Thăm Nhà Trẻ Mồ Côi Chùa Long Phước - Bạc Liêu

Đã đọc: 3190           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Được nghe nói đến từ lâu, song mãi đến hôm qua mới lặn lội tới thăm nhà trẻ này- nơi cưu mang những số phận trẻ thơ bất hạnh dưới hơi ấm cội Bồ Đề. Theo tỉnh lộ 38 – phường 5 TP Bạc Liêu, tôi đến ngõ dẫn vào Chùa Long Phước trên lối đi có gắn biển đề tên mạnh thường quân là việt kiều ở hải ngoại. Cơ sở nhà trẻ trẻ mồ côi đơn sơ trong không gian rất hẹp giăng nhiều dây phơi và có một số đồ chơi trẻ em ngoài sân ở vị trí trước khi đến chánh điện Chùa.

Tôi được Đại Đức Thích Giác Nghi tiếp và trò chuyện thân mật trong văn phòng nhà trẻ. Vị tu sĩ Phật giáo Trụ trị Chùa Long Phước đồng thời là giám đốc nhà trẻ mồ côi. Câu chuyện chốc chốc gián đoạn vì các cháu cứ tung tăng hay lấp ló chạy ra chạy vào văn phòng nhìn khách và bi bô “rủ” Thầy: đi chơi với tụi con! Những con trẻ trong trang phục đơn sơ nhất, thiếu tình phụ tử, trực cảm nhìn biết ngay, các cháu có gì đấy khang khác. Từng ôm ắm bế bồng những cháu bé có hoàn cảnh tốt, kháu khỉnh bụ bẫm và trong trẻo, tôi chùng lòng khi quan sát các em. Bạn tôi – một giáo viên- từng kể lại cảm xúc  khi thăm các cháu ở Trung tâm bảo trợ xã hội: em thấy sao sao, về khó ngủ. Chú ấy thường dắt học trò thăm Trung tâm để các em có trãi nghiệm tình cảm với tha  nhân, như mình, nhằm giáo dục các em. Bây giờ, lần đầu thăm trại trẻ mồ côi, tôi chia sẻ được cảm xúc ấy của bạn mình.

Nhà trẻ mồ côi Chùa Long Phước có qui mô rất nhỏ, và thiếu thốn trăm bề. Thầy Giám đốc nhà trẻ, Đại Đức Thích Giác Nghi cho biết: khi trước nhà trẻ được ngành lao động thương binh – xã hội cung cấp hỗ trợ mỗi cháu được 300.000 đồng theo Nghị định của Chính Phủ, nay đã được 900.000 đồng song, thầy nói: “chỉ đủ trả lương giáo viên”, tôi hiểu, thị trường củi quế gạo châu vật giá leo thang. Giáo viên không được đào tạo, “đang gửi”, thầy Giác Chí giải thích, tức tương lai sẽ có giáo viên được đào tạo.

Trong tình hình hiện nay, các nhà trẻ công lập và dân lập ở đô thị lớn vốn có cơ sở vật chất – nhân lực- chuyên môn tốt, tài chính dồi dào và sự hỗ trợ của hệ thống giáo dục, còn gặp vô vàn khó khăn, một nhà trẻ đơn sơ hẻo lánh một góc xa của  thành phố mới thuộc quản trị của một ngôi chùa, mái ấm cho các cháu mồ côi khốn khổ, thực sự gánh quá nhiều cái khó, nhìn đã thấy- biết. Nguồn đóng góp từ thiện của Phật tử và bá tánh không thường xuyên và ổn định, cơm cháo áo xống cho các cháu thực sự là bài toán khó, nói chi đến nhu cầu vui chơi giải trí, nhìn mắt các em thấy cái “đói” nô đùa của trẻ thơ vốn là tự nhiên.

Mong sao cộng đồng dành sự quan tâm nhiều hơn đến nhưng cơ sở như thế    này, ở những mái chùa, gánh tiếp các Thầy đang làm thân gà trống nuôi con- một cách nói không nhiều khập khiễng.

Để nhìn vào mắt các em thấy trong trẻo hơn..

Tôi cháp tay từ biệt và nói với Thầy: con sẽ viết về nhà trẻ và sẽ quay lại. Đại Đức nhân hậu mỉm cười.

Tạm biệt các em.

Bạc Liêu, 28/11/2016

Thành Công




Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập