Hội thảo khoa học “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”

Đã đọc: 6967           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hôm nay 28/8/2010, hòa chung niềm vui của toàn dân tộc đón mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long dựng nước, giữ nước. BTC Hội thảo thuộc hai cơ quan: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM long trọng tổ chức “Hội thảo khoa học, Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long Hà Nội tại Resort Phương Nam, số 15/12, ấp Trung, Vĩnh Phú, Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Đến chứng minh và tham dự ngày Hội thảo có sự hiện diện của Đại lão HT. Thích Đức Nghiệp, HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Phước Sơn, HT. Thích Giác Toàn, ĐĐ. TS Thích Nhật Từ cùng chư Tôn đức Tăng Ni tham dự. Về phía Ban Tôn giáo chính phủ có ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo chính phủ. Về phía khách mời danh dự có GS. Hoàng Như Mai, GS. Nguyễn Huệ Chi, PGS. Trần Hữu Tá cùng 300 nhà nghiên cứu và các học giả ngoài đời và trong đạo đồng tham dự.

 

Mở đầu chương trình, HT. Thích Trí Quảng phát biểu diễn văn khai mạc, Hòa thượng cho biết: “ Hội thảo Văn học Phật giáo 1000 năm Thăng Long cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử gian truân nhưng cũng rất đổi vinh quang tự hào của dân tộc, đồng thời đây cũng là dấu ấn thu hút sự chú ý của toàn xã hội hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. tôi cho rằng Hội thảo khoa học này là họat động học thuật rất có ý nghĩa to lớn cho toàn xã hội. Các nghiên cứu và phát hiện tại hội thảo này có nghĩa tham khảo to lớn cho việc bảo tồn các di sản văn hóa thế giới, “ôn cố tri tân” về lịch sử, chính trị và văn hóa”.

Trên tinh thần đó, GS. Hoàng Như Mai phát biểu chào mừng Hội thảo như sau: “Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế, là Lý Thái Tổ. Việc đầu tiên Lý Thái Tổ làm là dời đô từ Hoa Lư – kinh đô cũ của cảc triều Đinh Lê – ra thành Đại La (Thăng Long). Việc này mang một ý nghĩa trọng đại: Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên”. Thủ đô là một bộ mặt, bộ não của đất nước, đặt tên cho thủ đô là Thăng Long, Lý Thái tổ muốn mở ra một vận hội mới cho đất nước thành một quốc gia có vị trí hiên ngang trong khu vực, mở ra một tương lai bền vững lâu dài”.

Sau hai bài phát biểu đầy ý nghĩa, chương trình Hội thảo bắt đầu trình bày các tham luận chung cho cả hội trường.

GS. Trần Hữu Tá

HT. Thích Phước Sơn

GS. Nguyễn Huệ Chi

Đầu tiên là báo cáo đền dẫn của GS. Trần Hữu Tá. Tiếp theo là báo cáo phiên toàn thể của các bài tham luận như: “Văn học Phật giáo Việt Nam đồng hành với 1000 năm Thăng Long” do HT. Thích Phước Sơn trình bày. GS. Nguyễn Huệ Chi với tham luận “Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du

HT. Thích Đức Nghiệp đúc kết vấn đề và GS. Nguyễn Huệ Chi tuyên bố kết thúc phiên toàn thể.

Chủ tọa đoàn điều hành phiên toàn thể bao gồm:

GS. Hoàng Như Mai làm chủ tịch, HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Giác Toàn, GS. Trần Hữu Tá, GS. Nguyễn Huệ Chi

Ban Thư ký bao gồm: TS. Lê Thị Thanh Tâm và ThS. Nguyễn Đông Triều.

Sau giờ nghĩ giải lao, toàn thể Hội trường chia làm hai tiểu ban:

HT. Thích Nhật Quang

NNC. Nguyễn Khắc Thuần


Tiểu ban 1 thảo luận với chủ đề Phật giáo và 1000 năm Thăng Long (Hội trường chính), với các bài tham luận như: “1000 năm Thăng Long Hà Nội và Phật giáo thời Lý Trần” do TT. Thích Nhật Quang trình bày. “Tăng ban trong bộ máy nhà nước” do NNC. Nguyễn Khắc Thuần trình bày. Và PGS.TS Nguyễn Công Lý trình bày “Phật giáo thời Lý Trần với bản sắc dân tộc đại Việt”. Do TT. Thích Đồng Bổn, PGS. TS. Trần Hồng Liên làm chủ tọa và ThS. Nguyễn Đông Triều làm thư ký.

ĐĐ. TS Thích Nhật Từ

PGS. Đoàn Thị Thu Vân

Tiểu ban 2 thảo luận đề tài Văn học và 1000 năm Thăng Long (sảnh) với 3 bài tham luận như: ĐĐ. TS Thích Nhật Từ trong bài “Chiếu dời đô và vai trò xây dựng triều đại nhà Lý”. PGS. Đoàn Thị Thu Vân với bài “Ba bài chiếu đời Lý – một tầm cao văn hóa mở đầu cho kỷ nguyên Thăng Long – Đại Việt”. Và “Tác gia hoàng đế thi nhân Lý Nhân Tông trong tiến trình văn học sử thời Lý”. Do PGS. Đoạn Lê Giang, GS. Nguyễn Đình Chú làm chủ tọa và TS. Lê Thị Thanh Tâm làm Thư ký.

Phiên buổi chiều ở tiểu ban một thảo luận đề tài “Phật giáo và 1000 năm Thăng Long” do ĐĐ.TS Thích Nhật Từ và GS.TS Nguyễn Công Lý làm chủ tọa đoàn, Thư ký do ĐĐ Thích Giác Hoàng đảm nhiệm.

Cụm vấn đề Phật giáo thời Lý Trần được trình bày như: TT. Thích Huệ Thông với bài “Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý Trần và những thời đại về sau”. GS. Lê Cung với bài “Nội trị và ngoại giao của Thiền sư Pháp Thuận”. Và “Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Đại Việt trong quá trình hội nhập” do TT. Thích Phước Đạt Trình bày.

 

Cụm vấn đề Phật giáo Nam bộ được trình bày bởi ba Giáo sư như: NNC Trương Ngọc Tường với đề tài “Những vị thành Hoàng đời lý được thờ tại Nam Bộ”. PGS.TS Trần Hồng Liên với bài “ Phật giáo Bình Dương đầu TK XX qua tác phẩm Hán Nôm lưu hương diễn nghĩa bảo quyền”. TS. Lê Ngọc Thúy trình bày bài “ Phật giáo và Văn học Phật giáo trên vùng đát mới Nam Bộ”.

Tiểu ban 2 thảo luận với chủ đề “Văn học và 1000 năm Thăng Long”. Chủ tọa đoàn gồm có TS. Nguyễn Thành Thi, GS. Nguyễn Văn Hạnh. Thư ký ThS. Đàm Anh Thư.

Cụm vấn đề cổ cân với các tham luận như: GS. Nguyễn Đình Chú với đề tài “ Đệ nhất minh quân Lê Thánh tông – Nhà Văn hóa lớn của đất nước Đại Việt”. TS. Lê Thanh Tâm với “Con người giải thoát và con người mộng huyễn như là nguồn cảm hứng lớn trong thơ thiền Lý Trần”. PGS. Đoàn Lê Giang “Tiểu thuyết về Lý Công Uẩn của Phạm Minh Kiên và cảm hứng dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử nam Kỷ trước 1945

Về cụm vấn đề Văn học hiện đại và Lịch sử Phật giáo gồm có: Bài tham luận của TS. Nguyễn Thành thi “Xu hướng tổng hợp thể loại trong ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp”. Bài “Hình ảnh Thăng Long – Hà Nội trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1945 – 1975”. Và “Trúc Lâm tông chi nguyên Thanh – một biểu hiện của xu hướng dung hợp tư tưởng”.


Cứ mỗi một cụm đề thuyết trình xong các vị Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ đều đưa ra luận điểm, đặt câu hỏi phản biện hoặc bổ sung làm không khí của ngày hội thảo thêm sinh động, thú vị.

Một ngày làm việc thật thành công nhưng thật nghiêm túc và đầy trách nhiệm với 4 phiên làm việc và thảo luận, với phương pháp tiếp cận đa dạng và phong phú, những phản biện, những luận điểm, những phát hiện mới rất thách đố…tạo tièn đề cho những nghiên cứu về sau. Giờ bế mạc là giờ đúc kết lại toàn bộ những tham luận – 8 tiếng với chiều dài của 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Nhà Nghiên cứu Võ Văn Tường đã dùng máy chiếu soi lại “hình ảnh một số ngôi chùa và những tác phẩm nghệ thuật đời Lý”.


Phần cuối chương trình HT. Thích Giác Toàn thay mặt BTC báo cáo tổng kết hội thảo với 7 bài học lịch sử thấm thía như: Bài học về sự phát triển đất nước, bài học về bảo vệ tổ quốc, bài học về ngoại giao quốc tế, bài học về khoan dung tôn giáo, bài học về dân chủ, bài học về chính trị - minh triết, bài học về sự đồng hành.

Bên cạnh đó Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM xin được đề nghị lên chính phủ và các cơ quan chức năng 3 đề xuất sau đây: 1. Dựng thêm tượng anh hùng, danh nhân và dùng tên của họ để đặt tên đường. 2. có chính sách thích hợp để phát triển Phật học, trước mắt nên sớm cấp mã đào tạo cho ngành Phật học. 3. Hợp tác song phương trong giáo dục.

Để tri ân đơn vị tài trợ chính cho cuộc hội thảo có ý nghĩa này. HT. Thích Giác toàn đã tặng phần quà danh dự cho Giám đốc Resort Phương Nam ông Nguyễn Hữu Nhân. Chính nhờ sự nhiệt tâm đóng góp của tất cả quý vị mà hội thảo hôm nay được thành công ngoài mong đợi.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
Bích Liên 29/08/2010 01:27:35
Hic! mình không được tham dự để học hỏi, thật là uổng.
avatar
Thảo Trang 29/08/2010 01:28:45
Đây là một chương trình hay và bổ ích. Chân thành cảm ơn hai tác giả.
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập