Góc Nhìn Phật Giáo Kỳ 16: Nói Không Với Đốt Giấy Vàng Mã, Những Con Số Và Chuyện Không Vui Ngày Tết, Ngày 25-02-2018.

Đã đọc: 1219           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhân ngày cuối cùng của dịp nghỉ Tết Mậu Tuất, TT. Thích Nhật Từ - Uỷ viên HĐTS GHPGVN, phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ - đã có buổi toạ đàm với MC Trần Thiện Tùng tại chính điện vạn Phật chùa Giác Ngộ với sự tham dự của gần 500 quý Phật tử gần xa, trong và ngoài nước cùng hơn 16.000 lượt người theo dõi trực tuyến qua các trang Facebook và trang YouTube của chùa Giác Ngộ.

Với chủ đề “Nói không với đốt giấy vàng mã, những con số và chuyện không vui ngày Tết” xoay quanh công văn số 31/CV-HĐTS và các câu chuyện thời sự đang nóng trên các trang báo mạng và mạng xã hội, Thầy đã trả lời 10 câu hỏi của anh Thiện Tùng trong vòng một tiếng rưỡi.

1. Hỏi: Công văn số 31/CV-HĐTS của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) quả là tin vui đầu năm này, góp phần vào việc chấn chỉnh những lộn xộn trong lễ hội, nhất là ở các chùa. Trước hết, thầy đánh giá như thế nào về giá trị của công văn này?

“Việc GHPGVN ban hành công văn số 31 đã tạo ra các giá trị tích cực, góp phần chấn hưng nền Phật giáo nước nhà qua ba khía cạnh sau:

Thứ nhất, kêu gọi lãnh đạo Phật giáo và trụ trì các chùa, tự viện, đạo tràng trên toàn nước Việt Nam phát huy các giá trị tích cực của văn hoá Phật giáo, đề cao các giá trị nhân văn.

Thứ hai, các chùa trên toàn quốc dựa theo thông điệp mà công văn truyền tải phải hướng dẫn Phật tử không đốt giấy tiền vàng mã vì sử dụng những loại hình văn hoá như thế ngược lại lời Phật dạy, gây ô nhiễm môi trường, phí phạm tài sản, tăng trưởng nỗi sợ hãi và tổn giảm phước báu.

Thứ ba, truyền bá chính pháp dựa trên tinh thần Phật dạy trong kinh tạng Pali đưa Phật Pháp như một ánh sáng khoa học đến với tất cả mọi người.”

2. Hỏi: Cũng có một số ý kiến băn khoăn rằng: Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2009/NĐ-CP về “Ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng”, và thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này quy định: “Cấm đốt đồ mã ở nơi công cộng”. Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo” được ban hành năm 2013, có nêu: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Nhưng tại sao mãi tới năm 2018, thì GHPGVN mới ra công văn yêu cầu loại bỏ hoạt động này?

“Nội dung nghị định của Chính phủ là một sự thừa nhận cho phép đốt vàng mã ở tư gia và cơ sở tôn giáo. Đốt vàng mã nghĩa là bạn đang cầu bình an cho mình nhưng thực tế là do bạn không hiểu được quy luật nhân quả cho nên nỗi sợ về tương lai làm bạn phải cầu khẩn, cúng vái.

Các cơ quan chức năng cần phải tư vấn đúng cho Chính phủ bởi vì tục đốt giấy vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc, thế nên, để chính tín được lan xa, khi ban hành nghị định, thông tư, công văn v.v… cần phải có buổi họp báo, truyền thông & GHPGVN cần phải có sự nhắc nhở đối với các đình, đền, miếu - vốn là những nơi ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Quốc - dứt khoát bài trừ hủ tục này.

Bên cạnh đó, mỗi người, mỗi chùa cần đánh giá lại đâu là tập tục có gốc rễ Trung Quốc, đâu là tập tục lâu đời của Việt Nam để nỗ lực xoá bỏ mê tín dị đoan”.

“Số tiền đốt vàng mã có thể nuôi được hàng triệu người nghèo khổ.” - TT. Thích Nhật Từ
3. Hỏi: Những con số thống kê đầu Xuân về tai nạn giao thông, đánh nhau thật đáng buồn, thầy có ý kiến gì về việc tổ chức truyền thông an toàn giao thông?

“Các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn, thể từ trung ương đến địa phương nên có sự truyền thông các thông điệp ATGT đến người dân trong suốt tuần lễ ATGT.”

4. Hỏi: Dịp Tết năm nay đã xảy ra đánh nhau khoảng 5100 vụ, Tết năm 2016 là gần 5700 vụ, Tết năm 2017 gần 6900 vụ. Điều gì dẫn đến con số đáng buồn này, vì Tết là dịp người ta kiêng kị xấu xa, bạo lực mà hướng về điều đẹp đẽ để mong may mắn?

“Hạt giống hiếu chiến là một năng lực huỷ hoại đạo đức con người. Người Việt Nam chắc chắn không có hạt giống đó vì bao nhiêu cuộc xăm lăng, đô hộ đã khiến người Việt Nam bất hạnh hơn đại đa số các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.”

5. Hỏi: Người ta vẫn hay thường nhận xét rằng: người Việt Nam vốn hiền hòa, hay nhẫn nhịn, chuộng hòa bình, nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Người Việt Nam có tính hiếu chiến”. Và tính hiếu chiến phải chăng là một di sản văn hóa, có tính di truyền, một ác bẩm sinh đáng lo ngại?

“Theo tôi, việc này không chỉ đáng lo ngại mà còn là báo động đỏ. Hiện trạng tội phạm hóa và trẻ hóa tội phạm ít nhiều do không đưa môn đạo đức học vào nhà trường, trong khi môn Giáo dục công dân thì giảng dạy những bộ Luật cơ bản, mà nó không đi vào chiều sâu của đạo đức.

Đồng thời, các bậc phụ huynh phải là “huấn luyện viên đạo đức” cho con em tại nhà. Cha cần phải dò bài vở của con 15 phút/ngày. Mẹ phải là huấn luyện viên đạo đức cho con. Chùa Giác Ngộ có tổ chức các khóa tu xoay quanh 2 ngày cuối tuần, đặc biệt là khóa tu Búp Sen Từ Bi (03 - 12 tuổi), khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật (12 - 35 tuổi) là môi trường tu bồi đạo đức cho các cháu từ nhỏ.”

Ngoài ra, các gia đình phải nghiêm cấm tuyệt đối con em mình xem những bộ phim mang tính chất bạo lực của Hoa Kỳ, phim cổ trang, Võ Lâm Truyền Kỳ, phim hành động… 
Song song, về pháp lý, việc Chính phủ Việt Nam nghiêm cấm dùng súng là một điều tốt. Để tốt đẹp hơn, Việt Nam cần phải hạn chế rượu, bia và có những chế tài nhất định đối với các cơ sở kinh doanh rượu, bia, các quán bar…”

6. Hỏi: Nói tới bạo lực trong dịp Tết và đời sống hàng ngày thì nhìn rộng ra là môi trường sống, đó là câu chuyện về bạo lực học đường được phát tán nhiều trên mạng, câu chuyện về những án mạng rùng rợn nhưng dường như ngày càng không còn khiến người ta ngạc nhiên như vài năm trước, đó có phải là điều đáng lo ngại? Vậy để góp phần thay đổi câu chuyện đánh nhau dịp Tết, để Tết thật sự là Tết với an lành, văn minh, theo thầy thì cần phải làm gì?

“Giáo dục nền tảng đạo đức và Phật giáo có sự đóng góp rất lớn vào việc nuôi dưỡng và tô bồi nhân cách con người từ thuở ấu thơ.”
7. Hỏi: Cũng nhân dịp Tết, tại Nghệ An khi nghe đồn có con cá nổi lên lặn xuống khi bị chích điện không chết, hàng trăm lượt người đã tới xem, thậm chí mang hương hoa, nhang ra cúng lễ. Khi bế mạc đường hoa Nguyễn Huệ (TP. HCM), nhiều người lén bưng hoa bỏ chạy, hằng năm báo chí vẫn phản ánh tình trạng người dân tranh thủ "mót" hoa ở đường hoa xuân, tuy nhiên tình trạng này dường như không có xu hướng giảm. Phải chăng, ý thức nơi công cộng, tâm mê muội của không ít người Việt hiện nay vẫn là điều cần phải bàn?
“Nếu điện không đủ mạnh, khi chích cá, cá không thể chết.”

“Mọi người Việt Nam không nên mua hoa và “hôi hoa” vào buổi trưa và tối 30 Tết vì hành động như thế là quá nhẫn tâm. Nếu mình là người bán hoa, mình có cam chịu cảnh này không?”

8. Hỏi: Đầu năm mới, rất đông người dân, đi chùa, lễ Phật, nhưng chuyện chướng mắt vẫn xảy ra như nhét tiền lẻ vào tay, thân tượng Phật, xoa vuốt, chà xát thân tượng Phật, và mới đây là cảnh chen lấn tới hỗn loạn khi xin ấn Phật mẫu Đại Tuệ tại chùa Đại Tuệ (Nghệ An) mới được đại trùng tu. Làm sao để có thể bớt đi những điều chướng mắt này, và vai trò của nhà chùa như thế nào, thưa thầy?
Không tranh giành lộc và ấn tại các chùa, đình, đền, miếu trong Tết.

Không chặt, phá, ngắt, hái cây, hoa và nhét tiền vô tượng Phật, mâm trái cây, Đại Hồng Chung và xoa tượng. Không tín ngưỡng thần tài và tu phước cụ thể.

9. Hỏi: Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) những ngày qua cũng có hàng nghìn lượt người xếp hàng chờ xin chữ thư pháp Hán Nôm. Một nhà nghiên cứu giáo dục trẻ nhận xét rằng: “Thích xin chữ, thích thành đạt và làm quan nhờ học và thi. Thích bằng cấp, danh hiệu nhưng lại không thích đọc, không thích suy ngẫm, không thích cái mới. Giống như cầu hạnh phúc ở khắp chùa chiền, đền miếu đầu xuân, nhưng lại không có tư duy và hành động cải tạo xã hội. Xin mà có thì ai chả đi xin. Nhắc tới phát ấn đầu xuân, thì dường như người Việt Nam hiện nay cứ nhắc tới phát ấn là như phát…cuồng, phát cuống lên? Thèm khát ban ơn và quyền lực. Quyền và tiền đã thành tôn giáo”. Thầy bình luận gì về nhận xét này?

“Xin chữ ngày Tết thì nên xin chữ Việt. Người Việt tại sao phải xin chữ Hán - Nôm?”

10. Chúng con nhớ trong nhiều năm trước, trong bài thuyết giảng về Tết, mùa Xuân, thầy đã chia sẻ rằng: đầu Xuân năm mới, thay vì cầu nguyện hay chỉ cầu nguyện thì hãy phát nguyện. Thầy có thể nói thêm về điều này?

“Thay vì cầu được bình an, hãy đến chùa để thực tập bình an. Thay vì cầu tài sản dồi dào, hay siêng năng kinh doanh chân chính. Thay vì cầu con ngoan, trò giỏi, hãy giáo dục đạo đức và trí tuệ ngay từ nhỏ. Thay vì cầu phước báu, hãy hành động cụ thể.”

Việc Tăng, Ni tổ chức các sinh hoạt, tu học dựa trên tín ngưỡng nhiều sẽ thu hút quần chúng đông hơn chính tín vì thói ỷ lại của con người, làm ít mà mong được nhiều. Truyền đạo chính tín thì người truyền đạo ban đầu sẽ cực hơn, hướng dẫn, giải thích, phân tích, tổ chức khóa tu bài bản. Một mặt, nhổ lên tất cả hiểu biết sai trước khi trở về tu học tại đây. Truyền bá chính tín lúc đầu hơi cực, nhưng về lâu về dài, các Tăng sĩ không phải nhọc công tháo mở mê tín nơi người tu học.”

Kính mời mọi người cùng theo dõi lại buổi toạ đàm cực kỳ hay và thú vị tại đây:
Facebook:https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1833064146717541/ 
YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=M2VomLuTYrs
Tin: Thích Ngộ Trí Viên, ảnh: Ngộ Trí Thắng






Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập