Noel xe chạy kẹt đường, báo không nói, người Phật tử truyền thống đi chùa cầu an thì báo lại soi từng km.

Trong những ngày Tết, là ngày truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” Hộ quốc an dân của Phật giáo và là ngày được nhân dân lựa chọn để đi chùa, đi hội và đi chúc Tết bà con họ hàng... và nét văn hoá cầu an không thể thiếu ngay trong đời sống Tân niên “ Vạn việc khởi hanh thông”. Tâm bình hay tâm an là một tín hiệu năng lượng khoa học, là một tâm hồn và thể chất được giao hoà, nối kết đồng đều với nhau, chứ không chỉ là yếu tố Duy tâm mà thuyết Duy Vật từng bỏ ngoài tai.
Như một “món ăn tinh thần” của đại đa số người dân Việt Nam trong và ngoài nước. Khi họ nghĩ về Nhân - lễ- nghĩa - trí- tín) và văn hoá truyền thống, nhiều đời của tổ tiên.
Khi văn hoá phương Tây có văn hoá của người phương Tây, và Văn hoá Phương đông của người Châu Á có những văn hoá rất riêng. Nguồn văn hoá chân chính ấy, đã đi vào tim gan, tư tưởng của con người.
Một khi kinh tế hội nhập thì văn hoá cần bảo lưu cẩn trọng. Vì trong các nền văn hoá, còn có nền tâm linh- tôn giáo bản địa. Nền tôn giáo sâu sắc, có thể đóng một vai trò trụ cột, thiết yếu trong đời sống tinh thần con người.
Cho nên, trên thế giới đã đồng thanh cùng nói lên một điều là “ Thượng tôn nhân quyền tôn giáo”. Điều đó nói lên được quyền mưu cầu hạnh phúc, tự do... ( hạnh phúc cuộc sống hiện tại, tự do tư tưởng và tư duy được bày tỏ niềm tin). Quan điểm này, nằm ngoài chủ trương của người Duy vật hoặc người có Duy tâm. Vì trên hành tinh của nhân loại này, không có một ai, khi sống mà không cần có một điểm tựa...
Chính vì thế, cứ mỗi dịp đầu năm, người có niềm tin tôn giáo và thực hành tín ngưỡng tâm linh vốn trải qua nhiều thế hệ tiền nhân và có thể đã hình thành nên, những món ăn tinh thần đời thường ấy ngót một thế kỷ. Và ai có thể chứng minh được rằng, tiền nhân của chúng ta thiếu kiến thức, thiếu văn hoá và tục hậu... ? Đừng cho rằng, chúng ta đang mong muốn cải tiến đời sống, là cũng đang bài trừ văn hoá bản địa hơn bốn ngàn năm qua của Quốc tổ. Xin ai đó, hay báo đừng vội kết luận bằng những câu hỏi có tính hoài nghi và những thắc mắc mang tính lai căn.
( Đi chùa để làm gì? Đồng nghĩa với tiền nhiều để làm gì?) như những câu hỏi “vô tiền khoáng hậu” không bao giờ có câu trả lời. Vì đó là thuộc phạm trù của triết học, nguồn sống cần có trước khi đời người sinh ra.
Đến khi Xuân về, Tết đến toàn dân có những ngày nghĩ phép, nghỉ lễ truyền thống và đã được nhà nước đồng thuận, tôn trọng các nghi lễ tâm linh người Việt và buổi lễ cầu an thuần tuý trong kinh tạng Phật giáo. Vì vậy, người dân, người Phật tử có niềm tin đã thực hành đúng niềm tin tôn giáo của mình đang theo. Nếu ai đang làm “trái lệnh nghỉ lễ” của chính phủ thì là những cơ quan hay báo chí đã vô tình vi phạm quyền sinh hoạt tự do và xâm phạm quyền cá nhân hoặc tổ chức được nhà nước CHXHCNVN thực hiện theo mệnh lệnh lịch sử Dân tộc.
Trong những ngày Tết, là ngày truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” Hộ quốc an dân của Phật giáo và là ngày được nhân dân lựa chọn để đi chùa, đi hội và đi chúc Tết bà con họ hàng... và nét văn hoá cầu an không thể thiếu ngay trong đời sống Tân niên “ Vạn việc khởi hanh thông”. Tâm bình hay tâm an là một tín hiệu năng lượng khoa học, là một tâm hồn và thể chất được giao hoà, nối kết đồng đều với nhau, chứ không chỉ là yếu tố Duy tâm mà thuyết Duy Vật từng bỏ ngoài tai.
Nếu cả hai thế giới, hai nền tri thức không tương đồng với nhau thì có thể dẫn đến hậu quả chống báng, bài bát và nghi kỵ lẫn nhau, có thể một điều không ai muốn xuất hiện ra thế kỷ chiến tranh (chiến tranh tâm lý, chiến tranh tôn giáo và chiến tranh điều thánh thiện), nếu có xảy đến mà đang có hiện tượng xảy ra trên một số trang báo chính thống và vài nơi ( cơ sở tôn giáo) đang bị một số nhà báo tập kích, dẫn dắt dư luận hoặc công khai nguồn tin để mị dân, để làm cho các cơ quan chính phủ mất niềm tin vào quyền tự do tôn giáo theo hội ước của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Không biết tại sao, ngày Noel đường đường kẹt xe, các nhà thờ, các dòng thánh trưng bày ra tận nơi công cộng hay các sơ sở kinh doanh tư nhân, trường học giáo dục, khắp các ngã siêu thị tấp nập trang trí giáng sinh, chiếm cả không gian chung của cộng đồng, kéo dài suốt nhiều ngày “ không có nghỉ phép”, thế nhưng các ngôi chùa, tự viện, tịnh thất Phật giáo chỉ đang thực hành các nghi lễ truyền thống ngàn năm văn hoá của tôn giáo mình, ngược lại báo chí lại lấy cái quyền “ khai thác” mọi ngóc ngách tốt đẹp, thiện lành của thông điệp nhân hoà, bình an mà Phật giáo đã gắn bó, đồng hành cùng Dân tộc này suốt thời giữ nước. (trong thời bình hay trong thời đất nước chiến tranh).
Điều cấm kỵ nhất mà giới làm báo chí đã vi phạm luật đạo đức, luật di sản văn hoá. Có nghĩa là nhà báo đã quên Tổ tiên, ông cha ta có dạy cho con cháu khi lên ba “ Có thờ có thiêng, có kiêng có duyên, có lành”. Hay câu ngạn ngữ nói: “Ăn trông nồi, ngồi xem hướng” , còn có nghĩa là, khuyên các con cháu, khi làm bất cứ một công việc gì cũng phải biết trên biết dưới, biết nghĩ đến ai thánh, ai phàm mà phải biết, mà giữ gìn đạo làm người.
Nên chăng, nhà báo Việt nam đang học duy nhứt bài học “Duy Vật” là cao nhất trong các triết lý của thời đại văn minh?
Hay nhà báo Việt Nam cho rằng Phật giáo toàn làm điều trên sao hoả? Và nằm ngoài tương lai hợp nhất thế giới?
Phật giáo chưa bao giờ tự nhận mình là Duy tâm hoặc hữu thần mà Phật giáo nếu có nói với ai đó thì sẽ nói Phật giáo là một con đường. Con đường thực nghiệm sự bình an, và bớt khổ, thêm vui. Mọi thứ bắt đầu đối với Phật giáo là sự hoan hỷ, khoan dung, bất bạo động. Một nền móng mở ra cho sự hoà bình, một chương đắc nhân tâm, mà khoa học toàn cầu tín nhiệm.
Đối với Việt Nam, Phật giáo đáng đã đóng góp thành công trên mọi lĩnh vực quản trị đất nước và xây dựng một thể chế tự chủ văn hoá và con đường di sản tâm linh, tín ngưỡng hoàn hảo từ rất lâu, giống như thời bình minh độc lập của các triều đại Đinh -Lê -Lý - Trần nhưng tiếc thay, Phật giáo và Dân Tộc phải cùng chịu thịnh suy, chia sẻ nỗi buồn (đỉnh điểm là có thời gần mất nước, làm thuộc địa hoặc thời phân chia Bắc- Nam) chia rẻ tình người một nhà vì khác nhau chỉ là chủ thuyết.
Chính vì thế, Phật giáo đã đóng vai trò trung gian hoà hợp lòng dân, hàn gắn nhân tâm lãnh đạo và đưa ra nhiều phương pháp chấn đấu quốc gia. Cho nên, đến ngày hôm nay, Phật giáo Việt Nam mới có thời gian làm mới và kịp thời hội nhập và hiện đại hoá trong mọi thời đại. Vì Phật giáo Việt Nam, không muốn thăng hoa cho riêng mình mà bỏ rơi Dân tộc, các nguồn gốc văn hoá lâu đời. Từ đó, Phật Giáo Việt Nam đã bất biến giữa dòng chảy vạn biến của đại cuộc Dân tộc. Cùng với Dân tộc, giang sơn Việt Nam làm chủ vận mệnh, làm chủ tinh thần “ Dựng nước và giữ nước”. Sau hai lần đại hội Phật giáo toàn quốc gần đây, Chính Phủ, Nhà Nước Việt Nam đã tôn phong: “ Phật giáo luôn đồng hành cùng với Dân tộc” hay Bảng ghi nhận công lao to lớn của truyền thống Phật giáo hơn hai ngàn năm qua bằng tinh thần tấn phong Phật giáo Việt Nam “ Hộ quốc- An Dân”. Vì vậy, các báo giới, nhà truyền thông và sỹ phu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chức năng nên quán triệt trên mọi phương tiện để các ngôi chùa vàng, Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam hành đạo một cách tốt đẹp, phụng sự nhân sinh, với tôn chỉ “ Phật hoá phổ ”- Phật pháp lan tỏa khắp thành thị tới nông thôn, từ bần nông cho đến điền chủ.
Ánh sáng từ bi, bình đẳng của Phật pháp sẽ không bỏ lại ai phía sau!
- Chùa Linh Sơn Pháp Ấn tưởng niệm 80 ngày mất của bác sĩ Alexandre Yersin Quảng Ấn - Ảnh: Đức Thịnh
- Lễ huý nhật lần thứ 21 cố Ni sư Thích nữ Như Tín tại chùa Phú Quang Quảng Ấn
- Khánh Hòa: Khóa lễ cầu an đầu năm Quý Mão tại chùa Đức Hòa. Quảng Ấn
- Các Chuyện Về Mèo Thích Nữ Giới Hương
- Mèo Là Loài Vật Đáng Thương Thích Nữ Giới Hương
- Thầy Nhật Từ nói bỏ hương không sai trong Phật giáo Thích Pháp Bảo
- Năm Mới Nới Chuyện Heo Thích Nữ Giới Hương
- Tinh hoa văn hóa Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tết Nguyên Tiêu – Rằm Tháng Giêng Trí Bửu
- Độ Mình Độ Người Qua Hạnh Khất Thực Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Quy Tắc An Cư và Điều Hành Trường Hạ Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Cô Lái Đò Tâm Minh Ngô Tằng Giao phỏng theo tập truyện văn xuôi
- Ném Sỏi Xuống Giếng Tâm Minh Ngô Tằng Giao phỏng theo tập truyện văn xuôi
- Chung Một Con Đường: Thực hành pháp an cư theo lời Phật dạy Thích Hạnh Chơn
- Cờ Phật Giáo tung bay Mặc Giang
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)