Chen chân lên chùa dâng sao giải hạn

Đã đọc: 2251           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Một buổi lễ dâng sao giải hạn.

Tại Phủ Tây Hồ, khó tìm một chỗ đứng trong chính điện để làm lễ dâng sao giải hạn, hàng trăm người đứng tràn ra cả sân để dân hương, hoa và lễ vật cầu tài, cầu lộc đầu xuân.

Thông thường, từ hôm nay (mùng Tám Tết) đến hết tháng Giêng Âm lịch, hầu hết các chùa ở Hà Nội đều tổ chức lễ cầu an và cúng sao giải hạn cho con nhang đệ tử. Tuy nhiên, theo nhiều phật tử, việc chuẩn bị, bày biện lễ đã được tổ chức nhộn nhịp từ những ngày đầu xuân.

Chen chân lên chùa dâng sao giải hạn

Chùa Phúc Khánh, Tây Sơn, Đống Đa, ngôi chùa vốn nổi tiếng về việc làm lễ cầu an và cúng sao giải hạn, trong những ngày đầu xuân lúc nào cũng đông nghìn nghịt người. Sân chùa không đủ chứa xe, người dân quanh đó “khoanh vùng” luôn một dãy phố Tây Sơn, trưng biển trông giữ xe máy dài cả cây số.

Phải vất vả lắm chúng tôi mới len chân vào một đám đông vây quanh 2 cái bàn có 3 người đang ngồi ghi chép vào tấm phiếu đăng ký làm lễ cầu an và cúng sao giải hạn đã xếp nhiều chồng dày hàng gang tay.

Chị Hoàng Thị Hoa, Thanh Xuân, Hà Nội, cho hay, thành thông lệ, từ tháng 12 âm lịch, gia đình chị đã tập hợp con cái và nhờ xem xem năm tới con, cháu nào bị sao xấu chiếu và lục tục lên chùa gần nhà xin đăng ký giải sao.

"Việc giải sao thường tập trung vào dịp rằm Tháng Giêng nên nhà chùa quá đông người, chúng tôi phải thuê ghế ngồi xếp hàng cả ra ngoài đường, căng tai nghe tên tuổi, địa chỉ cụ thể có đúng là mình không hay là… người bên cạnh”, chị Hoa vừa đưa tay gạt mồ hôi vừa kể.

Theo chị Hoa, thủ tục cầu an và giải hạn tùy chùa, và tùy thuộc vào con nhang đệ tử mà diễn ra đơn giản hoặc phức tạp. Nếu làm đơn giản, sau khi ghi tên, nộp lệ phí thì vào giờ đã định của các ngày nói trên, những ai thuộc sao nào thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hoá vàng là hoàn tất. Với những gia đình cầu kỳ hơn, nhà chùa sẽ lập đàn tụng kinh cầu phật cắt giải sao xấu dâng sao tốt, làm hình nhân thế mạng... có khi phải mất đến cả ngày trời để hoàn thành việc dâng sao giải hạn.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi trong những người xếp hàng dâng sao giải hạn, có rất nhiều người đến đây “cúng sao” cũng chỉ... theo phong trào, người này mách bảo người kia, thực ra họ cũng không hiểu nhiều về các sao chiếu mệnh. Xem bảng “tra cứu” các sao theo năm sinh của nam và nữ, thi thoảng vẫn có người hỏi: “Thái Bạch hoặc La Hầu chiếu thì tốt hay xấu nhỉ?”

Không chỉ chùa Phúc Khánh, đền Trấn Vũ, chùa Trấn Quốc cũng tấp nập phật tử thập phương đến lễ bái. Tại Phủ Tây Hồ vào chiều mồng 7 Tết rất khó tìm một chỗ đứng trong chính điện để làm lễ. Hàng trăm người đứng tràn sa cả sân để dân hương, hoa và lễ vật cầu tài, cầu lộc đầu xuân.

Chân lý nhà Phật không có cúng sao

Theo quan niệm của người Á Đông, theo vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm sao: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Nhiều người tin rằng, trong số đó, có những sao mang đến rủi ro. Nặng nhất là “Nam La hầu, nữ Kế đô”.

Chính vì thế, người ta thường tổ chức cúng sao vào tháng Giêng nhằm hoá giải bớt những phiền toái có thể xảy đến với mình. Nhiều chùa tổ chức đăng ký làm lễ từ tháng 11 -12 âm lịch của năm trước.


Rất khó tìm chỗ trong chính điện, người người đứng tràn ra sân để cầu an, cầu lộc.

Cũng có không ít người cầu kỳ thuê thầy cúng về dâng sao giải hạn tại gia. Chẳng hạn như để chuẩn bị cho việc giải hạn sao Thái Bạch mà dân gian cho rằng “sạch cửa nhà”, người ta chuẩn bị: 9 quả trứng sống, 9 đĩa xôi, 9 đĩa hoa quả, 9 mũ sao, 9 bài vị, 9 lát vàng thoi kê dưới bài vị, 9 chén nước trong, 9 đĩa gạo muối, 9 miếng thịt luộc, 9 xấp vàng tiền, 9 chén (chung) rượu, 9 chung trà, hoa tươi. Sau đó thắp 18 ngọn đèn, quay bàn hướng Tây hành lễ. Không ít gia chủ đã chi ra vài ba triệu đồng để hành lễ giải hạn cho mình.

Tuy nhiên, nói về tục dâng sao giải hạn của người Việt, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, chùa Quán Sứ, Hà Nội, cho hay, trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình.

"Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng như bày đặt các nghi lễ rườm rà, thuê thầy cúng bái nhiều nơi là điều không cần thiết. Thêm vào đó, vào những ngày “quá tải”, tình trạng chen lấn xô đẩy là khó tránh khỏi, đây là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng móc trộm đồ của con nhang, đệ tử thập phương", Hòa thượng Thích Thanh Tứ nói.

 

Theo Bưu Điện Việt Nam

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
11/02/2011 00:02:36
De tu doc kinh phat ky thi khong cung sao giai han
Kinh phap cu Duc phat day
Du tron len non
Xuong bien vao hang
Nghiep bao damang
Khong ai tranh duoc
Luoi troi tuy thua Ma chua ai thoat
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập