Để giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnh

Đã đọc: 1664           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng 27/08/2022, trong ngày cuối cùng của Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần thứ 9, tại Chùa Giác Ngộ, NS. Thích Nữ Diệu Hiếu đã gửi đến 90 hành giả bài pháp thoại ý nghĩa với chủ đề: "Xuất gia là cơ hội tốt nhất để tu tập đưa đến giác ngộ, giải thoát".

Ni sư chia sẻ rằng Đức Phật đã dạy trên đời có năm điều khó. Điều một đó là rất khó gặp được đức Phật; phải là người có nhân duyên, phước báu, căn lành lớn mới có thể gặp gỡ, diện kiến, thân cận đức Thế Tôn. Được thân người là điều khó thứ hai, bởi có vô vàn chúng sanh đang bị đọa khổ nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Điều thứ ba, có đức tin vào Tam Bảo, nghiệp báo, nhân quả, tội phước,... đây không phải là điều mà ai cũng có thể phát khởi tín tâm được. Điều bốn, xuất gia là một điều khó, do không phải ai ai cũng đủ mạnh mẽ, nghị lực, lý tưởng để xuất gia tu học và mang lại lợi ích cho mình và cho người. Phát tâm lắng nghe, học hỏi và thực hành giáo pháp là điều khó cuối cùng, vì nhiều người đã biết Phật pháp rồi, nhưng chỉ biết bố thí, làm phước thôi, chứ không muốn đi sâu vào việc tìm hiểu và hành trì giáo pháp. Do đó, từ năm điều khó nêu trên, ta có thể khẳng định rằng xuất gia là cơ hội tốt nhất để tu tập đưa đến giác ngộ, giải thoát, xa lìa mọi khổ đau, phiền não, đưa đến sự an vui, hạnh phúc dài lâu. 

Và để giúp cho đại chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, lợi ích, hỷ lạc của việc xuất gia mang lại, Ni sư đã kể câu chuyện về cuộc đời của Thánh Tăng Ratthapala và cuộc đối thoại giữa ngài với nhà vua Koravya xứ Kuru về 4 nguyên nhân giúp cho ngài trở thành một vị Tỳ kheo chân chánh hưởng trọn niềm an vui, hạnh phúc trong giáo pháp của đức Thế Tôn. Nhà vua cho rằng có bốn sự suy thoái dẫn đến lý do cho một người đi xuất gia, ẩn thân nơi cửa Phật, đó là: suy thoái về tuổi tác (do tuổi già nên ta khó có thể tự chăm lo cho mình), suy thoái về sức khỏe (do bệnh tật nên ta khó có thể tự chăm lo cho mình), suy thoái về tài sản (nghèo khổ, khánh kiệt, thiếu thốn), suy thoái về thân tộc (không còn gia đình, thân quyến, họ hàng để nương tựa sinh sống). 

Và Tôn giả Ratthapala đã trả lời rằng 4 điều mà nhà vua nêu lên thật chưa phải lý do chính đáng để một người phát khởi thiện tâm xuất gia. Mà theo Tôn giả, do ngài lãnh hội được giáo pháp vi diệu, tuyệt hảo của đức Thế Tôn với 4 nguyên nhân sau đây mà phát tâm làm một vị Tỳ kheo chân chính, sống đời phạm hạnh, an lạc, thảnh thơi. Nguyên nhân đầu tiên, bởi thế gian là vô thường và sẽ bị hoại diệt, mà sanh, già, bệnh, chết là một tiến trình của cuộc đời, không ai tránh khỏi. Do đó, tận dụng thời gian khi còn trẻ, còn khỏe, chúng ta hãy siêng năng, tinh tấn tu tập Phật pháp để bản thân bớt khổ, vơi buồn, sống có ích, có giá trị trong cuộc đời để thời giờ không bị luống trôi vô ích. Cũng chính do cuộc đời vô thường mà nếu không tranh thủ thời gian, sức khỏe để tích cực làm các thiện pháp, thì khi già, bệnh, chết "gõ cửa ghé thăm", chúng ta sẽ trầm luân khổ đau bởi vô vàn ác nghiệp mà mình đã gây tạo.

Điều hai, thế gian này không có cái gì là sự nương tựa chắc chắn, vững vàng. Người đời cứ cho rằng gia đình, vợ chồng, con cái; của cải, tài sản; danh vọng, địa vị, quyền lực;... là điểm tựa lâu bền cho mình. Nhưng không, tất cả điều đó đều bị vô thường chi phối và hoại diệt. Và khi chúng bị mất mát, sụp đổ, suy tàn, chúng ta cũng bị đau khổ, ưu sầu dày vò theo do tâm vướng mắc, chấp thủ của mình. Vì vậy, chỉ có nương tựa Tam Bảo, nương tựa giáo pháp của đức Phật thì con người mới có thể để tìm thấy sự an lạc, giải thoát tuyệt đối khỏi mọi nỗi khổ, niềm đau ở chốn hồng trần. 

Điều ba, mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều mang tính vô ngã, không có gì là thuộc quyền sở hữu của mình. Chẳng hạn như ngay cả thân ngũ uẩn này cũng là do tứ đại hợp thành. Một khi tứ đại tiêu hoại, tuổi thọ kết thúc, tâm thức chúng ta sẽ tái sanh sang một đời sống mới. Do đó, chính ta còn không nắm giữ, níu kéo được thân thể mình thì có gì mà mình nắm giữ được, ngoài chính nghiệp báo của bản thân? Chỉ có phát tâm xuất gia, tu tập, sửa đổi ba nghiệp thì ta mới thấu rõ đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của cuộc đời; không bị vướng kẹt, chấp thủ sở hữu những điều giả tạm, hư ngụy. 

Điều bốn, thế giới này ngập tràn khổ đau do con người đắm chìm trong tham dục, luyến ái, si mê, khoái lạc. Chạy theo những dục cảm giác quan, thỏa mãn dục tính phàm phu mà chúng ta trở thành những con thiêu thân lao mình vào ngọn đèn sanh tử luân hồi, khổ đau không bao giờ nguôi ngoai, chấm dứt. Chỉ có sống đời xuất gia thanh bần, thoát tục; thực hành thiện pháp; buông bỏ, xả ly mọi tham ái, chấp thủ sỡ hữu, dục lạc thấp hèn thì chúng ta mới có thể trải nghiệm và làm chủ được đời sống an vui, hạnh phúc mà thôi. 

Từ bốn nguyên nhân đưa đến việc xuất gia của Thánh Tăng Ratthapala, chúng ta có thể thấy rằng hạnh lành xuất sĩ, noi gương chư Phật để vượt thoát khổ đau, phiền não là một lý tưởng sống vô cùng cao đẹp, đáng trân quý. Và để tiếp thêm động lực, tín tâm, nhiệt thành trên bước đường chuyển hóa thù thắng đó, Ni sư đã gửi gắm đến các hành giả một số điều lưu ý để việc xuất gia được thành tựu trọn vẹn, đủ đầy công đức, phước báu. Trước hết, hành giả phải cam kết xuất gia cả về hình tướng lẫn tâm tánh, dù hình thức hay nội dung thì vị đệ tử Phật phải luôn luôn nhận thức về việc mình đang sống một cuộc đời phạm hạnh, thoát trần. Là một vị tu sĩ, chúng ta luôn luôn chánh niệm, tỉnh giác trong mọi phút giây; tinh tấn, kiên trì học tập, thực hành thiện pháp để sửa chữa, cải thiện, điều chỉnh suy nghĩ, lời nói, hành động sao cho tích cực hơn, tốt đẹp hơn và thánh thiện hơn. 

Sống trong đại chúng, hành giả phải nêu cao tinh thần lục hòa, đơn giản, thanh bần, xả ly sự cố chấp, ngã mạn, vị kỷ cá nhân. Xuất gia không những làm lợi lạc cho bản thân, đó còn là hạnh lành để người tu sĩ báo hiếu cho mẹ cha bằng cách hồi hướng phước báu đến họ và hướng dẫn họ trở thành Phật tử, sống hiền, ở lành, tu học pháp Phật. Cuối cùng, những vị trưởng tử của Như Lai bên cạnh lý tưởng giải thoát, giác ngộ; luôn luôn khắc cốt ghi tâm chí nguyện độ sanh, hoằng pháp độ đời, mang ánh sáng hạnh phúc, lạc an của nhà Phật để soi rọi, xóa tan màn đêm khổ đau, si mê của chúng sanh, vạn loài. 

Tin: Minh Lượng

Ảnh: Thanh Phong, Ngộ Đức Phước

Để giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnhĐể giải thoát, giác ngộ thì không gì quý bằng con đường xuất gia phạm hạnh

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập