Chùa Giác Ngộ: Lễ quy y Tam Bảo nhân đại lễ Phật đản Phật lịch 2562 (28-05-2018)

Đã đọc: 1383           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhân đại lễ Phật đản PL. 2562, DL. 2018, tại chùa Giác Ngộ, khoảng 500 thiện nam tín nữ đã phát tâm quy y Tam Bảo. Trong buổi lễ, TT. Thích Nhật Từ cùng Tăng đoàn đã chứng minh và truyền trao tam quy, ngũ giới cho các vị tân Phật tử.

Bản kinh “Người áo trắng” là bản kinh được trùng tụng trong buổi lễ ngày hôm nay, là bản kinh mà quý Phật tử tại gia đầu tiên phải học tập gìn giữ, khéo nhắc giới luật trong đời còn lại. Vào lúc 20g00, TT. Thích Nhật Từ một lần nữa quang lâm tại giảng đường thuyết giảng về ý nghĩa, lợi lạc của việc thọ giới - “Phật giáo và sự phát triển con người”.

Con người gắn kết với kinh tế - xã hội, làm sao để khai thác được trí tuệ con người trong công cuộc phát triển nhân sinh? Những quốc gia còn lạc hậu chưa được quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần là một tổn thất rất lớn. Tình trạng suy thoái đạo đức, tội ác hoá ở lứa tuổi vị thành niên đang tăng trưởng rất cao. Đức Phật khẳng định rằng giải phóng con người khỏi trí tưởng tượng về thần linh thượng đế chính là một cuộc cách mạng lớn trong sự tự chủ độc lập con người trong vũ trụ bao la này.

Con người lãng phí cuộc đời mình cho mục đích mà quên mất lí tưởng, ngoài mục đích sống theo nghĩa “lập nghiệp”, Đức Phật dạy chúng ta phải chú tâm đến lí tưởng phát triển chính mình trong xã hội. Lời Phật dạy không hề lạc hậu trước thời đại ngày nay, mà còn có chỗ đứng rất quan trọng trong chủ trương chính sách lớn ảnh hưởng trên toàn thế giới. Lại nữa, nền tảng phát triển con người do Liên Hợp Quốc đề xướng gồm 3 nền tảng căn bản:

 

Nền tảng thứ nhất: sống khoẻ và sống thọ. Ngoài gen di truyền, cộng nghiệp, chúng ta cần phải sống trong một môi trường sạch, nguồn dinh dưỡng sạch, tham gia các hoạt động tình thương,...Tập thói quen lạy Phật, đi kinh hành hoạt động thể chất một cách có khoa học.

Nền tảng thứ hai: nỗ lực; kĩ năng; chuyên môn hoá; kỹ thuật & công nghệ trong một lĩnh vực.

Nền tảng thứ ba: kiến thức (logic, quy nạp,...). Kiến thức Phật học bao quát tư duy hết thảy những luận đề trong xã hội. Đỉnh cao nhất của kiến thức là trí tuệ, người có kiến thức sâu rộng mà không có được trí tuệ chân chính là tội của nhân loại. Trí tuệ vượt lên trên trí thức thông thường.

Chúng ta cần xây dựng cuộc đời của mình, phát triển mình cho quốc gia, cộng đồng. Các điều kiện phát triển con người do LHQ khởi xướng trong vòng 28 năm qua dựa vào các tiêu chí phổ quát áp dụng từ Phật học. Thông qua các tiêu chí:

  1. Đề cao bình đẳng giới tính, bình đẳng chính trị, bình đẳng xã hội...Vì vậy, nơi nào đề cao bình đẳng nơi đó có hạnh phúc, phát triển con người một cách nghiêm túc khoa học nhất.

  2. Bền vững môi trường sống, siêng năng làm việc.

  3. Tăng cao hiệu suất bằng cách đề cao kỹ thuật & công nghệ, tầm nhìn xa. Để có được tầm nhìn xa theo Đức Phật trước hết chúng ta phải tu tập trí tuệ trên nền tảng chân lý đạo đức.

  4. Tự do suy luận, chính trị, tôn giáo…

  5. Họp tác, mở tâm ngoại giao bằng sự thông cảm bao dung. Bỏ qua hận thù, giải quyết vấn đề bằng cách hoà giải.

Trong vòng 45 năm tuyên dương giáo pháp, Đức Phật hướng dẫn con người tự hoàn thiện mình, hoàn thiện thế giới xung quanh mình. Hôm nay chúng ta may mắn là người con Phật học hạnh cao quý của Phật; ngày mai chúng ta sẽ thành Phật. Khép lại buổi lễ quy y nhân Đại lễ Phật đản PL. 2562, TT.Thích Nhật Từ cùng chư Tăng chùa Giác Ngộ kính chúng quý Phật tử tinh tấn tu tập, thực tập Phật pháp, độ lượng mọi người cùng tu tập. Trên con đường “hoàn thiện bản thân” - điều đầu tiên là sự hiểu biết chân chính và ứng dụng thực hành theo lời Phật dạy.

 
























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập