Trái Cam Sành

Đã đọc: 14450           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cam sành là một giống cây ăn quả xuất nguồn từ Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Việt Nam. Trái cam sành rất dễ nhận ra, nhờ vào lớp vỏ dày, sần sùi, giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt đến khi chín thì màu vàng cam.

Cây cam sành có thể là một giống cây lai, giữa bưởi (Citrus maxima) và quít (Citrus reticulata) hồi xưa. Thân nhỏ, cao đến khoảng từ 6 - 15 m, cành có gai, lá thường xanh và rất bóng, dài khoảng 4-10 cm, hình bầu dục, có khía dài, nhỏ, và mịn. Hoa cam nhỏ có 5 cánh dài 1,3 - 2,2 cm, sáp vàng lợt pha với màu trắng hơi xanh thơm ngát và thuộc loại lưỡng tính.

Trái dạng hình tròn có đường kính từ 4 - 12 cm, bên trong chứa khoảng 8 - 11 múi, với những phần thịt mềm và nhiều sơ đang chặt chẽ với nhau và nhiều hột có hạch cứng bao xung quanh. Bên ngoài được bao thêm một màng mỏng dầy khoảng 6 mm để bảo vệ phần nước bên trong của những múi

Cam sành thuộc chi Cam chanh (Citrus), họ Rutaceae, mang tên khoa học là Citrus sinensis, ngoài ra cũng có những tên đồng nghĩa như : Citrus aurantium L. var. dulcis L., hay Citrus aurantium Risso. Mục đích là để phân biệt với Cam đắng (Citrus aurantium).

Cam trồng từ 3 đến 5 năm mới bắt đầu ra hoa và cho quả . Thời kỳ phát triễn từ trái non cho đến khi trái chín là khoảng 9 đến 12 tháng, tùy theo khí hậu và cách trồng của mỗi quốc gia .

Cam Sành được phổ biến tại Âu Châu vào đầu thế kỷ thứ 15, do các nhà thương gia Bồ Đào Nha mang về từ Ấn Độ và Trung Hoa để thay thế Cam Ba tư đã trồng vào thế kỷ 11 tại Ý vì qúa đắng. Sau đó họ đem giống Cam Sành phát triễn ở miền Tây Phi Châu.

Đến năm 1493 ông Christophe Colomb đem hạt giống của những quả cam này tới Haiti để trồng, từ đó việc trồng cam đã lan dần đến những đão chung quanh Vào năm 1513 nhà thăm hiễm Juan Ponce de Leon người Tây ban nha cũng mang những hạt giống cam này vào Florida.

Tiếp theo đó, Cam sành đã đặt chân đến mãnh đất Anh quốc vào thế kỷ 16, ở Hawaii gần cuối thế kỷ 17 và Louisiana giữa thế kỷ 18.

Qua sự khai thác rộng rãi của dân chúng khắp nơi, ngày nay Cam sành có những tên như sau : (Amharic) : birtukan, (Arabic) : bortugan, burtukal, (Bengali) : kamala nembu, musambi, narangi, (Burmese) : tung-chin-thi, (Creole) : orange dous, zoranj dous, (English) : batavian, Mozambique orange, orange, sweet orange, tight-skinned orange, (Filipino) : kahel, (French) : orange douce, orangier, (German) : apfelsine, orange, (Hindi) : kamala nembu, musambi, narangi, (Indonesian) : jeruk manis, (Khmer) : krôôch pôôsat’, (Lao (Sino-Tibetan)) : kièngz, (Luganda) : muchungwa, (Malay) : choreng, chula, limau manis, (Mandinka) : larincho, lemuno, nemuno, (Pidgin English) : sava orens, (Spanish) : naranja, naranja de China, naranja dulce, (Swahili) : mchungwa, (Tamil) : chini, sathagudi, (Thai) : makhun, somkliang, somtra, (Tigrigna) : aranshi,(Trade name) : sweet orange, (Vietnamese) : cam.

Về công dụng thực phẩm : Cam sành có nhiều chất đạm, béo, acid tannic, beta-caroten và các chất phospho, sắt, calci, kali, magie. Ngoài ra cam sành còn chứa nhiều vitamin (B1, B2, C), trong đó hàm lượng vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với trái cây khác.

