Thận trọng trùng tu chùa Một Cột

Đã đọc: 2475           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Cần lựa chọn một phương án tu bổ tối ưu cho chùa Một Cột

Hôm 30-9, UBND quận Ba Đình đã tổ chức cuộc tọa đàm lấy ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu xung quanh kế hoạch tu bổ tôn tạo chùa Một Cột (chùa Diên Hựu). Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, những khúc mắc xung quanh việc tu bổ tôn tạo chùa Một Cột đã được đưa ra thảo luận một cách thẳng thắn.

Về số tiền 31 tỷ

Gần đây, một số tờ báo đưa tin rằng, Nhà nước sẽ chi 31 tỷ đồng bảo tồn tôn tạo chùa Một Cột… Thông tin này đã khiến nhiều người giật mình, bởi nếu có 31 tỷ đồng “rót” vào tu bổ, trong khi ngôi chùa bé xíu thế kia thì dễ “hỏng” chùa lắm. Đó là còn chưa kể, trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã có hẳn một dự án Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Một Cột. Dự án đó được BQL Dự án quận Ba Đình hoàn thành, bàn giao ngày 30-9-2010. Về vấn đề này, ông Đỗ Viết Bình - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, hiện tại tu bổ tổng thể hay chỉ tôn tạo từng phần vẫn chỉ là dự kiến, ngay cả số tiền 31 tỷ đồng mà dư luận đưa ra cũng rất “mơ hồ”.

Chùa Diên Hựu hay còn gọi là chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị phá bỏ. Năm 1954, chùa được xây lại. Trong vòng 20 năm trở lại đây, chùa Một Cột trải qua 3 lần tu bổ, nhưng chỉ là chỉnh trang đơn lẻ. Lần đầu vào năm 1995, chính điện được trùng tu; năm 1997 tu sửa nhà thờ tổ. Lần ba, trước dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chùa được chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, sân vườn, thảm cỏ cây xanh.

Xuống cấp đến mức nào?


Theo đánh giá của đơn vị tư vấn thiết kế, kết cấu của chùa Một Cột hiện còn khá bền chắc. Vấn đề mà ngôi chùa đang phải đối mặt là tình trạng thấm dột ở phần giao mái. Song, cũng theo một thành viên của đơn vị tư vấn thiết kế, chỉ cần đảo ngói là có thể hạn chế được dột. Ở các di tích gỗ, lợp ngói ta, vẫn thường xảy ra tình trạng này. Một vấn đề nữa là phải quy hoạch lại nhà tăng và các phần phụ trợ. Đây là việc làm cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất nơi  về  nơi ăn chốn ở cho nhà chùa, cũng là một cách làm đẹp cảnh quan chung của di tích.

Ông Đỗ Viết Bình cũng thẳng thắn thừa nhận, trong suốt thời gian qua, chùa Một Cột đã không được quản lý tốt. Bằng chứng là những lộn xộn trong việc xây dựng. Nhà tăng xây sát vào hậu cung, nhà mẫu. Hàng quán cũng chưa được quy hoạch có hệ thống. Trong khi đây là di tích quốc gia, nằm trong khu di tích quốc gia đặc biệt. Cũng trong cuộc họp sáng 30-9, Ban QLDA quận Ba Đình đưa ra 2 phương án tu bổ để các nhà nghiên cứu góp ý.

Theo đó, cả hai phương án đều thực hiện trên phương pháp bảo tồn nguyên trạng, chỉ thay những yếu tố hỏng, đảm bảo tính nguyên gốc. Trong đó, phương án thứ nhất là dỡ bỏ những nhà xây mới như nhà tăng (sát với hậu cung, nhà mẫu), khu ăn ở, vệ sinh mới mọc lên trong khuôn viên chùa không phù hợp với quần thể di tích. Phương án thứ hai được đưa ra là xây ghép nhà tăng và trai đường vào một diện tích để đỡ tốn không gian sử dụng.

Băn khoăn về quy mô

PGS.TS Phan Khanh, cho biết, lần nào đến thăm chùa Một Cột ông cũng thấy áy náy, vì theo những gì ông được biết, chùa xưa có quy mô to hơn bây giờ gấp nhiều lần. Cột chùa chắc chắn phải được chạm khắc từ đá, năm 1954, chùa được xây lại, thời điểm đó đất nước còn nhiều khó khăn vì thế mới làm tạm bằng bê tông cốt thép. Nếu có trùng tu chùa, nhất định phải làm lại bằng đá chứ không thể là bê tông cốt thép mãi được. Đánh giá của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho rằng: “Tường bao quanh chùa Một Cột xây bằng sân gạch, đường bằng xi măng như hiện nay là rất tù túng, không tương xứng là một công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất của thời Lý. Bậc lên chùa cũng không đúng, không khớp với kiến trúc”.

Việc trùng tu chùa Một Cột của UBND quận Ba Đình nhận được sự đồng thuận cao của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nghiên cứu. Tuy nhiên, trùng tu sao cho chùa trở thành một viên ngọc của Thủ đô, tương xứng với Khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh là niềm mong mỏi của các nhà khoa học. Nói như PGS.TS Phan Khanh, cần một tầm suy nghĩ, tầm nhìn xa khi đưa ra phương án trùng tu chùa Một Cột, vì thế, nhất định phải tổ chức một cuộc hội thảo khoa học bàn sâu về vấn đề này, chứ vội vàng làm là hỏng việc. Theo ông, tên của Hội thảo sẽ phải là “Chùa Một Cột xưa và nay, vấn đề trùng tu, tôn tạo”. Từ đó, tập hợp được những tư liệu cổ để thấy chùa xưa như thế nào. Và khi làm lại, phải làm sao cho chùa giống với ngày xưa nhất”.

Đây cũng là ý kiến được Phó Chủ tịch quận Đỗ Viết Bình đồng tình. Ông Bình cũng cho hay, trước mắt, đề nghị phường Đội Cấn giải tỏa ngay hàng quán, nhà ở không đúng quy hoạch khu di tích. Phải đảm bảo tính tôn nghiêm và vệ sinh trật tự ở di tích quốc gia này. Trong khi chờ dự án được đồng thuận và đi vào triển khai, sẽ tổ chức nhiều hội thảo, trong đó, ngay trong tháng 10 sẽ phải có một cuộc hội thảo đầu tiên trưng cầu ý kiến các nhà khoa học, lịch sử, các nhà nghiên cứu để đi đến lựa chọn một phương án bảo tồn tối ưu nhằm phát huy giá trị di tích đặc biệt này.

Nguồn: An Ninh Thủ Đô

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập