Ăn chay và quan niệm của danh nhân thế giới

"Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó"
01. Peter Burwash
Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến viếng một lò sát sanh. Khi ra về ông đã bất nhẫn mà viết những cảm nghĩ của mình trong một quyển sách nhan đề là A Vegetarian Primer (Sách dạy ăn chay). Có đoạn ông viết: "Tôi không nỡ bóp nát một cánh hoa mong manh. Tôi đã chơi hockey với hết sức bình sanh của mình. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại".
"Khi tôi rời khỏi lò sát sanh, sự tội nghiệp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm đi sát hại một con vật dù lớn dù nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn lấy con đường chay lạt không phải chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính vì những cảnh dã man mà con người đã đối xử một cách tồi tệ với các loài vật không phương tự vệ mà tôi đã tận mắt chứng kiến".
Trong thời kỳ cổ Hy Lạp và cổ La Mã, lòng từ bi và những quan niệm về sự đối xử đạo đức luôn luôn là những nguyên động lực chủ yếu khiến một số danh nhân khép minh trong việc thọ trì trai giới.
02. Pythagore
Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ:
"Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm. Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừu... đều ăn cỏ".
Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả.
Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó?"
03. Leonard Da Vinci
Ông Léonard Da Vinci (1452 - 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào. Trong các quyển vỡ nhật ký, ông thường viết đầy những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn luôn có những hành động qúy thương các loài sinh vật khác.
04. Jean Jacques Roussean
Ông Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), triết gia và là một văn hào người Pháp đã có những tác phẫm giá trị về mặt tư tưởng đã ảnh hưởng sâu xa đến nền văn học và cuộc cách mạng lịch sử tại quốc gia này. Ông là người chủ trương bênh vực sự hiện hữu của thiên nhiên và cổ xúy sự ăn chay. Ông nhận xét rằng phần đông những loài thú ăn thịt có bản tính hung tợn hơn những loài thú ăn cỏ. Và dĩ nhiên những người ăn chay trường sẽ hiền từ hơn những người ăn mặn. Ông còn đề nghị những người hành nghề đồ tể không được mời vào làm bồi thẩm đoàn tại các tòa án.
05. Adam Smith
Kinh tế gia Adam Smith (1723 - 1790), trong quyển The Wealth of Nations xuất bản vào năm 1776 đã khuyến khích loài người ăn chay và đã thuyết minh về sự lợi ích của việc thọ trì trai giới. Ông bảo rằng việc ăn mặn xét ra không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách.
06. Benjamin Franklin
Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin (1706 - 1790), một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là những kẻ cố sát.
07. Percy Bysshe Selley
Thi sĩ Percy Bysshe Shelley (1792 - 1822) cũng là người ăn chay trường. Ông chủ trương chống báng việc sát hại súc vật để cung cấp thịt cho dân chúng tiêu thụ. Ông đã có lòng vị tha và bắt đầu ăn chay trường từ hồi còn là một sinh viên tại trường Đại học Oxford. Sau này ông thành hôn với bà Harriet. Cả hai vợ chồng đều chấp nhận một cuộc sống chay lạt thanh khiết. Trong một bức thư đề ngày 14-3-1812, bà Harriet đã tâm sự với một người bạn: "Vợ chồng chúng tôi đã kiêng thịt và ăn chay trường như ông Pythagore vậy". Một số thi phẩm của ông Shelley thường mang tính chất vị tha bác ái, khuyên nhủ mọi người tránh việc sát sanh, nên ăn chay và sống một cuộc đời thanh cao tốt đẹp.
08. Leon Tolstoi
Văn hào nước Nga Léon Tolstoi (1828 - 1910) đã thọ trường chay từ năm 1885. Ông chống đối thú săn bắn của một số giai cấp quý tộc và trưởng giả. Ông cũng chủ trương không sát sanh, chủ trương chủ thuyết hòa bình và ăn chay, tôn trọng sự sống của các loài sinh vật khác kể cả con ong và loài kiến. Ông tiên đoán những bạo động xảy ra triền miên trên thế giới chỉ vì loài người không biết tự chế tham vọng của mình. Sự kiện càng ngày càng tệ hại hơn và có thể xảy ra những cuộc chiến tranh khốc liệt làm xáo trộn cuộc sống an bình của nhân loại. Trong bài tham luận The First Step (Bước đầu tiên), Léon Tolstoi bảo rằng những người ăn thịt là những kẻ phản đạo đức và "phạm tội sát sinh". Ông nói thêm: "Sự sát sinh đã làm cho những người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với chính bản thân mình, trở thành những kẻ hung bạo".
09. Richard Wagner
Nhà soạn nhạc Richard Wagner tin tưởng mạnh mẽ rằng sự sống của mọi loài đều có tính cách bất khả xâm phạm. Ông bảo: "ăn chay là một sự dinh dưỡng thuần hợp với bản chất thiên nhiên, cứu vớt con người xa lánh những tâm địa và hành động tội lỗi, đồng thời ông cũng mong ước sau này sẽ được hóa sinh về nơi an lạc đời đời".
10. Henry David Thoeau
Ông Henry David Thoreau (1817 - 1862), văn hào Hoa Kỳ có khuynh hướng chống áp bức nô lệ, chủ trương một cuộc sống thanh bình và thuận lý thiên nhiên. Ông là người ăn chay định kỳ từ thuở nhỏ, đã bảo rằng: "Chúng ta không có trách cứ những người ăn mặn. Thực ra vì sự sinh tồn, loài người có thể sát sinh trên một bình diện nào đó. Nhưng đây là một biện pháp bất khả kháng và rất đáng thương tâm. Những người ăn mặn cần phải được hướng dẫn để cải thiện dần đường lối mưu sinh của mình, để họ tự ý thức và tự chọn lựa cho mình những thức ăn chay thanh đạm và cao khiết hơn. Theo sự suy nghiệm của bản thân tôi thì những sự kiện đó can dự một cách quan trọng vào vấn đề vận số của con người. Tôi tin rằng điều kiện ăn uống có thể cải thiện được. Xuyên qua tiến trình lịch sử của nhân loại, chúng ta há chẳng thấy những bộ lạc ăn thịt người từ thuở xa xưa, ngày nay họ không còn ăn thịt lẫn nhau vì đời sống càng ngày càng văn minh hơn và con người trong những bộ lạc đó đã có ý thức hơn".
11. Mohanda Gandhi
Trong lịch sử Ấn Độ vào thập niên 1940 và 50, nhà cách mạng bất bạo động Mohanda Gandhi đã dành lại chủ quyền cho đất nước từ trong tay thực dân Anh Quốc. Ông đã từng vào tù ra khám và được nhân dân nước Ấn tôn thờ là bậc Thánh nhân, cũng là người đã ăn chay từ thuở nhỏ. Thân sinh của ngài vốn theo đạo Hindus nên gia đình của ngài là một gia đình đạo đức và tất cả đều ăn chay theo giáo lý tốt lành của tôn giáo đó. Song dưới sự cai trị của Anh Quốc, những tư tưởng tân tiến Tây phương đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dần dần đánh bạt một số phong tục cổ truyền của nước Ấn. Một số thanh niên thời bấy giờ đã chê bai việc ăn chay trường và thờ đạo bản xứ là hủ lậu nên họ học đòi theo lối sống Tây phương trong đó có việc ăn thịt được họ hăm hở chấp nhận hơn cả. Số người này còn khuyến dụ ông Gandhi theo trào lưu mới như bọn họ, nhưng đã bị ông từ chối. Do đó ông đã trở thành nạn nhân của sự chê bai gièm xiễm. Họ bảo rằng ăn thịt sẽ tăng cường sức khỏe, nghị lực và lòng can đảm. Nhưng ông Gandhi vẫn khăng khăng giữ vững lập trường của mình không hề xao xuyến. Không những thế ông còn viết tất cả 5 quyển sách chuyên về đề tài ăn chay và khuyên mọi người trì giới. Ông bảo: "Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa sai một số tư tưởng lầm lẫn cho rằng ăn chay sẽ làm cho tinh thần chúng ta bị bạc nhược, thụ động và nhụt chí phấn đấu. Dù trong tình huống nào, tôi vẫn không xem việc ăn thịt là cần thiết".
Hàng ngày ông Gandhi thường dùng giá lúa mạch, bột hạnh nhân, rau xanh, chanh và mật ong trong những bữa ăn thanh đạm. Chính ngài bảo đã tìm thấy những nguyên lý và giá trị đạo đức của sự ăn chay qua các tác phẩm của nhà văn Tolstoi. Trong quyển Moral Basis of Vegetarianism (Căn bản đạo đức của chủ thuyết ăn chay), ngài viết: "Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó". Ngài cũng bảo chính lòng từ bi là nguyên động lực khiến người ta ăn chay và tránh sát sinh hơn là vì lý do sức khỏe Ngài bảo sự tiến bộ về tâm linh đến một mức nào đó, con người sẽ tự ý thức và thương hại mà không giết chóc những sinh vật bạn bè của chúng ta để thỏa mãn nhu cầu của khẩu vị.
12. Bernard Shaw
Kịch tác gia nổi tiếng Bernard Shaw (1856 - 1950) đã được giải thưởng về văn học nghệ thuật Nobel năm 1925. Ông cũng ăn chay trường từ năm 25 tuổi. Ông bảo chính những thi phẩm của Shelley đã làm cho ông thức tĩnh và thấy được sự đạo đức trong vấn đề chay lạt. Ông bảo có lần ông bị bịnh. Bác sĩ khuyến cáo ông hãy bỏ "cái tật xấu ăn chay" đó đi. Nếu không ông sẽ toi mạng vì kiệt sức. Nhưng ông vẫn bất chấp. Ông cũng mặc kệ trước những mỉa mai của bàng dân thiên hạ, vô công rổi nghề. Ông bảo chúng ta không nên quan tâm về sự dèm pha của số người chuyên ăn các thây ma của thú vật ấy. Ông thường trước tác những kịch bản và những văn phẩm liên hệ tới hành vi đạo đức của con người, tới sự sát sanh và những bạo động trên thế giới.
13. Albert Einstein
Albert Einstein (1879 - 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20. Người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Tuy ông chánh thức không theo tín ngưỡng nào nhưng là một người rất sùng đạo. Ông tin có Thượng Đế và vũ trụ này được điều khiển bởi một cơ Trời huyền diệu. Nếu không thì mọi sự vận hành trong vũ trụ sẽ loạn lên và không theo một quy luật nhất định. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".
14. Isaac Bashivis
Văn hào Isaac Bashivis Singer (sinh năm 1904), từng đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật Nobel năm 1978 đã thọ chay trường từ năm 1962. Lúc đó ông vừa đúng 58 tuổi. Ông bảo ông rất lấy làm hối tiếc vì đã kéo dài thời gian ăn mặn quá lâu. Nhưng thà muộn còn hơn chẳng bao giờ ăn chay cả. Ông nghĩ rằng thuyết ăn chay để tránh sát sanh cũng cũng cùng hòa hợp với sự uyển chuyển huyền vi của Do Thái giáo. Ông bảo: "Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế. Trong khi chúng ta cầu xin Thượng Đế tha tội cho chúng ta, thì ngược lại chúng ta cứ tiếp tục phạm tội sát hại sinh mạng của những động vật khác".
Đề cập tới tình trạng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi sự ăn chay, ông bảo rằng dó là hoàn toàn dựa trên ý thức của loài người. Ông cương quyết bảo: "Ngay cả việc ăn mặn có tốt cho cơ thể như thế nào chăng nữa, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Rất nhiều triết gia và các nhà truyền giáo trên thế giới đã rao giảng với tín đồ của họ rằng loài thú chẳng qua chỉ là những cái máy không linh hồn và không cảm giác. Những lời rao giảng như vậy là một sự nói láo, là sáng kiến và chủ trương của bọn ma vương và tà đạo mà thôi".
- Hạnh phúc từ việc ăn chay An Tường Anh
- Ăn Chay Có Lợi Lắm Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Trổ tài thẩm định dinh dưỡng qua sắc màu rau củ quả Nguồn: Nultrilite Vietnam
- Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó? Thích Phước Tiến
- Đậu hủ sốt cay Yan Food
- Dinh Dưỡng Với Ăn Chay Lương y Bàng Cẩm
- Lễ hội ẩm thực chay TP HCM quy mô lớn Hải Duyên
- Dinh dưỡng từ món ăn chay monngonhanoi
- Đậu nành: Ngừa ung thư, giảm sỏi thận ThS Thanh Tâm
- Lợi và hại của việc ăn chay Sức Khỏe & Đời Sống
- Trái cây: Biết cách ăn mới bổ! BS CK1 Đào Thị Yến Thuỷ
- Ít bệnh tật nhờ ăn chay Admin
- Ăn rau quả khi nào là tốt nhất? Trân Châu
- Mười loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất Tiểu Tiểu
- Khỏe khi ăn chay Admin
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Dinh dưỡng từ món ăn chay 12/08/2010 07:27:00 |
![]() |
Ăn chay và quan niệm của danh nhân thế giới 08/09/2010 09:46:00 |
![]() |
Mười loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất 20/03/2010 06:10:00 |
![]() |
Trái cây: Biết cách ăn mới bổ! 06/04/2010 21:07:00 |
![]() |
Dinh Dưỡng Với Ăn Chay 25/08/2010 11:21:00 |
![]() |
Ít bệnh tật nhờ ăn chay 27/03/2010 11:04:00 |
![]() |
Ăn rau quả khi nào là tốt nhất? 20/03/2010 07:57:00 |

Các nước Âu Mỹ ăn chay vì lý do sức khỏe chứ không phải vì lòng từ bi như bên châu Á thực hiện giáo lý Phật Đà . Các nhà khoa học trên không đại diện cho tất mọi người trên hành tinh về việc ăn chay .
Ăn chay hay ăn mặn là do cơ địa của mỗi người sao cho phù hợp với sức khỏe để sống an vui , khỏe mạnh .
Hiện nay trên thế giới chỉ còn 2 nước Phật giáo ăn chay là Trung Quốc và VN . Tát cả các nước khác ở Châu Á đều ăn mặn cả . Ngay cả Tây Tạng các Sư Lạt Ma cũng ăn mặn , lập gia đình và vẫn được mọi người tôn kính .
Bài này do Trần Anh Kiệt “ khuyến chay ” bằng cách tập họp một số ý kiến của danh nhân ; TAK có sáng tác gì đâu mà QĐ khen chê . Trong các ý kiến trên đâu có ai ăn chay vì theo giáo lý đạo Phật và chẳng có ý nào họ là đại diện cho 8 tỷ người (?) mà QĐ lại la hoảng lên như vậy .
Số người ăn chay trường đông đảo nhất hiện nay là Ấn Độ ( Phật giáo và không Phật giáo ) Còn đối với Tây Tạng thì tốt hơn nên đọc bài phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân sinh nhật 75 tuổi :
DL: ...Còn về vấn đề ăn mặn, đôi lúc có những mâu thuẫn, nhưng thật sự trong Luật tạng (của Tam tạng kinh điển) không cấm dùng thịt súc vật. Nên phần đông quý chư tăng bên Phật giáo Tiểu thừa tại Thái lan, Miến điện, Sri Lanka đều dùng vừa rau cỏ vừa thịt cá. Một vị tăng ở Sri Lanka có nói với tôi là thực phẩm của chư tăng do đàn na tín thí cúng dường khi chư tăng đi hành khất, nên chúng sanh cúng thực phẩm gì, chư tăng dùng thứ đó, không đòi hỏi chay mặn. Nhưng trong luật tạng có dạy nếu chúng sanh bị giết chết để lấy thịt cúng dường trai tăng thì không nên ăn. Trên căn bản, thực phẩm chỉ là phương tiện nuôi sống con người không nhất thiết là vấn đề quan trọng. Kinh Lăng già (Lankavatara-sutra) thì tuyệt đối cấm tất cả mọi loài thịt thà cá mú, nhưng có những kinh khác lại không cấm cản gì cả. Vùng miền núi phía đông Tây tạng, đất đai khô cằn không trồng trọt gì được, và lạnh lẽo tuyết giá, rất khó khăn, nên chư tăng phải ăn thịt. Đối với tôi, lúc 13, 14 tuổi vào những dịp lễ lạy của Tây tạng, quá nhiều thịt thà được trưng dụng, tôi bắt đầu chuyển và khuyến khích bớt dùng thịt súc vật từ đó. Khi trốn khỏi Tây tạng đến Ấn độ vào năm 1959, tôi ăn chay nhiều hơn. Và bắt đầu năm 1965, tôi tập ăn chay trường.
NDTV: Tại sao vậy ạ?
DL: Hay hơn, tốt hơn. Khoảng 20 tháng trời tôi ăn chay, tôi theo lời khuyên của những người bạn Ấn độ nên thay thế thịt bằng cách uống sữa, và dùng kem tươi… nhưng đến năm 1967, tôi bị chứng đau gan và túi mật. Da trên người tôi đổi thành màu vàng nghệ - giống Phật (màu áo cà sa) - cả người màu vàng, móng tay cũng vàng, mắt cũng vàng, cũng cả 3 tuần lễ. Bác sĩ y học đông phương khuyên phải trở lại ăn thịt cá, thế là tôi phải nghe lời bác sĩ để khỏi bịnh. Nhưng phần đông toàn thể các tu viện tại đây, cả tu viện Namying này đều chỉ có đồ chay. Phía miền Nam Ấn độ, ba bốn trăm tăng mỗi tu viện, chỉ có thể dùng rau cỏ mà thôi, không có thịt. Khi đi hoằng pháp ở nước ngoài, phần nhiều tôi đều ăn chay.
Còn đối với phát kiến “ Các Sư Lạc Ma ...cũng lập gia đình ” thì tôi vạn bái vạn phục ngài linh mục QĐ về nghệ thuật khiêu khích và không dám có ý kiến gì nữa. ( vì tôi chỉ mới biết một số sư ở Nhật Bản có vợ con mà thôi ).
MỌI NGƯỜI NGHĨ SAO VỀ PHÁT BIỂU NÀY CỦA PT QUANG ĐẠT.
Có người ăn chay vì sức khỏe (vì họ có hiểu biết).
Có người có lòng từ bi nhưng vì sức khỏe ko thể ăn chay được (vì họ phải sống).
Có người có lòng từ bi nhưng vì giao tế xã hội ko thể ăn chay trường được (vì họ phải kiếm sống).
Còn người chủ tâm ăn mạng (ăn mặn), lại cố tình ko hiểu vấn đề chống chế ko ăn chay (vì họ... tham ăn, tàn nhẫn, vô minh).
Từ ngàn xưa đã có câu : “Họa từ mồm ra, bệnh từ mồm vào” điều này khẳng định cho ta thấy_Sức khỏe và bệnh tật đều do ăn uống mà ra; chúng ta cũng đã từng nghe câu dân gian bảo với nhau rằng “còn trẻ cố gắng làm việc tích gốp ít tiền để sau này dưỡng già”. Thưa quý vị! khi về già thì ăn uống không được bao nhiêu, nhu cầu sinh hoạt cũng ít; tại sao phải cần nhiều tiền? chính là cần nhiều tiền để chữa bệnh. Ngày nay con người đang phát triển ở tầm cao, đồng thời cũng phải đối mặt với những hoàn cảnh khắc nghiệt làm gia tăng bệnh tật nguy hiểm, như vậy chúng ta cần sáng suốt hơn để lựa chọn những loại thực phẩm nhằm giảm thiểu bệnh tất. nếu chúng ta giải quyết tốt hai vế của một vấn đề: Ăn cái gì? Và ăn như thế nào? Thì sức khỏe của chúng ta sẽ tráng kiện, sống lâu, minh mẫn_ “lương y bất đáo gia”_ dĩ nhiên không phải tốn tiền, mà thân tâm được an lạc, nghĩa là chúng ta đã giải quyết được một phần trong bốn điều khổ lớn nhất của loài người đó là Sinh, Lão, Bệnh, Tử. và theo nhà Phật thì đây cũng là con đường dẫn đến nhiều phước báu, an lạc và giác ngộ_giải thoát.
Trong nội dung này chúng ta cùng nghiên cứu và giải quyết một vế của câu hỏi trên đó là: Ăn cái gì?_Xin trả lời ngay: Ăn chay (ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật). Như vậy ăn chay tốt như thế nào so với ăn mặn (ăn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật): chúng ta cùng suy ngẫm.
1. Ăn chay là phù hợp với cơ thể con người:
a. Xét về lý tính: Cấu trúc của hệ tiêu hóa con người là phù hợp với ăn chay:
- Những loài ăn thực vật: có bộ răng bằng, độ dài đường ruột tương ứng gấp mười lần chiều dài cơ thể, có nồng độ axits trong dạ dày thấp, tiết mồ hôi qua da.
- Những loài ăn thịt: có bộ răng nhọn, độ dài đường ruột tương ứng gấp ba lần chiều dài cơ thể, và tiết mồ hôi qua lưỡi.
- Con người chúng ta: răng bằng, dộ dài đường ruột khoản 18m, nồng độ axit trong dạ dày thấp, tiết mồ hôi qua da. Như vậy con người là giống ăn thực vật.
b. Xét về tiền sử: nguồn gốc của loài người là ăn lá cây, hoa quả. Thời tiền sử con người sống bằng phương pháp hái, lượm nghĩa là ăn chay.
2. Ăn chay tốt cho sức khỏe, sống lâu và minh mẫn.
Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, quả, các loại ngũ cốc không có cholesterol giúp tránh được các bệnh về tim mạch như huyết áp, viêm tắc dộng mạch,co thắt cơ tim, nhồi máu não, tai biến, đột quỵ tiểu đường, thấp khớp, gus, và các bệnh đường ruột …. Là loại thực phẩm giúp cho cơ thể không thiếu chất xơ và vitamin. Ngoài ra ăn chay còn giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ….
Một điều tôi biết quý vị còn băn khoăn_liệu ăn chay Trường có bị thiếu chất không? Cơ thể có bị còi cọc, biến chứng không? Xin trả lời ngay là không. Protein có trong đậu nành là 34% lại dễ hấp thụ. Trong thịt bò chỉ co 23%. Tinh bột và chất béo có nhiều, là nhiều thành phần cơ bản của các loại đậu đỗ (ngũ cốc). Chất xơ và vitamin_ nhiều trong rau và trái cây. Các nguyên tố vi lượng khác cần thiết như kẽm co trong rau ngót, sắt trong rau muống,…. Trong rong biển nấm…. để chứng minh những điều này chúng ta nhìn ra thực tế những nhà sư, những danh nhân trường chay trên thế giới,chẳng những không bị thiếu chất mà cơ thể rất tráng kiện, sống lâu, minh mẫn_Và là những nhân vật kỳ tài nổi tiếng như Đức Phật, chúa Jesu, Tổng Thống Mỹ ClinTon, đức Giáo chủ phật giáo hòa hảo và vô số các danh nhân khác trong các lĩnh vực khoa hoc, âm nhạc, điện ảnh,….
Nhìn ra thế giới động vật_ chúng ta thấy những động vật ăn chay_to khỏe hơn động vật ăn thịt: voi, tê giác, hươu cao cổ, trâu bò, thời tiền sử còn có khủng long. Vấn đề tôi xin nhấn mạnh ở đây là chúng ta ăn chay là phù hợp với vơ thể con người_ đã phù hợp thì không sợ phát triển không tốt.
Ngược lại, những thực phẩm có nguồn gốc là động vật chứa nhiều cholesterol gây ra các bệnh về tim mạch, hơn nữa thịt đối với con người là rất khó tiêu_ bởi vì nồng độ axit trong ruột chúng ta thấp nên khả năng tiêu hóa thịt là rất kém, mà đường ruột chúng ta lại dài, vì thế lượng thịt nằm trong đường ruột lâu sẽ sinh ra ôi thối. vì thế người ta ví trong bụng những người ăn mặn là “nghĩa địa những ngôi mộ mới chôn”_ đây còn là nguyên nhân của các loại bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn các nội tiết tố, gia tăng nghiện ngập. đáng sợ hơn, trên thị trường đang tiêu thụ các loại thịt Thối được xử lý bằng hóa chất mà mắt thường chúng ta không nhận biết được. Người ăn mặn dễ mắc phải các bệnh do động vật truyền sang như sáng lá gan, sang não, các bệnh nhiệt than, long mồm lở móng của trân bò, bệnh tai xanh của heo, nhất là các loại bệnh dịch cúm gia cầm….
Sâu xa hơn nữa, vào nhưng năm đầu thế kỉ 21_các nhà khoa học đã cho ta thấy rằng_những động vật nuôi theo kiểu công nghiệp, phát triển theo hướng có lợi cho người chăn nuôi_những con vật này bị mất tự do, bị đối xử tàn nhẫn, bị thúc ép_vì bực tức sợ sệt , căm phẫn_cơ thể chúng sản sinh ra những độc tố nhất định, những độc tố này sẽ rất bất lợi cho những ai ăn thịt chúng. Đặt biệt trong lúc giết mổ có người đã dùng những biện pháp tàn nhẫn để giết con vật, để đối phó lại những hành vi khủng bố của con người con vật đã cố gắng vùng vẫy…. và trong lúc đó cơ thể của nó đã sản sinh ra chất andericelin_chất này làm cho tim đập nhanh, tăng cường sự căm phẫn chống phá quyết liệt, các cơ co giật…. con người ăn thịt (ăn chất này vào) sẽ mắc bệnh tim mạch_và dễ nổi nóng, dễ kích động, dẫn đến bạo lực và tàn ác. Để minh chứng điều này ta thấy những con vật ăn thịt dữ hơn những con vật ăn cỏ. Từ những bất lợi do ăn thịt và những điều tốt đẹp (tránh được nhiều bệnh tật) do ăn chay mang đến_ta có thể kết luận ăn chay tốt cho sức khỏe hơn và một khi thân không bệnh tật thì tinh thần sản khoái, tâm tịnh lạc, chắc chắn là trí tuệ sẽ minh mẫn hơn.
3. Và vấn đề xã hội: Ăn chay làm giảm nạn đói, bạo lực và chiến tranhvà các tệ nạn xã hội khác:
Để sản xuất 1kg thịt phải tiêu tốn tương đương 16kg ngũ cốc. nghĩa là để phục vụ một người ăn thịt thì mất đi 16 phần của người ăn chay. Như vậy số người ăn chay tăng lên, hay nói cách khác số người ăn thịt giảm đi thì thực phẩm sẽ dư ra_như vậy sẽ giải quyết được nạn thiếu lương thực trên toàn thế giới.Khi nạn đói được giải quyết thì nạn cướp giật, tranh giành để có ăn sẽ giảm đi.
Như đã giải thích ở trên người ăn thịt sẽ làm tăng thêm tính giận dữ, hung ác… và nạn bạo lực, và chiến tranh cũng từ đây mà ra. Ngược lại, người ăn chay tính tham lam, sân hận cũng từ đó mà lắng xuống đến lúc nào đó sẽ chấm dứt sự Tham, Sận, Si họ sống với cuộc đời ung dung tự tại và tất nhiên là không còn khái niệm bạo lực và chiến tranh. Đây chẳng phải là khát vọng của nhân loại đó sao?
Một góc độ khá quan trọng nữa là ăn chay sẽ chấm dứt nạn tham nhũng, của quyền và cũng bài trừ các tệ nạn xã hội khác như ma túy mại dâm cờ bạc, rượu chè… làm mất trật tự xã hội. Thiết nghĩ nhà nước cần tổ chức cơm chay cho các trại giam, trại giáo dưỡng, chắc chăn kết quả sẽ ngoài sự mong đợi.
4. Về vấn đề kinh tế: ăn chay là tiết kiệm cho bản thân, cho tài nguyên và ngân sách quốc gia.
Nguồn thực phẩm chay cơ bản là rẻ hơn thực phẩm mặn_nên ăn chay là tiết kiệm, mặc dù thực phẩm chay hiện nay còn cao vì chúng ta ăn chay chưa nhiều, chưa rộng khắp nên các nhà sản xuất thực phẩm chay chưa nhiều, do tính độc quyền của nhà cug cấp thực phẩm chay nên giá còn cao. Để sản xuất một kg thịt thì tiêu tốn rất nhiều (so với sản xuất một kg ngũ cốc) từ 10-15 kg lương thực về thời gian gấp 2-3 lần, điện năng tốn gấp 50 lần, năng lượng hóa thạch tốn gấp 100 lần, đặc biệt là nước tốn gấp 200 lần_đây là một điều phí phạm. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục thỏa mãn sự ẩm thực theo kiểu ăn mặn thì chúng ta sẽ có tội với hậu thế: vì nguồn nước ngầm và năng lượng hóa thách sẽ cạn kiệt. Đây là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia đang dần dần khô cạn.
Một vấn đề quan trọng là ăn chay sẽ tiết kiệm cho ngân sách quốc gia, ăn chay sẽ làm giảm đáng kể cho khoản chi Y tế vì bệnh tất do ăn mặn tạo ra, giảm đáng kể về nỗi lo và tiền bạc cho công tác thú y, quản lý thị trường, công an vì sự buôn lậu gia súc gia cầm qua biên giới và động vật bị dịch bệnh, ôi thối. Giảm thiểu khoản chi khổng lồ_về bảo vệ môi trường, tái sinh rừng_cho chăn nuôi tàn phá việc giết mổ và chế biến thịt.
Giảm các khoản chi về an ninh_quốc phòng như đã phân tích ở trên_ăn chay sẽ giảm thiếu và không còn những vấn đề xã hội gây bất hạnh cho nhân loại như tham nhũng, của quyền, mại đâm, ma túy, cướp bóc, bạo lực và chiến tranh.
5. Ăn chay_giải quyết thảm họa môi trường, giảm thiếu thiên tai và chống biến đổi khí hậu
Đây là đề tài nóng bỏng của nhân loại_tất cả các nhà khoa học, các nhà chức trách, các nhà nguyên thủ quốc gia, các tổ chức nhân đạo… và toàn thể nhân loại đang hằng ngày, hàng giờ,, vội vã cố tìm những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn những biến đổi khí hậu, những thảm họa về môi trường về thiên tai. Nhưng con người đang tuyệt vọng vì sự cố gắng của nhân loại về trái đất xem ra đã không cò kịp nữa_và sự biến đổi khí hậu thì quá lớn và nhanh chóng còn cái chúng ta cố gắng hạn chế nó thì quá nhỏ. Đây là hậu quả của hàng trăm năm về trước, con người đã hành động vô ý thức, thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm và vì sự tham lam hưởng thụ nên tàn phá môi trường một cách dã man. Hàng năm có đến 100 ngàn hacta rừng bị phá sạch, đốt sạch_để làm nơi chăn thả gia súc cung cấp thịt cho con người ăn, mà cây xanh là nhà máy duy nhất cung cấp nguồn oxy để duy trì sự sống cho hành tinh chúng ta, đồng thời tạo ra độ ẩm và sự ôn hòa khí hậu, duy trì mạch nước ngầm như vậy lượng oxy sản xuất ra ngày càng giảm_trong khi lượng CO2 (loại khí chết) ngày càng tăng rất nhiều_từ khí thải ô tô, khí thải chất thải của các nhà máy công nghiệp_đặc biệt tôi muốn nói ở đây là những khí thải, chất thải của các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến thịt, các khu giết ổ và khí CO2 thải ra từ quá trình hô hấp và nhai lại của gia súc, tất cả đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái oxi trong không khí kém, môi trường ô nhiễm_sự sống kém dần, lớn hơn thế là tần ozon bị bào mòn và thủng đi. Mặt trời đã chiếu trực tiếp vào trái đất_làm cho trái đất của chúng ta ngày càng nóng lên_các núi băng tan chảy, nước biển dâng lên, nhấn chìm lục địa các quôc gia ven biển, đồng thời làm phát sinh các hiện tượng anino, anina dẫn đến những thảm họa thiên tai cho trái đất này, nếu cứ tiến trình như thế thì thử hỏi ngày tận thế có còn xa không?
Thưa quý vị! Tôi, quý vị và mọi người đều biết nguyên nhân của thiên tai, những thảm họa môi trường và sự biến đổi khí hậu_thế nhưng không ai dám nhìn thẳng vào sự thật. người chăn nuôi không dám nhìn thẳng vào sự thật vì sợ mất lợi nhuận, người ăn thịt không dám nhìn thẳng vào sự thật vì sự thỏa mãn dục thực, còn các nhà chức trách và các nguyên thủ quốc gia không dám nhìn thẳng vào sự thật vì sợ mất cả hai_lợi nhuận và dục thực. đã dến lúc chúng ta hành động và kêu gọi hành động. Đó là không ăn thịt nữa! Hãy ăn chay và ra sức trồng cây xanh, phục hồi những khu rừng đã bị tàn phá_trong phạm vi bài này chúng ta tập trung vào giải quyết ngay trên đĩa thức ăn hàng ngày của bạn_Đó là “ăn chay”-“ăn chay để cứu trái đất”!
6. Ăn chay_vì tâm linh hay nói cách khác “ăn chay” để được an lạc và giác ngộ_giải thoát.
Ngoài 5 điều lợi lạc nêu trên do ăn chay mang lại, người phật tử ăn chay là không sát sanh, tạo tác duyên lành, tu nghiệp. Đức phật tổ đã chỉ cho ta thấy rằng chúng sinh trong bể luân hồi sinh tử, tùy duyên mà được tái sinh vào Sáu đường_nếu ai sống thiện, không sát sanh, giúp đỡ người khác… thì tùy duyên được sinh vào ba đường lành_Cõi Trời, Cõi Người và Atula. Còn nếu ai sống ác, sát sinh, làm điều tội lỗi với người khác… thì tùy vào duyên mà sinh vào ba đường dữ: địa ngục, ngạ giủ, súc sinh. Vì vậy ăn chay là không sát sanh và cũng tránh giết nhầm người thân của mình , vì kiếp trước mắc phải tội gì đó mà đã đọa vào súc sinh, như vậy không sát sanh là không phiền não. Đây cũng là đức hạnh nhà phật, trải lòng thương tất cả chúng sinh từ loài người đến muôn thú…. Người phật tử ăn chay cũng là để tu nghiệp_trong ngũ dục “Tài, Sắc, Danh, Thực, Thì”. Như vậy thực ở vào hàng thứ tư nhưng lại rất quan trọng vì chỉ cần giải quyết một pháp thì sẽ giải quyết được các phép kia. Ăn chay là diệt trừ dục thực_không tham ăn, ăn uống đạm bạc nghĩa là mình đã nhường một phần ăn nào đó cho người khác và chính vì thế mà ăn chay cũng là một cách làm phước để chuyển nghiệp an lành, hạnh phúc. Người ăn chay là đi trên con đường Trung đạo dễ quân bình âm, dương vì thế dễ diệt trừ bản ngã_Tham, Sân, Si, ăn chay là hướng thiện , người ăn chay lâu ngày thể chất thay đổi thân không bệnh tật, tâm trong sáng, tinh thần minh mẫn,không sân hận, si mê, tâm tính hiền hòa,trải lòng từ bi bao dung, độ lượng, thương yêu chúng sinh, chính vì thế mà người ăn chay sẽ không tham lam, không đam mê sắc dục, không mưu cầu danh lợi. và khi máu, huyết trong lành thì sẽ không mê ngủ và đây cũng là diệt trừ ngũ dục_Sống an lành.
Và sau cùng người ăn chay dễ tịnh tâm trên con đường thiên định, như vậy họ đang sống ở một cảnh giới khác với xã hội thực tại và nếu dày công tu tập , làm phước giúp đời, sẽ dạt được sự giác ngộ giải thoát. Loài người lay hoay cả đời là để tìm cuộc sống hạnh phúc, nhưng có ai biết được hạnh phúc hay bất hạnh đều do mình tạo ra. Phước càng dày thì càng hạnh phúc, phước càng mỏng thì gặp những điều không hay.
Với Sáu điều quan trọng dẫn đến sự an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho nhân loại hiện tại và cho cả hậu thế_làm cho hành tinh chúng ta có được cuộc sống yên vui,sung túc, trường tồn, tôi cùng quý vị hãy cố gắng vượt qua thói quen ăn thịt mà hãy quay lại ăn rau và ngũ cốc… để cuộc sồng này đầy ắp tiềng cười và đầy tình thương yêu. Nếu ai không có điều kiện ăn chay trường thì hãy ăn chay kỳ 4 ngày, 8 ngày, 10 ngày, 15 ngày trong một tháng. Để thay cho đoạn kết tôi có lời nhận đinh rằng: Quý vị là những người trường chay, quý vị thuộc hàng đẳng cấp nhất của loại người_hơn cả những người giàu sang, hay địa vị khác, ngay cả nguyên thủ quốc gia_nếu những người này không thắng nổi chính mình, vẫn tiếp tục dục thực_ăn thịt. Cầu mong ơn trên gia hộ cho tất cả quý vị ăn chay, trường thọ, làm việc lợi lạc, giúp đời gốp phần đưa nhân loại đến bến bờ hạnh phúc.
Chúc quý vị Thân Tâm an lạc-Mọi sự viên mãn.
Biên soạn
Thanh Trân
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)