Pháp thoại TT THÍCH NHẬT TỪ đề tài: "HƠI THỞ THIỀN VÀ LỤC DIỆU PHÁP MÔN" - HVPGVN TP.HCM (24/06/2018) -

Đã đọc: 824           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 24/06/2018, tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP.HCM hàng trăm vị Tăng Ni sinh đang học tập tại đây cùng thiện nam tín nữ Phật tử cung nghinh TT.Thích Nhật Từ quang lâm đạo tràng chia sẻ pháp thoại “Hơi Thở Thiền & Lục Diệu Pháp Môn”.

Phần I)

Phương pháp trị liệu thân tâm trong tiến trình tu tập là một điều vô cùng cần thiết. Khái niệm 16 hơi thở thiền được Phật dạy trong kinh “Quán niệm hơi thở” thuộc bộ kinh Trung Bộ và kinh A Hàm. Về việc áp dụng chánh niệm hiệu quả để quán chiếu, quản trị và làm chủ thân có 4 phương pháp gắn liền theo từng nội dung.

Hơi thở thiền Đức Phật dạy trong kinh điển Pali vượt lên trên các loại hơi thở tầm thường nhằm duy trì sự sống hay theo các trường phái khác lập nên tạm gọi là “thiền”. Đó chính là hơi thở của giác ngộ, lìa xa những nỗi khổ niềm đau. Hơi thở Yoga gần với thiền chỉ, sở dĩ nói như vậy vì trường phái Yoga Ấn Độ trong thời cận hiện đại bổ sung lý thuyết bồi dưỡng sức khoẻ nhằm đạt sự tỉnh tâm.

Thí dụ: Ứng dụng Thở thiền được bác sĩ Nguyễn Khắc  Viện - một người cư sĩ đang trong hoàn cảnh bệnh tật nan giải nhưng hôm nay nhờ thực tập thiền mà bệnh tình thuyên giảm, sức khoẻ phục hồi. Tuy nhiên, giới hạn trong phép thở này bị giới hạn - “thiền chỉ” giúp thư giãn hệ cơ bắp và hệ thần kinh đồng thời làm chủ cảm xúc trở nện nhẹ nhàng, bình an nhưng không đạt được sự an trú trong tâm.

Khi thở thiền hành giả phải hít vào thật sâu, thở ra chậm rãi nhẹ nhàng cùng với việc giữ chu kỳ thật đều đặn, tập trung luồng hơi thở đi vào và đi ra như sự vật đang sinh - diệt trong tự nhiên. Kỹ thuật hơi thở thiền và nội dung thiền gồm 16 bước tạm gọi là “16 hơi thở thiền”.

Thở thiền liên hệ với cảm xúc, tạo ra thái độ lạc quan tích cực trong việc phụng sự, nỗ lực tu Phật trên nền tảng học Phật. Ngoài giữ trạng thái hoan hỷ và an lạc, người thực tập cần quan tâm đến sự an tịnh, nơi tâm không được xáo trộn, dao động như nước thuỷ triều của một dòng sông. Quản trị làm chủ tâm, bước đầu cảm nhận về toàn bộ nội tâm, quán tâm có 8 phạm trù chia làm 2 nhóm; một bên tích cực một bên tiêu cực. Nhìn nhận rõ các phẩm chất của tâm tích cực và tiêu cực, ví dụ: khi giữ ánh sáng bóng đêm không được dùng vũ lực. Mục tiêu quan trọng nhất của thực tập thiền là giải phóng 7 sợi dây trói buộc tâm. Khi gặp nghịch cảnh từ vật chất lẫn tinh thần chúng ta cảm nhận rằng đây không phải là tôi. Quán vô thường tích cực sẽ không nhiễm đắm, sở hữu hoá, trách nhiệm hoá hay còn gọi là chấp sở hữu. Buông bỏ tâm tham lam đối với sự vật sự việc ưa thích, tư lợi. Tiến trình vô thường diễn ra từng sát-na dẫn đến sự kết thúc gọi là đoạn diệt và theo đó sẽ sinh ra sự khởi đầu mới, cơ hội mới. Vì vô thường dẫn đến sự đoạn diệt nên chúng ta phải biết buông bỏ tiếc nuối, hờn ghen, hận thù, bức xúc; giữ trạng thái tâm thản nhiên nhưng không phải “vô cảm” - chủ trương cái tôi theo hướng huỷ diệt. Thực tập thiền không chỉ đạt được chiều sâu tuệ giác, mà còn dừng lại ở sức khoẻ và làm chủ tâm.

 

Phần II)

“Lục diệu pháp môn” do đại sư Trí Khải kiến tập, gồm 8 bước đây là đóng góp vĩ đại về thực tập không rời khỏi chỉ quán. Thiền quán - lấy công cụ quán chiếu hình dung bởi tâm để mở trí tuệ. Lục diệu pháp môn - còn được gọi là Tiểu chỉ quán, bao hàm hai nội dung thiền chỉ và thiền tuệ. Khi so sánh với “Thanh tịnh đạo luận”, chúng ta thấy có một sự thống nhất giữa hai pháp môn. Khẳng định như sau:

Điều 1: Sổ tức - đếm hơi thở, phát xuất từ đếm các con số từ nhỏ đến lớn. Bắt đầu đếm ở con số 1 và dừng lại ở số 18 theo quan niệm số sáu trong đạo Phật. Không nên lấy con số quá lớn làm đánh mất chánh niệm, nhấn mạnh kỹ thuật thở thiền. Mục đích vẫn là đạt được tâm chuyên nhất, gián tâm và an trú tâm việc đếm sẽ không bị lỗi.

Điều 2: Tuỳ tức - theo dõi hơi thở, cảm nhận được hơi thở liên tục. Ví dụ: loài rùa có nhịp thở chậm, nhẹ nhất trong các loài động vật nhờ vậy mà được xem là loài vật sống thọ nhất hành tinh. Muc tiêu “tâm - tức” tương nhất, trạng thái và hơi thở gắn liền không rời khỏi nhau.

Điều 3: Xúc tức - cảm nhận được sự tiếp xúc trong hơi thở.

Điều 4: Chỉ tức - dừng các hoạt động nghe nhìn, vận động, trách nhiệm. Sự dừng lại các giác quan chỉ có hành giả đang thực tập mới có sự cảm nhận nhịp vào ra của hơi thở, hiểu được tiến trình tự nhiên, phục hồi năng lượng bị tổn giảm, giao động; đốt cháy những điều kiện xảy ra xung quanh mình.

Điều 5: Quán tức - quan sát “nhìn nhận bằng tâm”. Sinh khởi - hoại diệt trong đời không có sự an bày của thần linh. Nhận thức rõ ràng sự vật hiện diện như chúng đang là.

Điều 6: Hoàn tức - xoay hướng, còn được gọi quán chi hậu. Thực tập hoàn tức ở trạng thái tâm thế gian phải đạt được tâm xuất thế gian, tại trạng thái này hành giả chuyển hoá thức thành triết. Không còn có sự hiện diện của phiền não và nguyên nhân tạo nên chúng. Giữa chủ thể và khách thể, không tách thiền ra khỏi đạo đức và trí tuệ.

Điều 7: Tỉnh tức - trạng thái thực tập đạt được trạng thái vô lậu, trí tuệ chiếu soi, Niết-bàn chứng đắc. Trong tiến trình tịnh chỉ, hành giả cần quan tâm đến thánh đạo tâm và đạt được thánh quả tâm.

Điều 8: Hồi kháng - soi xét; loại bỏ tà kiến, vô minh vi tế.

So sánh giữa “Lục diệu pháp môn” và “Thanh tịnh đạo luận”, chúng ta thấy thở thiền; nội dung thiền sâu sắc sáng tạo rất đặc biệt. Trong tiến trình tu học, hành giả cần đưa ra nhận thức đúng và giải thích những câu hỏi vì sao trong kinh điển. Nhờ vậy chúng ta được mở rộng ý thức, trải qua 16 kỹ thuật thiền gắn với nội dung cụ thể là phương thuốc hữu hiệu chữa lành trăm ngàn “bệnh tật” trong đời.

Phương Tây ngày nay đã và đang chứng minh, nghiên cứu để lập pháp môn Thiền trên các tôn giáo khác theo ứng dụng thiền mà Đức Phật giác ngộ. Nhấn mạnh ba trụ cột tâm linh “Đạo Đức - Thiền Định - Trí Tuệ” là không thể tách rời.

 









Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập