Chương 7: Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

- T04. Tìm hiểu kinh Bốn Mươi Hai Chương
- Phần 1: Tổng luận Kinh Bốn Mươi Hai Chương
- Phần 2: Lược giải kinh Bốn Mươi Hai Chương - Chương 1: Định nghĩa Sa môn và Sa môn quả
- Chương 2: Đối tượng tu tập (Bảo sở Sa Môn, Định nghĩa Đạo)
- Chương 3: Sa môn hạnh
- Chương 4: Thập thiện - Thập ác
- Chương 5: Lỗi lầm và hối quá
- Chương 6: Phỉ báng thiện và ác quả dị thục
- Chương 7: Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách
- Chương 8: Ác giả ác báo
- Chương 9: Giá trị tri và hành (Điều kiện ngộ đạo)
- Chương 10: Phước đức tuỳ hỷ hạnh bố thí
- Chương 11: Đối tượng và phước đức của bố thí
- Chương 12: 20 điều khó của kiếp người
- Chương 13: Điều kiện chứng túc mạng minh (Thể nhập chí đạo)
- Chương 14: Định nghĩa thiện và vĩ đại
- Chương 15: Nhẫn nhục
- Chương 16: Điều kiện con đường đạt đạo
- Chương 17: Ánh sáng người đạt đạo
- Chương 18: Cốt tuỷ của đạo Phật
- Chương 19: Nguyên lý vô thường của vạn pháp
- Chương 20: Hữu thể con người: Vô thường, khổ, vô ngã
- Chương 21: Danh vọng: Thú vui ít giá trị
- Chương 22: Tài sắc: Ngọt ít, đắng nhiều
- Chương 23: Ân ái là tù ngục
- Chương 24: Ái dục khổ đệ nhất (Cũng may chỉ có một)
- Chương 25: Lửa ái cháy tay
- Chương 26: Thiên ma dâng ngọc nữ
- Chương 27: Lại nói về điều kiện đạt đạo
- Chương 28: Không nên chủ quan (Khi chưa phải là A La Hán)
- Chương 29: Đoạn trừ tâm ái dục – duy trì phạm hạnh
- Chương 30: Tránh dục như tránh lửa
- Chương 31: Đoạn âm không bằng đoạn tâm
- Chương 32: Diệt ái dục, ly sinh tử
- Chương 33: Tỳ kheo-chiến sĩ diệt lậu hoặc
- Chương 34: Độc lộ giải thoát (Tinh tấn trung đạo)
- Chương 35: Bỏ cấu nhiễm tâm, đạt đạo giải thoát
- Chương 36: Lại nói về cái khó của con người
- Chương 37: Chứng đạo phải do sự tu tập (Như Lai chỉ là người chỉ đường)
- Chương 38: Mạng sống con người chỉ trong một hơi thở
- Chương 39: Chư pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ
- Chương 40: Thân hành đạo - Tâm hành đạo
- Chương 41: Tinh tấn - Bỏ tình dục (Giải thoát)
- Chương 42: Phương tiện tri kiến, Như thị tri kiến
- Phụ lục
- Chuyện lạ về y đức của một bậc chân tu
I. DỊCH NGHĨA
Đức Phật dạy rằng: Có người nghe ta giữ đạo, thực hành hạnh từ bi, bèn đến mắng ta. Ta làm thinh không đáp. Đợi anh ta thôi mắng, ta hỏi rằng:
- Anh đem quà biếu người, nếu người không nhận thì quà ấy thuộc về ai?
- Dĩ nhiên thuộc về tôi.
Đức Phật từ tốn nói:
- Cũng vậy, nay anh mắng ta, ta không nhận thì anh tự chuốc lấy họa vào thân anh rồi vậy. Hãy xem, “Vang theo tiếng, bóng theo hình”. Vang và tiếng, bóng và hình không tách rời khỏi nhau. Vì thế, hãy thận trọng, chớ có làm ác!
II. LƯỢC GIẢI
Giai thoại trên đây tuy chưa biết là xuất xứ từ kinh nào, nhưng nó gợi lên cho người đọc những cẩm nang đối ứng xử thế vừa thâm trầm, ý nhị vừa giáo dục, sâu sắc.
Nội dung của giai thoại này cũng nhằm nói lên trước nhất là thái độ thản nhiên của Đức Phật trước cơn lốc mắng chửi, phỉ nhục của những phần tử đối nghịch. Kế đến, nó còn gián tiếp giáo dục chúng ta nên có thái độ ôn hòa, nhã nhặn, không nên đao to búa lớn chửi mắng lại kẻ ác khẩu mà tìm cách ứng phó, giáo dục họ, hướng họ về con đường tốt. Cách xử trí như vậy không chỉ là giản tiện, tuyệt vời mà còn có hiệu quả giáo hóa cải thiện nữa.
Đứng trước những lời phỉ nhục, tâm lý con người thường phát cáu, sân hận, giận dữ, thậm chí dẫn đến ẩu đả lẫn nhau. Nhưng ở đây, Đức Phật không xử sự phàm tục như vậy, Ngài thản nhiên, không giận trách. Chính thái độ thản nhiên này làm cho kẻ ác ngữ suy nghĩ lại thái độ sỗ sàng, xúc phạm của họ mà hối cải, quy phục. Và trong giai thoại này, tuy phần kết thúc không cho biết thêm tí gì về thái độ của anh chàng phỉ báng, chửi mắng Đức Phật, nhưng chỉ cần thông qua nội dung giai thoại chúng ta cũng có thể kết luận rằng: anh ta sẽ xấu hổ rồi xin lỗi và quy phục.
Tình tiết ngôn ngữ của giai thoại được diễn tiến, phô trải rất hợp lý. Nếu chúng ta hình dung ra hoạt cảnh của cuộc đối thoại này, có lẽ hài hước và sinh động lắm. Một anh chàng xông xả đến sống sượng, quát mắng thô tháo vào mặt một tu sĩ, mà vị tu sĩ với thái độ hiền hòa không đổi sắc mặt, không phản lời, không phản ứng gì cả. Rồi ngay khi ấy, anh chàng giận dữ bỗng cụt hứng và lặng người ra, khi nhận thấy người đứng trước mình đáng kính phục. Ngôn ngữ đối thoại bấy giờ trở nên bình thường với những câu hỏi đáp ngắn gọn, có ý nghĩa: “Anh đem quà biếu tặng người, nếu người không nhận thì quà ấy thuộc về ai? Dĩ nhiên thuộc về tôi”. Chính ngay câu hỏi đã có câu trả lời. Chính câu trả lời đã thức tỉnh anh chàng ngông cuồng kia hiểu được rằng “hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu”.
Phương tiện hóa độ của Đức Phật là thiện xảo. Câu nói kế tiếp của Đức Phật quả thật bất ngờ. Nó vạch trần tính hậu quả của những lời ác ngữ xúc phạm những người hiền lương, đạo đức là tự chuốc họa vào thân: “Cũng vậy, nay anh mắng ta, ta không nhận thì anh tự chuốc lấy họa vào thân anh rồi vậy”.
Không ngừng lại đó, Đức Phật còn đưa đối phương vào bình diện nhận thức “nhân quả” để giáo dục đối phương, khiến đối phương từ bỏ ác, làm lành, biến cừu hận thành bạn hữu, biến sân hận thành hài hòa để tất cả cùng nhau hướng đến cuộc sống hòa bình lành mạnh.
“Hãy xem, vang theo tiếng, bóng theo hình. Vang và tiếng, bóng và hình không tách rời nhau. Vì vậy hãy thận trọng, chớ có làm ác!”
Lời khuyên này từ một trường hợp cá biệt cụ thể đã trở thành lời khuyến cáo chung cho tất cả chúng ta ngày nay là:
“Phàm làm việc gì nên nghĩ đến hậu quả của nó”.
***
Ngày nay, người Tăng sĩ Phật giáo sống trong hiện cảnh xã hội nhiều tôn giáo, nhiều học thuyết, nhiều triết phái không kém thời Cổ Ấn của Đức Phật. Do đó, sự mâu thuẫn, va chạm là điều khó thể tránh khỏi. Nếu như Đức Phật có thái độ mềm mỏng, ngôn ngữ hài hòa, để quy quy phục đối phương trở về với chánh pháp thì chúng ta hôm nay cũng nên học theo cách xử trí này, rồi vận dụng thích hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể để việc hoằng hóa, đem ánh sáng chánh pháp đến với nhân loại dễ dàng và phổ cập hơn. Sự đối thoại liên tôn giáo, liên học thuyết rất cần đối với chúng ta ngày nay, nhưng chính sự thiện xảo trong cách đối phó mới giúp chúng ta đạt được thành công.
- Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di Thích Nhật Từ dịch và chú thích
- Nghiên cứu giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ: Đối chiếu với năm phái luật Phật giáo Lý Phụng My - Việt dịch: Thích Nhật Từ
- Giới Sa-di-ni, Oai nghi, Luật nghi và Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn Thích Nhật Từ
- Giới Sa-di, Oai nghi, Luật nghi và Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn Thích Nhật Từ
- Giới bổn Tỳ-kheo-ni của Luật Tứ phần Thích Nhật Từ
- T04. Tìm hiểu kinh Bốn Mươi Hai Chương Thích Nhật Từ
- 27. Hành trình đến chánh niệm Bhante Henepola Gunaratana - Jeanne Malmgren - Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
- 66. Gieo trồng phước đức Thích Đạt Ma Phổ Giác
- 54. Đối thoại giữa Triết học và Phật giáo Jean Francois Revel & Matthieu Ricard - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
- 34. Đậu Nành - Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Hảo Tâm Diệu
- 48. Đối thoại giữa khoa học và Phật giáo Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
- T11. Đối diện cái chết Thích Nhật Từ
- 37. Đạo học - Con đường an vui hạnh phúc Vân Như Bùi Văn Nhự
- 39. Đạo Phật hiện đại hóa Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- 23. Đạo gì ? Thích Trí Siêu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
- Khái quát Nội dung Kinh Trường Bộ
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)