Lý giải và bình luận: Thiền quán củaShin'ichi Hisamatsu thuộc học phái Kyōto

Tên gọi “Học phái Kyōto” sau đó sớm đã xác định. Do từ nhà triết học kiệt xuất ở Nhật Bản cận hiện đại Nishida Kitaro sáng lập học phái này, trong đó có liên hệ rất nhiều người đều tìm đến Nishida Kitaro, hoặc học trò học tập với ông, từ đó học phái còn gọi là “Học phái Nishida Kitaro”.
1, Định vị và thành viên của học phái Kyōto
Thật rõ ràng Nishida Kitaro là người sáng lập triết học học phái Kyōto đã lần lượt tạo ảnh hưởng đến triết học thế giới, trở thành giới triết học phương Tây, giới tôn giáo học, giới thần học hiểu rõ triết học phương Đông và làm một môi giới quan trọng trong tư tưởng tôn giáo. Rất nhiều trước tác triết học quan trọng của học phái đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức, còn có không ít bản được dịch ra tiếng Hán. Trong đó rất được để mắt đến và dịch ra nhiều thứ tiếng, tất nhiên là quyển Thiện Chi Nghiên Cứu (善の研究) và sau đó là quyển Triết Học Chi Căn Bản Vấn Đề (哲学の根本问题), đều được dịch ra nhiều thứ tiếng ở phương Tây. Đại thể triết học Nishida Kitaro khởi lên mở đường và ảnh hưởng thâm sâu đến tư trào nhân văn quốc tế. Thành viên của học phái triết học này cũng không ngừng nghiên cứu triết học, mở rộng thêm, học giả thời đại mới cũng là thành viên đời thứ 4 đang trưởng thành, không ngừng phát huy trong tư tưởng triết học. Triết học học phái rất mạnh mà có sức mạnh (trọng lượng) so với học phái vùng Đông Á thời nay, có khá nhiều nhà Nho mới đương đại cũng xuất phát từ học phái.
Tên gọi “Học phái Kyōto” sau đó sớm đã xác định. Do từ nhà triết học kiệt xuất ở Nhật Bản cận hiện đại Nishida Kitaro sáng lập học phái này, trong đó có liên hệ rất nhiều người đều tìm đến Nishida Kitaro, hoặc học trò học tập với ông, từ đó học phái còn gọi là “Học phái Nishida Kitaro”.
Họ (gồm cả bản thân Nishida Kitaro) giảng dạy hay nơi hoạt động chủ yếu là Kyōto, đặc biệt là Đại học Kyōto, từ đó học phái gọi là “học phái Kyōto”, gọi triết học là “triết học Kyōto”.
Thành viên học phái có rất nhiều, tư tưởng triết học hay vấn đề đa phương diện, đa nguyên của họ liên quan phạm vi rộng rãi lạ lùng. Điều này khiến cho người của học phái khi nghiên cứu triết học có thể dẫn đến khó khăn rất lớn. Nghiên cứu những vấn đề này, liên quan đến nhà triết học và nhà tôn giáo ở phương Tây như: Plato, Aristotle, Paul của Cơ-đốc giáo, Meister Eckhart của chủ nghĩa thần bí (Deutsche Mystik) nước Đức, Jacob Bohme, Francescod'Assisi, B.Spinoza, G.W.von Leibniz, I.Kant, J.G.Fichte, F.W.J. von Schelling, G.W.F.Hegel, F.W.Nietzsche, M.Heidegger, A.N.Whitehead và W,James; ở Trung Quốc thì rất có quan hệ mật thiết với Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Từ, Vương Dương Minh; Phật giáo thì như Đức Phật Thích-ca-mâu-ni (Śākyamuni), Long Thọ (Nāgārjuna), tư tưởng Bát-nhã (Pajn~apa~ramita~thought), kinh Duy-ma (Vimalakirtinirdes/a-sutra); liên quan rất nhiều Phật giáo Trung Quốc, như Hoa Nghiêm tông, Tịnh độ tông, Thiền tông, trong đó liên hệ rất nhiều đến Thiền tông, rất chú ý ảnh hưởng tư tưởng Đàn kinh, Lâm Tế lục Vô Môn quan, Bích nham lục, Tùng Dung lục, bao gồm có văn hiến ngữ lục.
Còn thành viên trong phái thì nghiên cứu khá rộng thoáng văn chương, họ đặc biệt xem trọng tư tưởng nhưng khác biệt rất lớn, có lúc hành động trái ngược với mục tiêu, như Masaaki Kōsaka và Iwao Kōyama rất nhấn mạnh nền tảng triết học phương Tây, đặc biệt là tri thức luận. Toratarō Shimomura là nhà triết học khoa học, rành mạch triết học tôn giáo, từng viết một bộ sách nổi tiếng đề cập đến San Francisco. Trọng điểm nghiên cứu của Tetsuro Watsuji là luân lý học, rạch ròi Phật giáo nguyên thủy, khá hiểu sâu lạ thường về nhân tình phong thổ dân tộc Nhật Bản. Kiyoshi Miki từ trẻ là học trò của Nishida Kitaro, sau đó chuyển hướng đi về lĩnh vực chủ nghĩa cộng sản. Tokuryū Yamauchi là chuyên gia hình nhi thượng học, thông thạo vấn đề logic, Đạo (Logos). Kōichi Tsujimura là chuyên nghiên cứu triết học Martin Heiderge, cũng có lý giải và đào sâu ở mức độ nhất định về thiền. Sơn Bổn Thành Tác là học giả quyền uy nghiên cứu về triết học A. N. Whitehead, ngoài ra còn giảng dạy triết học Nishida Kitaro.
Giới học thuật trong nước Nhật Bản lưu hành quan điểm của thành viên học phái Kyoto khá thoáng rộng theo thứ lớp, thậm chí có người khởi xướng lấy thiền học nổi tiếng thế giới là D.T.Suzuki gom vào học phái. D.T.Suzuki là bạn của Nishida Kitaro. Một số học trò của Nishida Kitaro như Masao Abe, Keiji Nishitani, Shizuteru Ueda cũng có lui tới với D.T.Suzuki, học vấn của họ rất được uyên bác, hầu như không gì không hiểu, họ làm nhiều chức năng quan trọng như nhà triết học, nhà tôn giáo, nhà tâm lý học, hành giả tu thiền, nhà truyền bá Phật giáo, họ đều dẫn khởi dung nạp mà không chỉ riêng học phái nên họ được giỏi mọi mặt,.
Theo tôi, học phái Kyoto cũng là một học phái triết học, phái này có đủ quan niệm trung tâm, tư tưởng triết học cũng từ đó 一bao gồm quan niệm trung tâm và phát triển rộng. Và thành viên trong học phái đều phải có lý giải riêng mình về quan niệm này. Đồng thời, là thành viên học phái, tự thân họ cũng đã xây dựng nên hệ thống triết học riêng, không những chỉ là tuyên dương triết học Nishida Kitaro, đương nhiên cũng không ít lý giải độ sâu và độ rộng triết học Nishida Kitaro. Mặt khác, soạn viết trước tác có đủ phong phú nhất định, cũng không thể thiếu sót. Vấn đề hiện nay, quan niệm trung tâm này là gì? Xác định cái gì? Trước hết xem trước tác của Nishida Kitaro hay dạy học cũng rất đủ quán sát, năng lực lý luận rất sắc bén. Trong rừng tác phẩm đồ sộ của Nishida Kitaro, thường hay phát hiện có xuất hiện một số quan niệm, ý nghĩa ấy khá nhất chí, đều phản ánh một diện tướng thực tại sau cuối và chân lý sau cuối. Những quan niệm này bao gồm: Kinh nghiệm thuần túy, Tính chủ thể siêu việt, Trường sở, Lực lượng tổng hợp hình nhi thượng, Tuyết đối vô, Thần, Đồng nhất tự ngã của mâu thuẫn tuyệt đối, v...v. Ý nghĩa những quan niệm này, có thể lấy “绝对无” (absolutes Nichts) để khái quát. Liên quan ý nghĩa những quan niệm này, trước tác của bản thân Nishida Kitaro và nghiên cứu về trước tác (cũng bao gồm tôi tự mình viết) về triết học Nishida Kitaro, đều có tương quan. Tôi nêu cốt lõi ở đây là, kinh nghiệm thuần túy triển khai siêu việt tính nhị nguyên chủ quan, biểu hiện hoạt động một thứ siêu việt trước kia để thành lập kinh nghiệm và được kinh nghiệm, từ đó có thể thông tính chủ thể siêu việt. Tính chủ thể này siêu việt quan hệ đối lập nhị nguyên khách quan cũng là một tuyệt đối vô nguyên lý, chân lý sau cuối của tướng đối tượng. Lực lượng tổng hợp của hình thượng học biểu hiện suy động nguyên lý sau cuối này, nó có đủ tác dụng bao quát tất cả, bản tính là tinh thần, không phải vật chất. Thần không phải chúa tể có đủ tính nhân cách “chí tôn vô thượng” mà Cơ-đốc giáo phương Tây phát minh, mà cũng chỉ cho Thần này có đủ nguyên lý sau cuối mang tính phi thực thể trong tạo tính, Thần là vạn vật hay nền tảng tồn hữu luận trong tất cả pháp. Trường sở là một không gian tinh thần, không gian ý thức, trong đó có ý vị tuyệt đối ý thức (绝对意识 absolutes Bewul tsein) của E.Husserl, cũng có hàm nghĩa pháp giới (法界(dharma·dh~.tu) mà Hoa Nghiêm tông Phật giáo nói, sự vật ở trong ngưng lay động dáng dấp tự thân xưa nay, hỗ tương không bị chướng ngại, đó là cảnh giới ‘tự ngã’ trong “Vạn vật tĩnh quán đều tự đắc” (Trình Minh đạo ngữ). Nhà huyền học thời Ngụy Tấn là Quách Tượng giải thích cảnh giới tiêu dao của Trang Tử là “Tự đắc chi trường”, nên rất có thể ý nghĩa loại Trường sở được triển khai từ đây. Trong Trường sở, tính cách kinh nghiệm, tính cách tương đối của tất cả lớn, nhỏ đều sẽ vứt mất đi, đều không thấy hiện tượng, mà lấy tồn tại thân phận của Vật tự thân (物自身 Dinge an sich) trong “Tức trường sở tức pháp giới” ấy. Thật khó hiểu và quan niệm xử lý trong triết học Nishida Kitaro về đồng nhất tự ngã của mẫu thuẫn tuyệt đối. Nói cách khác, mâu thuẫn là tương đối, không khả năng là tuyệt đối. Nhưng nếu mâu thuẫn tương đối mà được thiết định từ trong Trường sở tuyệt đối, trở thành mâu thuẫn tuyệt đối là: mâu thuẫn tuyệt đối trong Trường sở. Mâu thuẫn này sau đó sẽ được cải cách, bởi vì hai bên mâu thuẫn hay hai loại sự vật sẽ được chuyển hóa trong Trường vức hay Trường sở tuyệt đối mà thành hỗ tương không ngăn ngại, mà đồng nhất khởi lên.
Nhìn chung, ý vị quan niệm trên, đều xoay quanh quan niệm tuyệt đối vô mà triển khai, nó có thể bao gồm tuyệt đối vô, triển khai rộng diện tướng đa nguyên nguyên lý hay chân lý sau cuối, mà nguyên lý sau cuối này tức là tuyệt đối vô. ‘Vô’ ở đây biểu hiện ý nghĩa mặt trái, tức là tuyệt đối vô chỉ cho phương thức phủ định, xuyên qua mặt trái, đều triển khai nguyên lý sau cuối. Cụm từ ‘mặt trái’, ‘phủ định’ này cũng không có ý vị giá trị.
Như vậy, xác định quan niệm trung tâm của triết học học phái là tuyệt đối vô. Thành viên học phái đều phải có nhận thức thâm sâu tuyệt đối vô, không thể hoàn toàn dựa cậy quan điểm Nishida Kitaro, còn có phát huy. Liên hệ vấn đề thành viên học phái, xác định có các vị sau đây:
Đời 1: Nishida Kitaro, Hajime Tanabe. Đời 2: Shin'ichi Hisamatsu, Keiji Nishitani. Đời 3: Takeuchi Yoshinori, Masao Abe, Shizuteru Ueda. Họ đều nhấn mạnh tuyệt đối vô, cũng bất đồng phương thức mở rộng quan niệm này. Ổ đây không nói đến bản thân Nishida Kitaro. Hajime Tanabe quy tông Tịnh độ, cho rằng dùng nhiều tha lực tuyệt đối vô cũng tức là Đức Phật A-di-đà. Shin'ichi Hisamatsu nói đến tự ngã của vô tướng. Keiji Nishitani nói đến quan hệ tương nhập hỗ tương giữa không, sự vật. Võ Nội Nghĩa Hùng nối gót Hajime Tanabe, lấy nhiều tha lực để nói về tuyệt đối vô, còn gia nhập một số nguyên tố của nhà thần học phương Tây, bao gồm như: R.Bultmann, K.Barth, R.Otto, J.Robinson, D,Bonhbffer, cho đến nhà triết học Martin Heiderger và K.Jaspers.
Masao Abe xem phi Phật phi ma, Phật ma đồng thể để nói về tuyệt đối vô. Shizuteru Ueda thì xem người trâu đều mất, trộn lẫn, mất hai bên chủ quan để nói về tuyệt đối vô. Đó là phương thức mà thành viên học phái xác định. Masao Abe tương đối tiếp cận quan điểm của giới học thuật phương Tây. Từ đó, có người cho rằng tôi lý giải về triết học Kyōto, được tiếp thu ảnh hưởng từ Masao Abe. Xác định ban đầu là như vậy, tôi ban đầu thật tiếp xúc với tác phẩm của nhà triết học học phái này, đó là Masao Abe và Shin'ichi Hisamatsu, tôi và Masao Abe cũng có giao du khá thắm thiết. Nhưng không lâu sau tôi đã tách khỏi Masao Abe và Shin'ichi Hisamatsu, rồi xem tác phẩm triết học của Keiji Nishitani, Hajime Tanabe và Nishida Kitaro. Hiện nay đã thật khó nói tôi ảnh hưởng từ ai, bản thân tôi đã kiến lập hệ thống Hiện tượng học động lực thuần túy (纯粹力动现象学体系) và phân hướng khác với triết học Kyōto, nhưng vẫn thường hay đọc qua trước tác của họ, dùng nhìn nhận khách quan để phê phán tương đối nghiêm túc, đồng thời cũng hấp thu cái hay của họ.
Có người hỏi: học phái Kyōto có thành viên đời 4 không? Có. Họ đều dốc sức học tập tư tưởng của tiền bối, thường hay mở rộng triết học thêng thang của mình, gồm có các vị: Tây Điền Nhất Tuyến, Tiểu Bản Quốc Kế, Sơn Bản Thành Tác, Ryōsuke Ōhashi, Masakatsu Fujita, Hoa Cang Vĩnh Tử, Masakatsu Fujita. Điền Biên Thành Nhất, Trường Cốc Chánh Đương, Masakatsu Fujita chuyên nghiên cứu về quan niệm luận nước Đức, đặc biệt là triết học Hegel; Hoa Cang Vĩnh Tử chuyên nghiên cứu về thần học đương đại nước Đức, còn nghiên cứu sâu triết học tuyệt đối vô. Nhưng họ đều có một điểm cộng thông, đó là học vấn và tu dưỡng căn bản giáo nghĩa Phật giáo.
Giữa triết học Kyōto và triết học Phật giáo, triết học Shin'ichi Hisamatsu rất quan hệ mật thiết với triết học Thiền. Shin'ichi Hisamatsu tuy tham cứu rất sâu rất rộng triết học nước Đức, tôn giáo học, thiền học, nhưng nền tảng học vấn của Shin'ichi Hisamatsu được xây dựng trên lĩnh vực Thiền, đó cũng bao quát nội tại thiền ngộ. Bởi vậy bài viết lý giải về Phật giáo liên quan học phái Kyōto, tập trung tham cứu và triển khai Thiền của Shin'ichi Hisamatsu
(còn tiếp, bản văn gồm 7 phần)
*Ngô Nhữ Quân (1946-?): Tiến sĩ triết học đại học McMaster nước Đức, giáo sư xuất sắc của: Sở nghiên cứu văn triết Trung Quốc thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Đài Loan, và hệ văn học Trung Quốc thuộc đại học quốc lập Trung ương. Ông từng dạy các trường ở Hồng Kông như Đại học Baptist, Học viện Sùng Cơ, Cao đẳng Phật giáo. Nghiên cứu chủ yếu của ông là: Phật giáo, Nho giáo, triết học Lão Trang Đạo giáo, học phái Kyōto, hiện tượng học, triết học lịch sử, tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng, luận lý học Phật giáo, phương pháp luận nghiên cứu của đại học Hamburg nước Đức. Ông là nhà triết học nổi tiếng, trước tác rất nhiều. Ông đã kết cấu tư tưởng hệ thống “Hiện tượng học động lực thuần túy”
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- TP. HCM: Lễ lạc thành chùa Tòng Lâm (Q.3) Nguồn: giacngo.vn
- Gia Lai: Đại hội đại biểu Phật giáo thị xã An Khê Nguồn: giacngo.vn
- Chỉ dẫn về đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung Nguồn: giacngo.vn
- Lâm Đồng: An trí kim quan và thọ tang HT. Thích Toàn Đức Nguồn: giacngo.vn
- Lâm Đồng: Phụng thỉnh kim quan HT. Thích Toàn Đức an trí Giác linh đường Nguồn: giacngo.vn
- TƯGH họp giao ban đợt 2 tại khu vực phía Nam Nguồn: giacngo.vn
- TP.HCM: Lễ Truy niệm, Phụng tống Kim quan HT. Thích Hiển Pháp trở về quê hương Tiểu Bình - Trí Thắng
- Thái Bình: Hai bạn trẻ làm lễ hằng thuận tại chùaThánh Long Nhuận Nguyện
- Thái Bình: Tổ chức Đại giới đàn vào cuối năm Nhuận Nguyện
- TP.HCM: Sẽ tổ chức khóa bồi dưỡng hành chánh, trụ trì Nguồn: giacngo.vn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)