TP Hồ Chí Minh: Trang nghiêm tưởng niệm 40 năm Cố hòa thượng Bửu Chơn viên tịch (1979 - 2019)

Đã đọc: 1081           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 30/08/2019 (01/08 Kỷ Hợi), tại chùa Phổ Minh (số 2 Thiên Hộ Dương - P1 - Q Gò Vấp), đã trọng thể diễn ra lễ tưởng niệm 40 năm - cố hòa thượng Bửu Chơn viên tịch (1979 - 2019).

 

Quang lâm chứng minh: HT Thích Viên Minh - UVTT HĐCM GHPGVN - Giáo phẩm Hệ phái PG Nam Tông. HT Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN. TT Thích Thiện Qúy - Ủy viên HĐTS - Phó ban kiêm Chánh thư ký GHPGVN TP HCM, phái đoàn BTS GHPGVN TPHCM. BTS GHPGVN Q Gò Vấp.

Hòa thượng Tep Vong và phái đoàn PG Vương quốc Campuchia.

Sau nghi thức niêm hương tưởng niệm, HT Thích Thiện Tâm (Trưởng Tử) cung tuyên tiểu sử cố Hòa Thượng Bửu Chơn.

“HT Bửu Chơn thế danh Phạm Văn Tông, sinh năm Nhâm Tý (1911) tại Sa Đéc, Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo tại nước này. Năm 1940, Ngài xuất gia tại chùa Lankar Phnompenh. Sau đó Ngài vào rừng thực hành hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt 12 năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam thỉnh về Sài Gòn để hoằng truyền giáo pháp Nguyên Thủy. Năm 1952 Ngài sang Tích Lan nghiên cứu Phật học tại trường DhammadutaVijjàlaya khoảng 2 năm. Từ đó, Ngài hành hương Ấn Độ để chiêm bái các Phật tích và được Giáo Hội Phật Giáo ở Tích Lan dâng tặng về tôn thờ tại Việt Nam.
Ngài là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật giáo quốc tế.
Năm 1954, Ngài làm trưởng đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết Tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Điện.
Năm 1956, Ngài tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Điện. Nhân dịp này Ngài vinh dự được Bộ Tôn Giáo Miến Điện dâng tặng Ngọc Xá Lợi về thờ tại Việt Nam.
Ngài là thành viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Ngài được thỉnh cử vào cương vị Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam vào năm 1957. Trong năm này Ngài làm trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam dự Lễ Kỷ niệm PL 2.500 năm do Phật Giáo Campuchia tổ chức. Cũng năm này Ngài dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Népal và Hội nghị Triết học tại Ấn Độ.
Năm 1958, Ngài dự Hội nghị Quốc tế Lịch sử Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 9 tại Đông Kinh, Nhật Bản.
Năm 1960 Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Chủ Tịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (World Fellowship of Buddhists) trong kỳ Đại Hội lần thứ 5 tại Thái Lan. Cũng năm này, Ngài tham dự Hội nghị Lịch Sử Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 10 tại Tây Đức. Sẵn cơ hội Ngài đã đến nghiên cứu các tổ chức Phật Giáo tại các nước như: Anh, Ý, Pháp.
Năm 1961 trong Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh, Campuchia, Ngài được bầu vào chức vụ Cố vấn Tinh thần Tối cao và vĩnh viễn của Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists).
Năm 1962, Ngài tái đắc cử Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Ngài đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng Thích Ca Phật Đài tại núi Lớn, Vũng Tàu.
Năm 1963, trong cuộc đấu tranh chống chế độ kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, Ngài được cử giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy ban Liên phái Bảo Vệ Phật Giáo.
Năm 1964, Ngài dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật Giáo Thế Giới lần thứ 7 tại Ấn Độ.
Năm 1965, Ngài được bầu làm Chủ Tịch danh dự Hội Phật Giáo Thế Giới Singapore . Cũng năm này, Ngài dự Hội nghị thành lập Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới tại Tích Lan.
Năm 1966, Ngài dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật Giáo Thế Giới lần thứ 8 tại Thái Lan.
Năm 1968 , Ngài tham dự Hội nghị Lịch Sử Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 12 tại Jerusalem, Do Thái.
Năm 1972, Ngài được thỉnh cử đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
Năm 1975, Ngài được mời giữ chức vụ Phó Chủ Tịch Ủy Ban Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1979, Ngài được đại hội thỉnh đảm nhận chức vụ Cố vấn Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam khóa 11.

Ngài là một bậc cao tăng thạc đức của Phật giáo Việt Nam, một học giả uyên thâm Phật Pháp, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái , Khmer, Miến Điện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nga và Cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Ngài rất thông thạo và đã dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và soạn thành tự điển Pàli-Việt.
Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để hành thiền, thuyết Pháp, phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.
Ngày 17/09/1979, mặc dù sức khỏe suy yếu, Ngài vẫn hoan hỉ nhận lời dẫn đầu phái đoàn Phật Giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, dự lễ Đôlta (lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia) tại Campuchia và cử hành lễ truyền cụ túc giới cho các nhà sư Campuchia bị chế độ diệt chủng Pôn Pốt cưỡng bức hồi tục,
Ngày 19/09/1979 do bệnh cũ (sạn mật) bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21/09/ 1979 (01/08 Kỷ Mùi) Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 39 tuổi đạo.

Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Hòa thượng vẫn còn tỉnh táo lắng nghe Hòa thượng Thiện Tâm và các thành viên trong đoàn báo cáo kết quả buổi lễ Đôlta và lễ Truyền giới viên mãn cho 7 vị sư Campuchia, (Cot-vai, Pra Dick, IK-Sum, Non Nghet, Kel vong, Dinh Sarun và Tep Vong ), mở đầu cho kỷ nguyên phục hồi nền Phật giáo xứ chùa tháp Campuchia.
Cuộc đời và công hạnh của Ngài là một tấm gương sáng ngời, tỏa rộng khắp thế giới, và lưu lại mãi trong tâm tư và ký ức của tăng ni Phật tử Việt Nam thời hiện tại và trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam.
Các tác phẩm của Ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch :
1. Cư Sĩ Thực Hành. Tứ Thanh Tịnh Giới. Pháp Xa. Chuyển Pháp Luân. Bồ Tát Khổ Hạnh. Hàng rào giai cấp. Niệm Thân. Chánh Giác Tông. Tội Ngũ trần.
Truyện Ngạ Quỹ. Quả Báo Sa Môn. Nhân Quả Liên Quan. Kho tàng Pháp Bảo. Pháp Đầu Đà. Hội Nghị Quốc Tế. Văn Phạm Pàli. Định luật thiên nhiên của vũ trụ. Tự Điển Pàli”.

 

Buổi lễ đã cử hành nghi lễ đi bát truyền thống, thọ trai, khóa kinh cầu an chúc phúc đến HT Tep Vong. Chiều cùng ngày, Mặt trận tổ quốc phường 1, phối hợp với bổn tự, trao tặng 120  phần quà từ thiện cho người nghèo khó tại địa phương.

 




































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập