TT. Thích Nhật Từ gửi tặng 5 bài học từ đức Phật đến hơn 300 học sinh Trường Tiểu học Quốc tế Việt Mỹ

Đã đọc: 274           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong Khóa tu Thiếu nhi tại Chùa Giác Ngộ, vào trưa ngày 24/06/2022, hơn 300 em học sinh cùng 62 giáo viên, phụ huynh của Trường Tiểu học Quốc tế Việt Mỹ đã có những phút giây an lạc, hạnh phúc khi trải nghiệm nửa ngày tu học tại Chùa.

Mở đầu khóa tu, các em học sinh được Tăng đoàn hướng dẫn đảnh lễ Tam Bảo và đọc kinh Vu Lan, Báo Hiếu Công Ơn Cha Mẹ. Những lời Phật dạy về công sinh thành và ơn dưỡng dục của cha mẹ to lớn và vĩ đại như trời cao, biển rộng. Muốn trở thành một công dân có ích cho xã hội và cộng đồng, thì trước tiên các em cần phải làm một người con hiếu thảo, luôn luôn biết ơn, cố gắng giúp đỡ, phụng dưỡng cha mẹ.

Sau đó, các em tiếp tục được trải nghiệm thời khóa ngồi thiền. Thầy Trụ trì chỉ dạy các em kỹ năng hít thở, tư thế ngồi thẳng lưng, cách thả lỏng thân thể,... để đạt được sự tập trung thân tâm, cảm nhận sự bình yên, thoải mái và thư giãn trong giây phút hiện tại. Đây là một phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng, trị liệu tâm lý, cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ. Bài thực tập thiền đơn giản có tác dụng vô cùng tốt cho việc học tập, vui chơi và sinh hoạt của các em trong đời sống hằng ngày. Nhờ đó, các em sẽ bớt đi sự lo lắng, hồi hộp, sợ sệt, rụt rè, nhút nhát,... và sống tự tin, lạc quan, yêu đời hơn.

TT. Thích Nhật Từ cũng đã gửi đến các em 5 bài học quý báu từ đức Phật. Bài học đầu tiên chính là tinh thần nỗ lực và tự lập của đức Phật. Đức Phật là Thái tử, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Mặc dù xuất thân từ hoàng tộc quyền quý, nhưng đức Phật không hề ỷ y vào cha mẹ mình. Ngài luôn nỗ lực trong việc tu học, không ngại khó khăn, gian khổ để tìm kiếm, trải nghiệm và chứng ngộ chân lý diệt trừ khổ đau, sống an vui, hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Các em nên học tập theo đức Phật đức tính nỗ lực và tự lập này, không nên dựa dẫm vào cha mẹ quá nhiều. Các em phải tự thức dậy vào mỗi sáng, tự đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, ăn sáng, đi học,... mà không cần để cha mẹ phải nhắc nhở, năn nỉ quá nhiều.

Thứ hai, các em nên có sự yêu thích trải nghiệm thực tiễn. Khi xuất gia tìm đạo giải thoát, đức Phật đã học hỏi hai vị đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Rồi Ngài lần lượt trải nghiệm, chứng đạt được hai tầng thiền định là Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ nền tảng đó, đức Phật đã phát triển việc thực tập thiền, một pháp môn hỗ trợ cho sự giải thoát, giác ngộ của mình. Học theo đức Phật, các em phải yêu thích trải nghiệm trong cuộc sống, nhất là sự học tập. Các em cần nâng cao thành tích học tập của mình, không nên tự thỏa mãn, tự hài lòng, tự an phận với kết quả hiện tại. Trải nghiệm các cấp bậc thành công trong học tập là điều kiện tốt giúp các em có được nhiều sự thành đạt trong cuộc sống.

Không ngừng khám phá và phát minh là bài học bổ ích thứ ba. Đức Phật luôn luôn hết mình khám phá con đường giác ngộ và phát minh, phát hiện ra chân lý tuyệt diệu giúp con người nhận thức khổ đau, truy tìm nguyên nhân khổ đau, trải nghiệm hạnh phúc và diệt trừ khổ đau thông qua các phương pháp đúng đắn. Qua đó, các em học sinh cũng nên phát triển sự sáng tạo, phát minh ra những điều hữu ích hơn, có giá trị hơn, hiệu quả cao hơn, ít tốn chi phí hơn,... để giúp ích cho cuộc đời này.

Thông qua kinh Vu Lan, Báo Hiếu Công Ơn Cha Mẹ mà các em đã đọc đầu chương trình, các em biết được sự hiếu thảo, biết ơn của đức Phật đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ trong quá khứ khi Ngài lạy đống xướng khô. Các em nên noi gương Ngài để thương yêu, biết ơn và đền ơn cha mẹ. Các em vâng lời Sư phụ Nhật Từ và hứa rằng luôn luôn ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời cha mẹ; siêng năng học tập, không mê chơi game, không trốn học; không nói dối, cãi lộn hay mắng chửi cha mẹ;... Đó là những cách thể hiện sự biết ơn và đền ơn đối với công lao to lớn của cha mẹ đã dành cho mình.

Điều thứ năm cũng vô cùng quan trọng, đó là đức tính siêng năng đóng góp, phụng sự nhân sinh của đức Phật. Ròng rã suốt 45 năm kể từ khi thành Phật, Ngài luôn luôn tinh tấn, nhiệt tình và hết mình đi khắp một nửa đất nước Ấn Độ để hoằng pháp lợi sanh, giúp cho hàng ngàn, hàng triệu người vơi bớt khổ đau, sống an vui, hạnh phúc. Cũng như thế, các em học sinh hãy biết sống thương yêu, chan hòa, giúp đỡ, hỗ trợ tất cả mọi người, mọi loài, từ cha mẹ, gia đình, thầy cô, bạn bè, các loài vật,... Việc nuôi dưỡng tâm từ bi sẽ giúp cho các em được mọi người thương yêu hơn và quý trọng hơn.

Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong







































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập