Lễ tưởng niệm lần thứ 91 Hòa thượng Phước Tường tại chùa Thiên Bửu Thượng (TX.Ninh Hoà)

Sáng ngày 12-9 (28-7-Quý Mão), tại chùa Thiên Bửu Thượng, thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà, Đại đức Thích pháp Đăng và Tăng chúng bổn tử đã thiết lễ tưởng niệm lần thứ 91 tổ Phước Tường - Bổn sư của bồ-tát Thích Quảng Đức, bậc cao tăng thạc đức, Tổ khai sơn nhiều chùa tại Khánh Hoà.
Theo tiểu sử, tổ Phước Tường, húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 41. Ngài sinh ngày Rằm, tháng 5 năm Đinh Mão (1867) vào đời vua Tự Đức năm thứ 20, tại tỉnh Phú Yên. Tổ xuất thân là một nhà Nho từng dự thi Hương tại Bình Định.
Ngài xuất gia với Tổ Hải Nhiểu - Thiên Ân tại chùa Khánh Long (Phú Yên), được bổn sư gởi đến tham học với các bậc thiền sư thạc đức đương thời ở Phú Yên như Tổ Pháp Hỷ (chùa Từ Quang), Tổ Trí Hải (chùa Thiên Thai Sơn Thạch).
Trong thời gian Tổ Thiên Ân khai sáng chùa Khánh Long (Trà Long, Ba Ngòi), ngài theo Tổ hành đạo tại Cam Ranh. Sau khi chính thức thừa kế trú trì chùa Khánh Long (Ba Ngòi) thay cho Tổ Thiên Ân, ngài còn khai sáng chùa Phước Long trên bán đảo Cam Ranh hướng dẫn tín đồ làng chài tu học.
Năm Canh Tuất (1910), ngài được cung thỉnh làm Yết Ma A-Xà-lê cho đại giới đàn Tổ đình Trùng Khánh (Ninh Thuận), do Hòa thượng Thích Chơn Niệm làm Đường Đầu truyền giới.
Năm Quý Sửu (1913), ngài mở trường kỳ truyền trao giới pháp tại chùa Kim Long (thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).
Năm Đinh Tỵ (1917) ngài được hào lão làng Phương Sài cung thỉnh về trú trì cùa Sắc tứ Hội Phước (Nha Trang).
Đến năm 1920, ngài giao chùa Hội Phước cho đệ tử là Hoà thượng Thích Nhơn Hiền kế thừa. Ngài về trú trì tổ đình Thiên Bửu Thượng (thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà). Tại đây nhờ phước duyên của chốn Tổ lâu đời cộng với uy tín, tài đức của ngài đã đem lại thời kỳ thạnh mậu cho tổ đình.
Cuối năm 1921, Tổ Phước Tường cử Thầy Trừng Tương - Nhơn Sanh làm giám tự chùa Phụng Sơn. Hai Thầy trò Tổ khai sơn đã lao động tự mình dở miếu, xây chùa. Sau 3 tháng xây dựng, chùa được Tổ an danh là Phụng Sơn.
Cuối năm 1922, HT. Thích Nhơn Sanh được tổ khai sơn cử chính thức trú trì chùa Phụng Sơn.
Hàng môn đồ đệ tử xuất gia có gần 50 vị và có nhiều công đức đóng góp cho Phật giáo đầu thế kỷ thứ XX như: HT.Thích Nhơn Tri, tức Bồ-tát Quảng Đức, vị pháp thiêu bảo tồn Phật giáo miền Nam năm 1963; HT.Thích Nhơn Sanh, trưởng tử, cùng Tổ Phước Tường khai sơn chùa Phụng Sơn (Ninh Hòa); HT.Thích Nhơn Sơn, khai sơn chùa Thiền Sơn (Trường Lộc), tu núi, nhập thất, tự thiêu thân năm 1938; HT.Thích Nhơn Nguyện, khai sơn chùa Linh Quang (Diên Khánh), nhập thất, ăn rau, tự thiêu thân năm 1927; HT.Thích Nhơn Duệ, khai sơn chùa Thiên Quang (Diên Khánh), nhập thất rồi thiêu thân năm 1944; HT.Thích Nhơn Thứ, khai sơn tổ đình Sắc tứ Linh Quang, có công đức đem Phật giáo truyền lên vùng cao Đà Lạt sớm nhất; HT.Thích Nhơn Hưng, khai sơn chùa Thanh Sơn, chùa Hòa Vân, chùa Hòa Thành, chùa Khánh Phước, chùa Thanh Hải… (Cam Ranh); HT.Thích Nhơn Trực, khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang); HT.Thích Nhơn Bảo, tức HT.Vĩnh Thọ, khai sơn chùa Pháp Bửu Đường (Bình Tuy), trú trì tổ đình Tà Cú, sáng lập cảnh Tịnh độ nhân gian và tượng Phật nhập Niết bàn tại núi Tà Cú lớn nhất Đông Nam Á; HT.Thích Nhơn Hoằng, khai sơn chùa Hang, Hòn Hèo, viên tịch năm 1947...
