B. Phần chánh kinh - Các kinh về thiền và chuyển hóa: 46. Kinh các cấp thiền quán

Đã đọc: 2892           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

 46. KINH CÁC CẤP THIỀN QUÁN

 ***

Tôi nghe như vầy. Trong một hôm nọ, đang ở Kỳ Viên thuộc thành Xá-vệ, đức Phật ôn tồn gọi các Tỳ-kheo và dạy như sau.

– Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất là bậc hiền trí; là bậc đại tuệ, quảng tuệ, hỷ tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ và quyết trạch tuệ (nibbedhikapanna). Thầy Xá-lợi-phất có thể thực tập pháp quán bất đoạn suốt nửa tháng liền. O

CẤP THIỀN THỨ NHẤT

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất thực hành ly dục, lìa pháp bất thiện, chứng thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do lìa dục sanh, có tầm, có tứ. Đồng thời chứng được những pháp thuộc về tầng thiền thứ nhất, bao gồm tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý lành.

Thầy Xá-lợi-phất luôn luôn an trụ vào các pháp trên không chút gián đoạn; biết chúng xuất hiện, biết chúng an trú, biết chúng kết thúc; không hề quyến luyến, cũng không kháng cự, giữ tâm độc lập, không bị trói buộc, hệ lụy, dính mắc, đạt được giải thoát, an trú với tâm không có hạn chế. Thầy Xá-lợi-phất thấy biết rất rõ, còn có giải thoát cao hơn thế nữa; còn có nhiều việc phải làm hơn nữa.  O

CẤP THIỀN THỨ HAI

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất chấm dứt tầm, tứ, chứng và an trú cảnh thiền thứ hai, trạng thái hỷ lạc do thiền định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. […]

CẤP THIỀN THỨ BA

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất lìa vui, trụ buông, chánh niệm tỉnh thức, thân cảm nhận được cảm giác an lạc được  bậc Thánh “xả niệm lạc trú,” chứng và an trú cảnh thiền thứ ba. Những pháp thuộc về cảnh thiền hai, ba bao gồm nội tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm; xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý lành. […]  O

CẤP THIỀN THỨ TƯ

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất buông khổ, buông vui, chấm dứt vui buồn đã cảm nhận trước, chứng và an trú cảnh thiền thứ tư, không khổ, không vui, buông niệm, thanh tịnh. Những pháp thuộc về cảnh thiền thứ tư, như trạng thái buông, dòng chảy cảm giác không khổ không vui, vô quán niệm tâm (Cetaso anabhogo), thanh tịnh nhờ niệm, nhứt tâm; xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý lành.

Thầy Xá-lợi-phất luôn luôn an trụ vào các pháp trên không chút gián đoạn; biết chúng xuất hiện, biết chúng an trú, biết chúng kết thúc; không hề quyến luyến, cũng không kháng cự, giữ tâm độc lập, không bị trói buộc, hệ luỵ, dính mắc, đạt được giải thoát, an trú với tâm không có hạn chế. Thầy Xá-lợi-phất thấy biết rất rõ, còn có giải thoát cao hơn thế nữa; còn có nhiều việc phải làm hơn nữa.    O

CÁC CẤP THIỀN VÔ SẮC

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất vượt khỏi sắc tưởng, dứt chướng ngại tưởng, không có khởi niệm về các dị tưởng, cảm nghĩ như sau: “Hư không vô biên”, chứng và an trú không vô biên xứ. […]

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất không còn trụ dính Không vô biên xứ, cảm nghĩ như sau: “Thức là vô biên”, chứng và an trú thức vô biên xứ. […]

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất không còn trụ dính thức vô biên xứ, cảm nghĩ như sau: “Không có vật gì”, chứng và an trú Vô sở hữu xứ. […].

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất không còn trụ dính Vô sở hữu xứ, chứng và an trú cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Với dòng chánh niệm, thầy Xá-lợi-phất xuất khỏi định ấy, nhận thấy rõ chúng thuộc về quá khứ, chịu sự biến hoại. […].

Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất vượt thoát phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng định. Thấy bằng trí tuệ, tất cả lậu hoặc đều được kết thúc. Với dòng chánh niệm, thầy Xá-lợi-phất xuất khỏi định ấy, nhận thấy rõ chúng thuộc về quá khứ, chịu sự biến hoại. Thầy Xá-lợi-phất luôn luôn an trụ vào các pháp trên không chút gián đoạn; biết chúng xuất hiện, biết chúng an trú, biết chúng kết thúc; không hề quyến luyến, cũng không kháng cự, giữ tâm độc lập, không bị trói buộc, hệ lụy, dính mắc, đạt được giải thoát, an trú với tâm không có hạn chế. Thầy Xá-lợi-phất thấy biết rất rõ, còn có giải thoát cao hơn thế nữa; còn có nhiều việc phải làm hơn nữa.    O

Này các đệ tử, nếu nói chơn thực, thầy Xá-lợi-phất đáng được gọi là: “Người được tự tại, đạt được cứu cánh trong đạo đức Thánh … trong định bậc thánh, trong tuệ bậc thánh, trong giải thoát thánh.” Thầy Xá-lợi-phất là con chánh tông của đức Thế Tôn, sanh từ miệng Phật, có từ chính Pháp, do Pháp hóa thành, kế thừa chính pháp, không bận kế thừa những thứ vật chất”. Thầy Xá-lợi-phất đã chuyển xe pháp cao siêu, chân chính, mà đức Như Lai đã từng vận chuyển.

Nghe Phật giảng xong, tất cả mọi người hoan hỷ, tiếp nhận, thực hành, theo lời Phật dạy.   O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật     (3 lần) O

***

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập