Trái Chuối

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, dễ trồng và thời gian thu hoạch ngắn ngày. Theo những giả thuyết của những nhà nghiên cứu thảo mộc và khảo cổ : Chuối đã có tên trong những bài viết của đạo Phật 600 năm trước Chúa Giê Su, mà ông Alexandre le Grand đã tìm ra lần đầu tiên năm 327 ở trong những thung lũng Ấn độ vùng Colombie-Britannique.
Gần đây qua việc đào tìm kiếm khảo cổ, ở Papouasie-Nouvelle-Guinée. Người ta cũng phát hiện những dấu vết trồng của những cây chuối Eumusa trên những vùng đất cao nguyên, từ 5 000 đến 8 000 năm trước Chúa Kitô. Điều này cho thấy rằng Papua-New-Guinea cũng có thể là đất sinh nguyên thủy của cây chuối. Do sự đa dạng tuyệt vời của những cây chuối hoang, được người ta cho lai với các giống địa phương, ngày hôm nay chúng ta mới có nhiều loại chuối khác nhau trên thế giới .
Châu Á là cái nôi của nhiều loại trái cây và cam quýt, đặc biệt hơn là ở Đông Nam Á, nơi đây đã thuần hóa các loại chuối. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loài chuối hoang tồn tại ở Nam Dương, Mã Lai, hay New Guinea.
Các chi truyền thống của chuối (Musa) được phân thành năm phần như sau : Ingentimusa, Australimusa, Callimusa, Musa và Rhodochlamys. Nhưng năm 2002 đã được các nhà khoa học đút kết lại thành 3 phần. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì phương pháp chia tách giữa 20 và 22 loài nhiễm sắc thể đã có và cũng đang tiếp tục nghiên cứu sự nhiễm sắc thể trong phần 14 của Ingentimusa vì nó vẫn còn nhiều bí ẩn khác biệt.
Phân biệt ba chi trong gia đình Họ Chuối :
Phần Rhodochlamys và Callimusa, chuối thường trồng dùng để làm cảnh.
Phần Australimusa có nhiều loại chuối hoang dại, trồng để lấy xơ làm vật liệu dùng và một số khác (nhóm Fe'is) trồng để lấy trái làm thực phẩm, đặc biệt là loài chuối này chỉ có ở trên đảo Thái Bình Dương .
Phần Eumusa bao gồm hầu hết những loài chuối, trồng để lấy trái ăn tươi hoặc làm thực phẩm và trong phần này có nhiều loại khác nhau, như chuối hoang, mang thể lưỡng bội và có khả năng sinh sản, chuối thuần hóa từ thời cổ, mang thể lưỡng bội và không có khả năng sinh sản, chỉ cho trái và không có hột trong trái và còn nhiều loại chuối khác nữa mang thể tam bội và không có khả năng sinh hệ. Chuyện của cây chuối là một câu chuyện rất dài như những ngọn đồi, không thể nào trình bày chi tiết hết được...
Chuối có tên khoa học là Musa spp, chi Musa, họ Musaceae vá có rất nhiều giống, Hiện nay có khoảng chừng 300 được trồng trên thế giới. Chuối là loại cây có thân ngầm, gọi là củ chuối. Thân chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành, cao trung bình khoảng 3 - 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10 m. Lá lớn, mọc xen, hình xoắn và có thể dài 2,7 m và rộng 60 cm. Nụ trổ ở ngọn rồi tạo thành buồng. Trong buồng chứa rất nhiều hoa nhỏ có thể đếm lên tới 19 ngàn cái.
Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối, mỗi buồng có 3–20 nải, nặng 30–50 kg. Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, còn ở gần cọng của nụ là hoa lưỡng phái. Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn, vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy. Hoa chuối có tính ấm, vị chua mặn.
Chuối là giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con : chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng.
Vài nét đẹp có ý nghĩa : Những trái chuối trong nải mọc sát bên nhau cũng là biểu tượng tình đoàn kết của con người. Cây chuối con biểu trưng cho sự hình thành của thế hệ trẻ. Những nải chuối lớn dần trên buồng, biểu lộ cho sức vươn mạnh của con người. Những bẹ chuối lá xanh to quấn tròn nhau mang ý nghĩa cho sự đùm bọc trong ngoài của dân tộc. Ngoài ra trái chuối cũng được nhà văn Graciada Orta (Bồ Đào Nha) viết trong tác phẩm của mình với cái tên Banana vào thế kỷ XVI.
Trong văn chương Việt Nam chuối cũng là một chủ đề cho các thi sĩ như ông Nguyễn Trãi có viết :
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Sách Đại Nam Quốc âm tự vị, ấn bản năm 1895, học giả Huỳnh Tịnh Paulus Của cũng có câu :
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Tuy nhiên chuối lại chịu nhiều thiệt thòi hơn các loại cây khác, khép nép ở sau vườn nên có câu ca dao :
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.
Cây chuối đối với người Việt Nam là một trong những loại cây gần gũi và đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Quả chuối là một loại thức ăn quí cho người ở bất kể lứa tuổi nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt. Củ chuối cũng ăn được. Thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc. Lá chuối dùng để gói bánh. Hạt của giống chuối hột là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường...
Quả chuối còn xanh chứa 10% tinh bột và 6,53% chất tanin. Chuối chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g có : Carbohydrates 22.84 g. Đường 12.23 g. Xơ 2.6 g. Chất béo 0.33 g. Chất đạm 1.09 g. Vitamin A tương đương 3 μg. Thiamine (Vit. B1) 0.031 mg. Riboflavin (Vit. B2) 0.073 mg. Niacin (Vit. B3) 0.665 mg. Pantothenic acid (B5) 0.334 mg. Vitamin B6 0.367 mg. Folate (Vit. B9) 20 μg. Vitamin C 8.7 mg. Calcium 5 mg. Sắt 0.26 mg Magnesium 27 mg. Phosphorus 22 mg. Potassium 358 mg. Zinc 0.15 mg.
Công dụng Y Học Dân Gian :
Quả chuối chín có tác dụng nhuận trường, giúp ích cho hệ xương, sự sinh trưởng cân bằng hệ thần kinh, hạ huyết áp, chất sắt, chuối có thể kích thích tăng cường huyết cầu trong máu trị bệnh thiếu máu,công hiệu lạ lùng từ trong vỏ chuối khi thoa vào chỗ muỗi cắn. Bột của quả chuối xanh có tác dụng chữa loét dạ dày...
Hoa chuối có tác dụng làm ấm dạ dày, tan đàm, làm mềm u nhọt, thông kinh.
Lá chuối dùng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da.
Cho nên, chuối là một thứ thuốc công hiệu cho nhiều loại bệnh. Về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt.
Dù cho kết quả thế nào chăng nữa, chuối vừa rẻ vừa ngon, vừa thơm, không có cholesterol, không gây béo phì , không bị stress. Có làm biếng đến đâu, chỉ cần giơ tay, bóc một cái, là các quý vị sẽ thưỡng thức được một thực phẫm xưa nhất trong đời thượng cổ, tại sao không ăn thử ?
Các giống chuối ở Việt Nam :
1. Nhóm chuối tiêu (Cavendish) có 3 loại : lùn, nhỏ, cao, trái nhỏ và thơm ngon. Chuối tiêu từng được mệnh danh là " Quả trí tuệ ". Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Có một truyền thuyết khác nói là chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học…dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: " Nguồn trí tuệ ".
2. Nhóm chuối tây (chối sứ, chuối xiêm): gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn nóng và khả năng chịu hạn song dễ bị héo rụi, qủa to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống khác.
3. Chuối bom (bôm): được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trái thường được dùng làm ăn tươi, chuối sấy.
4. Chuối ngự bao gồm : tiến và mắn, cao 2,5 - 3 m, trái nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt.
5. Chuối ngốp có 2 lọai : cao và thấp, cao từ 3-5 m. trái tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chín, thịt quả nhão, hơi chua.
6. Chuối La Ba được trồng ở La ba xã Phú Sơn, Lâm Hà vào đầu thập niên 50 và chỉ sau một thời gian ngắn đã trở nên nổi tiếng, bởi quả màu vàng ánh, dẻo, ngọt và có mùi hương rất thơm. Người dân ở đây đã lấy địa danh La ba đặt cho loại chuối này và làm đặc sản của Lâm Đồng. Chuối La Ba cũng là thương hiệu chuối hàng đầu của Việt Nam. Ngoài ra còn các giống chuối mắn, chuối lá, chuối hột nhưng các giống chuối này có giá trị kinh tế thấp.
Các món tráng miệng từ chuối cũng hấp dẫn không kém, như chuối nướng, chè chuối đậu phộng rang nước cốt dừa, bánh chuối nướng, chuối chiên, bánh tráng chuối, bánh tét chuối ... Quả chuối không chỉ được chế biến ăn tươi mà người ta còn lấy quả chín tẩm đường chế biến thành các món mứt ngon dùng trong các ngày tết. Bắp chuối dùng nấu canh chua hoặc xắt nhỏ trộn với rau răm làm gỏi. Ngày xưa ông bà mình nghèo đôi khi cũng ăn củ chuối.
Đây là tên các loại chuối trong 3 phần đã kể của chi Musa để tham khảo cho vui :
Australimusa
Musa 'Fehi' (fe'i banana)
Musa jackeyi
Musa maclayi
Musa monticola
Musa peekelii
Musa textilis (abaca)
Callimusa
Musa barioensis
Musa beccarii
Musa borneensis
Musa campestris
Musa coccinea
Musa gracilis
Musa hirta
Musa paracoccinea
Musa salaccensis
Musa violascens
Musa sp. 'Vietnam'
Musa sp. 21 (Section Callimusa)
Eumusa
Musa acuminata (banana)
Musa balbisiana
Musa banksii (f'ai taemanu)
Musa basjoo (Japanese fiber banana)
Musa formosana
Musa itinerans
Musa nagensium
Musa rosacea
Musa schizocarpa
Musa tonkinensis
Musa x paradisiaca (banana)
Musa yunnanensis
Ingentimusa
Musa ingens
Rhodochlamys
Musa aurantiaca
Musa chunii
Musa laterita
Musa lutea
Musa mannii
Musa ornata (flowering banana)
Musa rosea
Musa rubinea
Musa rubra
Musa sanguinea
Musa siamensis
Musa splendida
Musa velutina (fuzzy pink banana)
Musa viridis
Musa zaifui
Kính bút
TS Hụê Dân
Tài liệu tham khảo :
Angiosperm Phylogeny, The Flora of China, Rossel, Gerda & Constantine David. 1999 onward. The genus Ensete - an annotated list of species. The Families of Flowering Plants L. Watson and M. J. Dallwitz. International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI) and the International Network for Improvement of Banana and Plantain (INIBAP). Centre of Excellence for Genetic Resources Training opens in Korea. IFAR fellows to study banana DNA and diversity
- Hạnh phúc từ việc ăn chay An Tường Anh
- Ăn Chay Có Lợi Lắm Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Trổ tài thẩm định dinh dưỡng qua sắc màu rau củ quả Nguồn: Nultrilite Vietnam
- Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó? Thích Phước Tiến
- Đậu hủ sốt cay Yan Food
- Văn hóa thực phẩm chay ở Hàn Quốc Thích Vân Phong
- Ăn chay niệm Phật hết bệnh Name No
- Cô gái 'ăn chay vì môi trường' Văn Nguyễn
- Không lo thiếu chất khi ăn chay Quách Diễm
- Ăn chay và quan niệm của danh nhân thế giới Trần Anh Kiệt
- Dinh Dưỡng Với Ăn Chay Lương y Bàng Cẩm
- Lễ hội ẩm thực chay TP HCM quy mô lớn Hải Duyên
- Dinh dưỡng từ món ăn chay monngonhanoi
- Đậu nành: Ngừa ung thư, giảm sỏi thận ThS Thanh Tâm
- Lợi và hại của việc ăn chay Sức Khỏe & Đời Sống
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Dinh dưỡng từ món ăn chay 12/08/2010 07:27:00 |
![]() |
Ăn chay và quan niệm của danh nhân thế giới 08/09/2010 09:46:00 |
![]() |
Ăn chay niệm Phật hết bệnh 15/01/2011 14:40:00 |
![]() |
Trái Chuối 16/01/2011 09:47:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)