Ngoài ra, còn có gần 50 đệ tử xuất gia hành đạo tại Khánh Hòa và các tỉnh trong đầu thế kỷ XX. Vì thế cho nên, thời đó, mọi người thường truyền tụng bài kệ nói về nơi chư vị đệ tử của Tổ hành đạo: “Me - Thiên Bảo, Gạo - Khánh Long, Thông - Nhơn Thứ, Sứ -Nhơn Hưng, Vừng - Nhơn Nguyện, Kiến - Nhơn Hoằng…”
Tổ có quan niệm tiến bộ giữa đạo và đời, xem lao động sản xuất và sự tu hành của người tu sĩ là một, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. (*)
Sau hơn nửa thế kỷ hoằng dương chánh pháp, Tổ Phước Tường đã an tường viên tịch vào ngày 28-7-Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại thứ bảy, tức ngày 19-8-1932, trụ thế 66 năm. Bảo tháp Tổ Phước Tường 5 tầng tôn trí bên cạnh cổ tháp Tổ Bửu Dương, là ngôi tháp to và cao nhất trong khu vườn tháp tại tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh, Ninh Phụng, Ninh Hòa).
(*Tư liệu Lịch sử chùa Thiên Bửu Thượng Ninh Hòa).
- Chùa Linh Sơn Pháp Ấn tưởng niệm 160 năm ngày sinh của bác sĩ Alexandre Yersin Quảng Ấn
- Tưởng niệm Tiểu tường Ni trưởng Thích nữ Như Minh Quảng Ấn
- Khánh Hoà: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thăm trường hạ tại thị xã Ninh Hoà Quảng Ấn
- Phật tử cúng dường trường hạ tại Ninh Hoà Quảng Ấn
- Chùa Linh Sơn Pháp Ấn tưởng niệm 80 ngày mất của bác sĩ Alexandre Yersin Quảng Ấn - Ảnh: Đức Thịnh
- Tưởng niệm Tiểu tường Ni trưởng Thích nữ Như Minh Quảng Ấn
- Khánh Hoà: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thăm trường hạ tại thị xã Ninh Hoà Quảng Ấn
- Phật tử cúng dường trường hạ tại Ninh Hoà Quảng Ấn
- Chùa Linh Sơn Pháp Ấn tưởng niệm 80 ngày mất của bác sĩ Alexandre Yersin Quảng Ấn - Ảnh: Đức Thịnh
- Lễ huý nhật lần thứ 21 cố Ni sư Thích nữ Như Tín tại chùa Phú Quang Quảng Ấn
- Khánh Hòa: Khóa lễ cầu an đầu năm Quý Mão tại chùa Đức Hòa. Quảng Ấn
- Các Chuyện Về Mèo Thích Nữ Giới Hương
- Mèo Là Loài Vật Đáng Thương Thích Nữ Giới Hương
- Sen Quý Nở Đài Giác Ngộ Thích Pháp Bảo
- Lễ Đại tường Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh tại chùa Thiên Bửu Quảng Ấn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Khoá tu Một ngày an lạc tại chùa Địch Quang
- Chùa Linh Sơn Pháp Ấn tưởng niệm 160 năm ngày sinh của bác sĩ Alexandre Yersin
- Tưởng niệm Tiểu tường Ni trưởng Thích nữ Như Minh
- Khánh Hoà: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thăm trường hạ tại thị xã Ninh Hoà
- Khánh Hoà: Khoá tu “Một ngày an lạc” lần thứ 1 tại chùa Đức Hoà
- Phật tử cúng dường trường hạ tại Ninh Hoà
- Khánh Hoà: Khoá tu dành cho người khiếm thị, khuyết tật
- Khoá tu Bát quan trai đầu năm tại chùa Đức Hoà
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ
- Chùa Linh Sơn Pháp Ấn tưởng niệm 80 ngày mất của bác sĩ Alexandre Yersin
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)