Thư Ngỏ V/V Góp Tư Liệu Cho Thư Viện (Tiếp Theo)

Ngoài năm mảng chính nói trên, những mảng còn lại cũng rất được thư viện xem trọng. Bởi vì tư liệu tự thân nó đã là một giá trị. Vì vậy, Thư viện Huệ Quang sẵn sàng đón nhận tất cả những tư liệu sách báo, ván khắc,… tất cả những gì liên quan đến chữ nghĩa; không phân biệt mới cũ, không phân biệt tốt xấu, mối mục, không phân biệt chủng loại, ngôn ngữ, tôn giáo,… Quí vị có thể đóng góp bằng nhiều cách. Nếu không còn sử dụng có thể tặng luôn cho Thư viện; nếu văn bản nào có nhiều bản có thể tặng bớt cho thư viện; hoặc có thể trao đổi với những tác phẩm mới mà Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang đã xuất bản; nếu tư liệu là văn bản điện tử có thể gởi qua email. Với Truyền thống, hiện trạng, tiềm năng, định hướng, và tâm huyết mà mình có được, Thư viện Huệ Quang có thể xây dựng được một thư viện chung. Nhưng đây là công việc mà chỉ riêng sức chúng tôi không thể nào thực hiện được nếu như không được quí vị hoan nghênh và ủng hộ.
NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ MÀ THƯ VIỆN HUỆ QUANG ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ THỰC HIỆN:
1. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng sách Hán Nôm, đặc biệt là Hán Nôm Phật giáo.
Đây là mảng sách được quan tâm nhất vì ba lý do. Thứ nhất Hán Nôm là lĩnh vực đặc thù của Thư viện Huệ Quang, vì Thư viện Huệ Quang trực thuộc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang. Thứ hai Hán Nôm là loại sách gắn bó hàng nghìn năm với dân tộc và Phật giáo nên tư liệu chứa đựng trong mảng sách này rất nhiều, nhiều hơn hàng trăm lần những gì mà thế hệ hiện tại biết đến. Một ví dụ rất đơn giản để có thể thấy được lợi ích rất lớn của việc sưu tầm, biên mục, số hóa mảng sách này. Kinh Vu Lan, do Hòa thượng Huệ Đăng diễn Nôm, là bộ kinh được tụng đọc rất phổ biến, không biết đã được tái bản bao nhiêu lần. Những lần sau này đã xuất hiện nhiều câu có “vấn đề”. Việc tìm lại bản Nôm gốc của Kinh Vu Lan có thể khắc phục được các “vấn đề” đó. Hoặc như những tác phẩm Mông sơn thí thực khoa nghi, Tịnh nghiệp văn diễn nghĩa, Liên tôn yếu lãm toàn quyển của hòa thượng Bích Liên là những tác phẩm nôm rất giá trị về tư tưởng, khoa nghi, ngôn ngữ, nghệ thuật thư pháp ra đời chưa đầy một trăm năm mà nay muốn tìm lại, tìm không được, tìm không đủ. Đây cũng là tình trạng chung đối với hàng trăm tác giả, tác phẩm Hán Nôm Phật giáo khác. Thứ ba Hán Nôm là mảng sách bị mai một nhanh chóng nhất trong bối cảnh hiện nay khi mà chữ Quốc ngữ gần như hoàn toàn thay thế. Việc trùng tu các tự viện và việc diện tích các tự viện ngày càng bị thu hẹp cũng làm cho loại sách vốn chiếm nhiều không gian này mau chóng lùi vào quá khứ.
2. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng sách tiếng Pháp viết về Việt Nam, Phật giáo Việt Nam.
Pháp cai trị nước ta khoảng trăm năm, tính từ thời các Đạo sĩ truyền giáo Tây phương đến thì đã gần bốn thế kỷ. Họ viết về phong tục tập quán nước ta rất nhiều, viết về tôn giáo cũng không ít, trong đó có Phật giáo. Những tư liệu này rất cần cho việc nghiên cứu Phật giáo thời Lê-Nguyễn.
3. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng sách tiếng Việt Phật giáo xưa cũ, sách mới có giá trị.
Có nhiều tác phẩm ra đời chưa đầy một trăm năm, thậm chí năm mươi năm mà ngày nay muốn tìm lại tìm không được, như bộ Việt Nam Phật Giáo Đấu Tranh Sử của Tuệ Giác in năm 1964, Lược Khảo Phật Giáo Sử Việt Nam của Vân Thanh v.v.. Bản kinh Pháp Hoa của Minh Kính dịch, in năm 1938, ngày nay hầu như không ai còn biết đến. Hoặc có những bản kinh sách qua nhiều lần in, bị tam sao thất bổn, nay muốn tìm lại bản đầu không biết tìm đâu. Việc lưu trữ tư liệu sẽ giúp chúng ta khắc phục các điểm này.
4. Sưu tầm, biên mục và số hóa mảng báo chí Phật giáo Việt Nam
Đã có hàng trăm tạp chí Phật giáo ra đời từ thời chấn hưng Phật giáo những năm 1930 đến nay, nhưng chưa có một công trình số hóa hoàn bị nào tập hợp các tạp chí này, thậm chí một danh mục thống kê các tạp chí Phật giáo đã tồn tại tại Việt Nam cũng không có được nói chi đến số hóa. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang ra đời trước năm 1975, có đề cập đến một số tạp chí của Phật giáo, nhưng hơn ba chục năm sau, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu nhiều hơn những gì mà Nguyễn Lang đã đưa ra. Thư viện Huệ Quang đã và đang tiến hành số hóa các tạp chí mà mình có được hoặc mượn được, bên cạnh việc lập thư mục, phân tích mục lục của các tạp chí nói trên để người đọc có thể khai thác một cách hiệu quả. Hiện chúng tôi đã lập được thư mục của bộ Tư tưởng, bộ Hoằng pháp, Hải Triều Âm… Những tư liệu này sẽ được công bố rộng rãi bằng cách xuất bản và đưa lên trang web của Thư viện Huệ Quang.
Báo chí cũng là những sáng tạo trí tuệ, những sáng tạo mang phong cách báo chí. Việc tập hợp biên mục mảng báo chí này giúp ai đó muốn tìm hiểu về một tác giả, hay chủ đềnào đó sẽ tìm được một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Chẳng hạn, khi biên mục và số hóa xong bộ Tư tưởng, người đọc muốn tìm về những bài viết của học giả Lê Mạnh Thát trên tập san Tư Tưởng thì địa chỉ tất cả những bài viết của vị này liền hiện ra đầy đủ; muốn tìm hiểu về chủ đề giáo dục thì lập tức những địa chỉ bài viết liên quan đến giáo dục của các tác giả trong Tư Tưởng sẽ hiện ra v.v.. Theo địa chỉ đó tra cứu vào tài liệu đã được số hóa hoặc văn bản cụ thể sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đó là cái lợi ích do công nghệ thời đại mang lại mà ta không nên hờ hững.
5. Sưu tầm, biên mục, số hóa Kỷ Yếu và Nội San Phật giáo.
Mỗi vị tôn túc Tăng Ni viên tịch hầu như đều có một tập kỷ yếu; mỗi một đại lễ, đại hội, hội thảo Phật giáo cũng lưu lại kỷ yếu; các trường hạ, trường học của Phật giáo cũng thường có kỷ yếu. Các Tu viện, Thiền viện lớn đều có Nội San như nội san Pháp Luân và Nghiên Cứu Phật Học của nhóm Già Lam-Giác Hoa, Nguyên Phong (sau đổi thành Phật Ân) của chùa Phật Ân, Suối Nguồn của Tu viện Huệ Quang, Đạo Uyển của chùa Đức Sơn, Vạn Hạnh của Học viện Vạn Hạnh, Ngàn Thông của trường CBPH Lâm Đồng v.v. rất có giá trị. Việc tập hợp được hai mảng tư liệu đặc thù này của Phật giáo có giá trị thực tiển sử dụng rất cao, đồng thời là tư liệu rất cần thiết đối với lịch sử và văn học Phật giáo sau này.
Ngoài năm mảng chính nói trên, những mảng còn lại cũng rất được thư viện xem trọng. Bởi vì tư liệu tự thân nó đã là một giá trị.
Vì vậy, Thư viện Huệ Quang sẵn sàng đón nhận tất cả những tư liệu sách báo, ván khắc,… tất cả những gì liên quan đến chữ nghĩa; không phân biệt mới cũ, không phân biệt tốt xấu, mối mục, không phân biệt chủng loại, ngôn ngữ, tôn giáo,… Quí vị có thể đóng góp bằng nhiều cách. Nếu không còn sử dụng có thể tặng luôn cho Thư viện; nếu văn bản nào có nhiều bản có thể tặng bớt cho thư viện; hoặc có thể trao đổi với những tác phẩm mới mà Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang đã xuất bản; nếu tư liệu là văn bản điện tử có thể gởi qua email.
Với Truyền thống, hiện trạng, tiềm năng, định hướng, và tâm huyết mà mình có được, Thư viện Huệ Quang có thể xây dựng được một thư viện chung. Nhưng đây là công việc mà chỉ riêng sức chúng tôi không thể nào thực hiện được nếu như không được quí vị hoan nghênh và ủng hộ.
Kính thư!
TM. Thư viện Huệ Quang
Ngày 01-10-2010
Thích Không Hạnh cẩn bút
HT. Thích Minh Cảnh chứng minh
Địa chỉ 116 Hòa Bình, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. HCM
Dt : 0167 642 9465
Nguồn từ: FB https://www.facebook.com/thuvienhuequang/posts/1404494349598860
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Một tấm gương về sự hiến thân cho Phật Pháp Sưu tầm từ internet
- Khánh Hòa: Khóa tu Niệm Phật Một ngày An lạc tai chùa Sắc tứ Minh Thiện Trí Bửu
- Chánh niệm là trị liệu hiệu quả cho bất ổn tinh thần Trần Trọng Hiếu (theo Medical Daily)
- Đừng nói rằng cuộc sống chỉ có tiền..!! Sưu tầm từ Internet
- Bác sĩ học Phật Sưu tầm từ Internet
- Nghỉ ngơi và dừng lại Hòa thượng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Thái Bình: Lễ hằng thuận tại chùa Phúc Long Nhuận Nguyện
- Trung tâm dịch thuật Huệ Quang khai giảng năm học mới Như Danh
- Hiếu thảo là nền tảng của đạo đức Quảng Ấn
- Ngày thế giới ăn chay Admin
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)