Cam sành không chỉ dùng làm nước giải khát, mà đặc biệt cam còn là một loại thuốc giữ gìn nhan sắc. Mỗi ngày uống từ một đến hai ly nước cam bạn sẽ có được làn da căng bóng, không xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt.

Thân cây dùng làm gỗ và nhiên liệu đốt. Vỏ cây dùng làm thuốc trị gan.

Lá và hoa có chứa tinh dầu có thể dùng trong việc sản xuất mỹ phẩm và các ứng dụng dược liệu để trị các chứng bịnh như đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh, sốt, hen suyễn, huyết áp, mệt mỏi nói chung và nôn mửa...

Ngoài ra người ta cũng trồng Cam để làm che bóng mát và tô thêm nét đẹp cho những công viên công cộng.

Cam sành là một đặc sản nổi tiếng của huyện Bắc Quang (Hà Giang) với vị ngọt, thơm đặc trưng. Tại miền Nam cũng có những vườn Cam lớn, ở Tam Bình, Trà Ôn, Vĩnh Long, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo,Tiền Giang, Mỹ Khánh, Ô Môn, Cần Thơ...

Trái Cam SànhCác nhà thơ việt nam cũng đã từng mượn hình ảnh qủa Cam sành để tỏ bày những tình cảm éo le trong đời :

Đắng khổ qua, chua là chanh giấy,

Ngọt thế mấy cũng tiếng cam sành.

Đôi ta duyên nợ không thành,

Cũng do nguyệt lão chỉ mành xe lơi.

Kính bút

TS Hụê Dân

Tài liệu tham khảo :

-Abbiw D. 1990. Useful plants of Ghana. Intermediate Technology Publications and the Royal Botanical Gardens, Kew.

-Anon. 1986. The useful plants of India. Publications & Information Directorate, CSIR, New Delhi, India.

-Bein E. 1996. Useful trees and shrubs in Eritrea. Regional Soil Conservation Unit (RSCU), Nairobi, Kenya.

-Bekele-Tesemma A, Birnie A, Tengnas B. 1993. Useful trees and shrubs for Ethiopia. Regional Soil Conservation Unit (RSCU), Swedish International Development Authority (SIDA).

-Cobley L.S & Steele W.M. 1976. An Introduction to the Botany of Tropical Crops. Longman Group Limited.

-Hong TD, Linington S, Ellis RH. 1996. Seed storage behaviour: a compendium. Handbooks for Genebanks: No. 4. IPGRI.

-Katende AB et al. 1995. Useful trees and shrubs for Uganda. Identification, Propagation and Management for Agricultural and Pastoral Communities. Regional Soil Conservation Unit (RSCU), Swedish International Development Authority (SIDA).

-Lanzara P and Pizetti M. 1978. Simon & Schuster’s guide to trees. Simon & Schuster, Inc., New York.

-Mbuya LP et al. 1994. Useful trees and shrubs for Tanzania: Identification, Propagation and Management for Agricultural and Pastoral Communities. Regional Soil Conservation Unit (RSCU), Swedish International Development Authority (SIDA).

-Michael L. 1976. Citrus production in the South Pacific. South Pacific Commission Publications Bureau. Handbook No. 14.

-Nicholson B.E, Harrison S.G, Masefield G.B & Wallis M. 1969. The Oxford Book of Food Plants. Oxford University Press.

-Simmons AF. 1972. Growing unusual fruit. David and Charles Limited. Newton Abbot Devon.

-Smith JHN et. al. 1992. Tropical forests and their crops. Cornell University Press.

-Szolnoki TW. 1985. Food and fruit trees of Gambia. Hamburg. Federal Republic of Germany.

-Timyan J. 1996. Bwa Yo: important trees of Haiti. South-East Consortium for International Development. Washington D.C.

-Verheij EWM, Coronel RE (eds.). 1991. Plant Resources of South East Asia No 2. Edible fruits and nuts. Backhuys Publishers, Leiden.

-Vogt K. 1995. A field guide to the identification, propagation and uses of common trees and shrubs of dryland Sudan. SOS Sahel International (UK).

-Williams R.O & OBE. 1949. The useful and ornamental plants in Zanzibar and Pemba. Zanzibar Protectorate.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập