Xác lập kỷ lục Việt Nam cho cuốn Độc bản Thi Vân Yên Tử

Đã đọc: 2318           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng 12/1 tại Chánh Pháp Đường thuộc Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức trọng thể lễ “Cúng dường độc bản” - xác lập kỷ lục Việt Nam cho cuốn Độc bản Thi Vân Yên Tử của GS.TS Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam).

Dự lễ có GS.TS Phạm Vũ Luận, Ủy viên TW Đảng - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; ông Lê Trần Trường An, Giám đốc Trung tâm xác lập kỷ lục sách Việt Nam; lãnh đạo  UBND tỉnh Quảng Ninh; Thượng tọa Thích Tuệ Phúc, Trụ trì chùa Lân cùng Ban Trị sự và gần 1.000 tăng ni, phật tử đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.

Trong không khí trang nghiêm, thay mặt Ban tổ chức, ông Lê Trần Trường An - Giám đốc Trung tâm xác lập kỷ lục sách Việt Nam đã trao “Bằng xác lập kỷ lục” cho cuốn Độc bản Thi Vân Yên Tử cho GS.TS Hoàng Quang Thuận. Ngay sau đó, Giáo sư đã trân trọng trao tặng lại cuốn sách cho đại diện Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử để đặt tại chính giữa lễ đường.

 

 
Trung tâm xác lập kỷ lục sách Việt Nam trao bằng xác lập cho GS - TS Hoàng Quang Thuận.

Cuốn Thi Vân Yên Tử có kích thước: 80cmx125cmx16cm, trọng lượng 120kg gồm 300 trang. Gáy sách được làm bằng gỗ gụ, khắc chữ “Thi Vân Yên Tử” và được trang trí họa tiết hoa sen. Bìa sách cũng làm bằng gỗ gụ, hai mặt được khắc hoa văn tinh xảo theo mẫu của chân đế chùa Đồng, bên trong bìa 1 khắc bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ruột sách được làm bằng giấy chuyên dụng, có hoa văn chùa Đồng, trong in 143 bài thơ của tác giả Hoàng Quang Thuận kèm 143 bức hình chụp của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Gia Tú. Mặt sau là 143 bài thơ trên do ông Trần Quốc Ân viết lại theo lối thư pháp chữ Việt. Các trang sách được phủ một lớp “lamibate” bảo vệ.

Theo GS.TS Hoàng Quang Thuận, tác phẩm được khởi đầu từ một chuyến đi của ông cùng đoàn phật tử miền Nam ra thăm non thiêng Yên Tử năm 1997. Xúc cảm trước cái đẹp và sự hùng vĩ, linh thiêng của núi rừng Yên Tử, ông đã sáng tác liên tục 63 bài thơ chỉ trong 3 đêm nghỉ lại chốn phật linh. 4 năm sau, ông cùng một số thành viên ở UNESCO Việt Nam ra thăm và xây chùa Vân Tiêu.

Cũng trong 3 đêm, ông cho ra tiếp 80 bài thơ mới với tụa đề “Ngọa Vân Yên Tử”. Tập thơ tổng cộng 143 bài đã được các dịch ra 2 thứ tiếng Anh, Pháp và được giửi đi dự thi giải Nobel Văn học tại Viện hàn lâm Thụy Điển. Cho đến năm 2011, ông cùng nhiếp ảnh gia Phạm Gia Tú và ông Trần Quốc Ân đã dày công ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện tác phẩm trên tặng lại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, cho du khách thập phương hằng năm được chiêm ngưỡng.

Theo một số nhà chuyên môn, thơ Thiền Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng chưa có tập thơ nào viết về Yên Tử một cách hệ thống và phong phú như tập Thi Vân Yên Tử của GS.TS Hoàng Quang Thuận. 143 bài thơ viết theo thể tứ tuyệt đường luật với nội dung sâu sắc, thanh cao, nắm bắt được những cảnh đẹp kỳ thú và linh khí ngàn đời của non thiêng Yên Tử. Thật đáng trân trọng tâm huyết, tài hoa của ba con người ở ba miền Tổ quốc.

Nguồn: cand.com.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập