Bình Dương: Lễ tưởng niệm 709 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.

Đã đọc: 1003           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hòa chung trong không khí của những người Phật tử Việt Nam trên cả nước hướng về vùng đất thiêng Yên Tử để tưởng niệm vị Vua Phật Việt Nam. Sáng nay, ngày mùng 1/11/Đinh Dậu (nhằm ngày 18/12/2017), tại trung tâm văn hóa tượng Phật Niết bàn (chùa Hội Khánh), Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm lần thứ 709 năm ngày Đức Vua- Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn 01/11/ Mậu Thân (1308) – 01/11/ Đinh Dậu (2017).

Đây là hoạt động tưởng niệm 709 năm ngày mất của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, từ lâu đã được chọn làm ngày Quốc giỗ của Phật giáo. Đại lễ diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó, lễ chính được tổ chức tại Chùa Hoa Yên, Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

         Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân tông là bậc minh quân trí tuệ, người anh hùng dân tộc kiệt xuất  có công lớn trong lịch sử dựng nước, giữ nước thời Trần. Từ bỏ ngai vàng, Ngài lên núi Yên Tử tu hành và đắc đạo, trở thành  Tổ sư thứ  Nhất, người khai sinh ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền  thuần Việt có sức sống mạnh mẽ, mang tinh thần nhập thế gắn đạo với đời.

        Sử sách ghi lại rằng, ngày 01/11/1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã an nhiên nhập Niết Bàn tại am Ngọa Vân (nay thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) trong thế sư tử nằm trên tảng đá Niết bàn. Ngày tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn hàng năm cũng là ngày giỗ chung của Phật giáo Việt Nam.

Chứng minh buổi lễ có: HT. Thích Huệ Thông, HT.Thích Tâm Từ, Thành viên HĐCM Trung ương GH, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương; HT. Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn Phòng II TƯ GH, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương;  HT. Thích Thiện Duyên, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương cùng chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương, Chư Tôn Đức Tăng Ni 09 BTS huyện, thị, thành phố trực thuộc PG tỉnh Bình Dương, Phân ban đặc trách Ni giới GHPGVN tỉnh, Ban Giám Hiệu và gần 150 Tăng Ni sinh Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương đồng về tham dự.

Về phía lãnh đạo tỉnh có ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương cùng các vị trong đoàn và phật tử cũng về tham dự lễ tưởng niệm.

          Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các vị Chư tôn đức Tăng Ni, lãnh đạo tỉnh và phật tử đã cùng ôn lại tiểu sử của Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông (7/12/1258 - 16/12/1308) do HT.Thích Thiện Duyên tuyên đọc. Cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn của Ngài đối với đạo pháp và dân tộc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc, có đóng góp to lớn cho đất nước. Vua Trần Nhân Tông đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta hai lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông vào năm 1285 và 1288 với những chiến công oanh liệt: Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng.

       Sau khi đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, Đức vua đã củng cố triều đình, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Đến năm 1294, Ngài cầm quân sang chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi, sau đó, trở về Hành cung Vũ Lâm – Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ Xuất gia, tập sự tu hành. Sau này, Ngài quyết tâm trở lại thăm Kinh sư lần cuối, rồi đi thẳng lên núi Yên Tử, Quảng Ninh quyết chí tu hành, tham thiền nhập định, lấy tên là "Hương Vân Đại Đầu Đà” và độ Đồng Kiên Cương làm đệ tử, ban pháp hiệu là Pháp Loa vào năm 1299.

        Sau đó, Ngài hạ san, đi thăm hữu nghị đất nước Chiêm Thành và nghiên cứu về tôn giáo, tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang. Trở về chùa Phổ Minh phủ Thiên Trường giảng kinh, thuyết pháp, mở Hội đại thí vô lượng cho nhân dân. Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng Chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan v.v…

         Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được xem là đặc trưng của truyền thống Phật giáo Việt Nam, đặt nền tảng cho tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Qua những cống hiến của Đức vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, nhân dân và Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

 Kể từ sau đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Yên Tử, GHPGVN đã quyết định lấy ngày 01/11 Âm lịch là ngày tưởng niệm chung của GHPGVN. Phát biểu tại buổi lễ, dưới giọng đọc trầm ấm của HT.Thích Huệ Thông, Chư tôn đức Tăng Ni và phật tử  đã trang nghiêm lắng nghe  văn tưởng niệm Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đại lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông là dịp để chư Tăng, Ni, Phật tử GHPGVN trong và ngoài nước, cũng như xã hội có dịp chiêm ngưỡng và hiểu biết hơn về triều đại nhà Trần (1225-1400) hào hùng trong lịch sử đất nước với vị Vua – Phật đại diện cho ý chí vươn lên và sự thống nhất đất nước là Vua Trần Nhân Tông. Sự kết hợp hài hòa giữa vai trò của một nhà vua và một nhà tu hành để Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm qua.

Theo đó, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã khai sinh ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, thiền phái đã hợp nhất được 3 dòng thiền đang hiện hữu khi ấy, hội tụ và dung hợp được nguồn minh triết từ các thiền phái Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ, Trung Hoa. Từ đây, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đã phát triển và toả sáng theo đúng nghĩa là thiền phái của người Việt với các vị tổ sư đều là người Việt.

Đặc biệt, tinh thần nhập thế của Thiền phái đã thắt chặt mối quan hệ giữa đạo và đời, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp trong xã hội. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng Thiền phái vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc suốt hơn 700 năm qua. Thiền phái để lại nhiều dấu ấn thiêng liêng trên dãy núi Yên Tử mà con cháu đời sau luôn hướng về.

        Kết thúc buổi lễ, Chư Tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh, CTĐ Tăng Ni trong tỉnh Bình Dương và lãnh đạo tỉnh, phật tử đã trang nghiêm dâng hương thực hiện đại lễ tưởng niệm Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân tông theo nghi thức truyền thống Phật giáo, hồi hướng cho hương linh các anh hùng dân tộc, cầu chúc cho đất nước yên bình, phát triển thịnh vượng, Phật pháp mãi trường tồn với đời….

Hương Đạo

 




































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập