Tìm hiểu về Trà

Đã đọc: 5148           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Một loại nước uống không những có giá trị trong y học, mà còn được xếp hạng hàng thứ hai trên thế giới. Ngày hôm nay, mặc dù huyền thoại về nguồn gốc của nó bị quên dần, nhưng sự hiện diện của nó, trong gia đình, hay trong các nghi lễ hoặc những buổi tiệc tùng vẫn luôn luôn mang tánh phổ biến.

Tuy được người ta xem như là một linh dược có thể cải lão hoàn đồng của trần gian và cũng là một thứ sản phẩm quý dành cho giới thượng lưu trước đây. Bây giờ nó đã trở thành món hàng bình dân của mọi người.

Từ một hạt giống nhỏ, sinh trưỡng nơi núi đồi hoang dã trong ngàn năm qua, đã được những bậc học giả không dừng tán dương các công đức lợi ích của nó đối với con người qua nhiều góc độ trong nền văn hóa đại chúng.

Một loại nước uống không những có mùi vị thơm ngon, mà còn bổ dưỡng cho cơ thể. Theo huyền thoại của Trung Hoa thì loại nước uống này đã ra đời cách đây hơn 5000 năm.

Vào năm 2737 trước công nguyên, vị Hoàng đế Thần Nông đã phát hiện ra nó một cách tình cờ, khi ông ngồi nghĩ chân dưới một gốc cây, thì có một lá cây tự nhiên rơi vào bát nước nóng của ông đang chuẩn bị uống.

Chiếc lá vô tình rơi xuống đã tiết vị và tỏa hương thơm trong bát nước, đã làm cho ông Thần Nông rất ngạc nhiên và suy nghĩ. Sau nhiều lần, thử đi thử lại. Ông uống thấy thơm ngon, người lại khỏe ra, nên mới dựa theo ngọn lá rơi, mà tìm ra được gốc cây của nó, đó chính là cây trà dại. Từ đó, ông đặt tên cho cây này là Trà và công bố những tính chất y dược của nó trong nghành nghiên cứu y học của ông.

Mặc dù có nhiều huyền sử khác nhau nói về cây trà trên thế giới, nhưng danh khoa học của cây trà, người ta vẫn gọi chung là Camellia sinensis.

Phân loại khoa học của cây trà được trình bày như sau :

Giới : Plantae | Ngành : Magnoliophyta | Lớp : Magnoliopsida | Bộ : Theales | Họ : Theaceae | Chi : Camellia | Loài : C. sinensis.

Từ loại Camellia sinensis người ta phân nó ra nhiều dạng khác nhau như sau : Camellia sinensis var. sinensis | Camellia sinensis var. assamica | Camellia sinensis var cambodiensis.

Camellia sinensis var sinensis là cây trà Trung Hoa và nguồn gốc xuất hiện của nó được người ta tìm ra là phía đông nam Trung Quốc. Trong môi trường phát triễn tự nhiên, cây trà Trung Hoa có chiều cao khoảng 5 m. Các lá của nó nhỏ vài có chiều dài  từ 3 đến 10 cm, cứng và phẳng. Hột của nó có chiều dài  khác nhau từ 4 đến 8 mm.

Cây trà Trung Hoa và các giống lai của nó có khả thích ứng theo sự thay đổi của nhiệt độ một cách dễ dàng. Ở các nước như Nhật Bản, Trung Hoa, Géorgie, Iran, Thổ nhị kỳ, người ta thường trồng nó trên các vùng cao nguyên. Cây trà Trung Hoa là loại cây trà có tên tuổi trồng trọt lâu đời trong lịch sử, và nó cũng là một trong những loại trà mà người ta thích nhất. Nước trà này thường có mùi thơm từ hoa  cho tới lá.

Camellia sinensis var assamica là cây trà đa dạng, nhưng nguồn gốc chính  của nó là Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc. Ở môi trường phát triễn hoang dã, Camellia sinensis var assamica có thể đạt tới chiều cao khoảng 15 m hay hơn nữa. Camellia sinensis var assamica là một loại cây trà có thân nhỏ, nhưng lá to, bóng, mềm, sớ hơi dày và có chiều dài khoảng 20 cm. Hột của nó có độ dài  khác nhau từ 5 đến 10 mm.

Camellia sinensis var assamica thích sống miền khí hậu ôn đới hay những vùng đất thấp không đọng nước có mưa nhiều.

Cây trà này cho năng lượng sản xuất cao, nhưng không sản xuất lâu dài như cây trà Trung Hoa. Nước của nó có mùi như lúa mạch và đất.

Camellia sinensis var cambodiensis hay Lasiocalyx, là cây trà có nguồn gốc xuất phát từ nam châu Á và Campuchia. Cây này này người ta không trồng để bán, mà chỉ dùng nó trong việc ghép hay cho lai giống với những loại trà khác.

Trong môi trường phát triễn tự nhiên, Camellia sinensis var. cambodiensis có chiều cao từ 6 đến 10 m. Lá của nó gần giống như lá của Camellia sinensis var assamica, nhưng ngắn hơn, và khi còn non lá có màu xanh vàng. Thân cây có kích thước nằm ở giữa độ lớn của thân Camellia sinensis var sinensis và Camellia sinensis var assamica.

Bông của Camellia sinensis var cambodiensis nhỏ màu trắng, tách rời và mỗi bông có khoảng từ 5 đến 7 cánh hoa. Nhụy màu vàng ở giữa. Trái  của nó là một lớp vỏ cứng bao bọc những hột có chiều dài khác nhau ở bên trong. Rễ của nó thân tròn dạng xoắn, phát triễn với chiều sâu từ 1,5  đến 3 m.

Trà là một loại cây miền nhiệt đới thích sống trong vùng có khí hậu ẩm ướt từ 70 % đến 90 %, lượng mưa phong phú và nhiều. Phần đất có độ pH từ 4,5 đến 5,5 và thoát nước, vì thế cho nên người ta thường trồng trà trên  các vùng đất đồi để thoát nước. Trong điều kiện đất và khí hậu thuận lợi, cây trà có thể sống và phát triễn ở những miền có độ cao từ 2000 đến 2500 mét. Họ gần gũi của cây Trà là cây hoa trà Nhật Bản, mà người ta thường trồng trong vườn để làm cây cảnh.

Trên phương diện tổng quát, Trà là một loại cây có lá xanh đậm, bóng, dày, hình khía răng cưa từ thân lá cho tới chót lá và hoa trắng, nhụy vàng. Trái chín hột bung ra. Môi trường phát triễn tự nhiên có chiều cao từ 3 cho đến 15 m tuỳ theo giống.

Trà được gây giống tự nhiên bằng hạt. Lá sau thời kỳ thu hoạch được phơi khô để pha với nước sôi làm đồ giải khát. Phẩm chất của trà ngon hay dở cũng tùy thuộc vào thời tiết của từng năm và sự lựa chọn  đúng thời điểm thu hoạch.

Cây trà trồng được ba năm có thể bắt đầu hái lá và cây trà có khả sống lâu  hơn trăm tuổi. Theo một số tài liệu nói về cây trà của người Trung Hoa, thì vùng đất đông nam (Yunnan) của họ còn khoảng 250 loại cây trà hoang dã. Điều này cũng đúng sự thật, vì đây là mãnh đất đầu tiên mà người ta tìm ra cây trà dại và là nơi tiêu thụ trà có tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Ngày nay những vùng đất của Trung Hoa mà người ta vẫn còn giữ được những di tích của những cây trà lịch sử, như rừng Menghai ở Xishuangbanna thuộc tĩnh Yunnan, có những cây trà sống lâu nhất, tên là Bada, thân cao 32 m với đường kính là 1,32 m, và 1700 tuổi. Trong vùng Fengquing cũng có một cây trà có chiều cao là 68, 3m và người ta ước lượng tuổi của nó là 3750  năm. Có lẽ đây là cây trà già nhất trên thế giới.

Ngày xưa người ta hái trà thường dùng thanh để leo lên hái những đọt non trên cao, theo chiều phát triễn mọc tự nhiên của nó. Bây giờ vì nhu cầu đáp ứng cho sự tiêu thụ, cây trà không còn chiều phát triễn cao như hôm xưa nữa. Trong kỷ nghệ thời nay, để tiện nghi cho công việc hái trà và cắt tỉa  người ta chỉ giữ độ cao cho cây trà là khoảng1,10 m đo từ mặt đất trở lên, và việc  bảo quản chăm sóc cắt tỉa trà được làm ba năm một lần.

Phẩm chất của trà nói chung, nó cũng thay đổi theo thời gian, khí hậu và đất, vì thế các nhà trồng trà dựa trên kinh nghiệm riêng của mình mà ấn định cho vụ thu hoạch.

Mùa hái trà thông thường được chia thành ba kỳ tổng quát được biết như sau : Từ giữa tháng ba đến giữa tháng tư | Từ giữa tháng tư đến giữa tháng năm | Từ giữa tháng năm cho đến giữa tháng sáu.

Sau khi cây trà bị hái lá cần phải nghỉ khoảng từ 15 cho đến 18 ngày để chuẩn làm nụ mới. Theo truyền thống xưa của các nước Á Đông, thì việc hái trà do bàn tay người phụ nữ chủ động. Thời đại hiện tại, đa số người ta dùng máy cắt và cào luôn cả cành lá của trà, cho nên đôi khi những loại trà mua thường thấy nụ và lá, lẫn cọng với cành nhỏ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà trồng trà thích giữ phương pháp hái trà  theo truyền thống của ông bà tổ tiên.

Người ta thường hái trà vào buổi sáng sớm hơn là buổi chiều. Bởi vì, lá trà được hái trong buổi sáng chứa đựng nhiều chất polyphénols hơn là những lá hái buổi chiều. Thường người ta bắt đầu hái những lá non và nụ từ trên ngọn.

 Phẩm chất của trà cũng được xếp hạng tùy theo mức độ  của lá trà:

- Hạng thứ nhất : Nụ và một lá thứ nhất.

- Hạng thứ hai : Nụ và hai lá.

- Hạng thứ ba: Nụ và ba hay bốn lá.

Lá trà có bốn loại polyphenol chính được biết như : Epigallocatechin gallate (EGCG), Epigallocatechin (EGC), Epicatechin (ECG), Epicatechin (EC).

Tanin  trong cây trà  được xem là một chất làm se, đắng, và  có cảm giác khô miệng.  Chất Tanin trong cây trà là một hợp chất thực vật thuộc về polyphenols,  do sự liên kết và kết tủa protein và các hợp chất hữu cơ khác nhau bao gồm các amino acids v à alkaloid.

Theo một số tài liệu nói về trà trên thế giới cho biết trong 100 gam trà gồm có những thành phần như sau : 35 % Polyphénols | 300 mg Vitamine C | 100 mg Vitamine E | 11 mg Vitamine B | 15 mg Bétacarotène | 20 % Fibres | 1 % Chlorophylle | 3 % Caféine.

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Mạng chính của TS Huệ Dân đang thực hiện trong chủ đề Phật học Việt Nam. Tên miền là : phathocvietnam.com

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Liên hệ : tshuedan@yahoo.com,

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập