung Thu tại Chùa Trung Dương
- Hà Nội: Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Sủi
- Chùa Sủi: Cơm chay mùa thi ấm lòng sĩ tử
- Hà Nôi-Lễ Phật đản chùa Báo Ân
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)