43. Cẩm nang cư sĩ

- 43. Cẩm nang cư sĩ
- Chương 01: Hỏi đáp Phật Pháp
- Chương 02: Sự truyền bá Phật pháp
- Chương 03: Sơ lược và hình thành phát triển Phật giáo Việt Nam
- Chương 04: Bổn phận và trách nhiệm của cư sĩ
- Chương 05: Cư sĩ với vấn đề kinh doanh làm giàu
- Chương 06: Cư sĩ với vấn đề hôn nhân khác tôn giáo
- Chương 07: Cư sĩ với vấn đề công tác xã hội
- Chương 08: Cư sĩ với vấn đề tử vi bói toán
- Chương 09: Cư sĩ với việc đốt vàng mã
- Chương 10: Phật giáo và vấn đề hoả táng
- Chương 11: Thực hành Phật Pháp - Phần 1: Tu thiền
- Chương 11: Thực hành Phật Pháp - Phần 2: Tu tịnh độ hay tu niệm Phật
- Chương 11: Thực hành Phật Pháp - Phần 3: Cầu nguyện và tụng kinh
- Chương 12: Giới thiệu: Một số trung tâm tu học tại Việt Nam
- Phụ lục: Nghi Thức Cầu An (Theo Nam Truyền)
- Phụ lục: Kinh Châu Báu
- Phụ lục: Kinh Phật Lực
- Phụ lục: Kinh Vô Úy
- Phụ lục: Nghi Thức Cầu An (Theo Bắc Truyền)
- Phụ lục: Nghi Thức Cầu Siêu (Theo Nam Truyền)
- Phụ lục: Kinh Hồi Hướng Vong Linh
- Phụ lục: Nghi Thức Cầu Siêu (Theo Bắc Truyền)
- Phụ lục: Kinh Ưu Bà Tắc
- Phụ lục: Kinh Úc Già Trưởng Giả
- Phụ lục: Pháp Thở Đơn Giản
- Phụ lục: Thực Tập Thiền Minh Sát
- Phụ lục: Đường lối thực hành Tham Tổ Sư Thiền
- Phụ lục: Cơ Bản Thực Hành Tổ Sư Thiền
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng cư sĩ.
THAY LỜI TỰA
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
Những người Phật tử thông thường mà hoà thượng Sayadaw nói đến chính là những người học Phật tại gia. Hoà thượng muốn nhấn mạnh đến vai trò của giới cư sĩ trong tình thế hiện nay. Đạo Phật bị suy thoái, tồn tại hay được phát triển phần lớn là do người học Phật tại gia chúng ta. Trọng trách này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng mọi năng lực từ trí tuệ đến tấm lòng từ bi của người Phật tử. Là một thành viên trong cộng đồng, chúng ta phải đối diện với tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người và xã hội, thế nên người học Phật tại gia không thể thụ động, đứng riêng lẻ ngoài cộng đồng. Chúng ta là một thực thể trong mọi hoạt động xã hội của cộng đồng nói riêng và của dân tộc nói chung.
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng cư sĩ. Cho nên, muốn bảo tồn, duy trì và phát triển Phật giáo, người học Phật tại gia, ngoài việc nỗ lực tu tập tự thân còn phải tích cực trong vai trò của một thành viên trong cộng đồng, là phụng sự xã hội và đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc cải tiến xã hội và phát triển đất nước.
Trong ý hướng đó, chúng tôi biên soạn quyển sách này dành cho giới cư sĩ, nhằm chia sẻ những hiểu biết và những ưu tư về sự tồn tại của Phật giáo trong lòng dân tộc, trong viễn cảnh một nước Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là một nỗ lực chung, không phải của riêng ai. Xin trang trọng kính gửi đến quý độc giả.
Tâm Diệu
Ngày Lễ Phật Đản Vesak 2008
- Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di Thích Nhật Từ dịch và chú thích
- Nghiên cứu giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ: Đối chiếu với năm phái luật Phật giáo Lý Phụng My - Việt dịch: Thích Nhật Từ
- Giới Sa-di-ni, Oai nghi, Luật nghi và Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn Thích Nhật Từ
- Giới Sa-di, Oai nghi, Luật nghi và Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn Thích Nhật Từ
- Giới bổn Tỳ-kheo-ni của Luật Tứ phần Thích Nhật Từ
- 24. Bố Thí Ba La Mật Thích Trí Siêu
- 59. Bồ Tát hạnh Thích Trí Siêu
- 19. Bước Sen - Nữ Tu & Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống,Tình Yêu & Thiền Định Martine Batchelor - Diệu Liên Lý Thu Linh
- 78. Phật pháp cho mọi người Diệu Ngộ - Mỹ Thanh - Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
- 54. Giới thiệu đạo Phật - Giáo pháp, lịch sử và cách thực hành Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch
- 66. Vòng Luân Hồi Thích Nữ Giới Hương
- 79. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo Thích Nhật Từ
- 55. Phật giáo và khoa học Phúc Lâm
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hoa Kỳ Giải Mật Hồ Sơ Việt Nam 1963
- BA NGÀY CUỐI THÁNG 8 NĂM 1963 - TÀI LIỆU GIẢI MẬT CỦA CHÍNH PHỦ MỸ (CIA - Bộ Ngoại Giao - Pentagon Papers)
- Cách Mà Người Phật Tử Lankan Chiến Thắng Trong Trận Chiến Chống Lại Sự Cải Đạo
- Mối liên hệ giữa Phật giáo và chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Myanmar
- Đạo nào cũng là đạo
- Giới thiệu bộ sách quý: Chùa Việt Nam Hải Ngoại Tập 1 & 2
- Không Ăn Thịt làm Trái Tim Mạnh Hơn
- Hôn Nhân Đồng Giới tính và Quang Điểm Của Phật Giáo
- Huyền Thoại & Những Thông Tin Sai lạc Về Đậu Nành
- Dùng sữa yến mạch (oat milk) làm giảm lượng mỡ và cholesterol xấu trong máu
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)