TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng “Trái tim của Phật”tại Việt Nam Quốc tự đại lễ Phật đản PL. 2561 – DL. 2017

Đã đọc: 1277           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tối ngày 08/05/2017 (nhằm 13/4 Đinh Dậu) tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP. HCM. TT. Thích Nhật Từ đã thuyết giảng với chủ đề: ‘’Trái tim của Phật’’. Nhân mùa Phật đản Thượng tọa đã chọn chủ đề trên nói về đức Phật để chúng ta có cái nhìn bao quát về động cơ bỏ ngai vàng đi tu của đức Phật. Đức Phật có hai trái tim:Thứ nhất, trái tim từ bi thương tất cả nhân loại, các loài chúng sinh có tình thức, các loài chúng sinh vô tình như thương con ruột của Ngài. Thứ hai, trái tim tỉnh thức, tức tuệ giác được đức Phật giác ngộ dưới cội Bồ đề, mở ra phương trời giác ngộ. Theo đó suốt 45 năm kể từ khi được tỉnh thức chọn vẹn, đức Phật đã hoằng truyền chân lý khắp miền Bắc của Ấn Độ mang lại niềm an vui hạnh phúc cho đời, khép lại các nỗi khổ và niềm đau.

Bài pháp thoại được chìa làm hai phần:

Phần 1- Trái tim từ bi của Phật.

Trong tiếng Pali, ‘’Từ’’ là mêta ‘’Bi’’ là Carona. Từ là sự cảm thông một cách sâu sắc đối với nỗi khổ niềm đau mà nhân loại và các loại động vật đang đối diện để từ đó có các hành động cụ thể khép lại khối khổ đau. Bi là tình thương bao là không phân biệt qua các hành động cụ thể nhằm mang lại niềm vui, hạnh phúc, nụ cười an lạc cho cuộc đời.

Thượng tọa đã phân tích lòng từ bi của đức Phật khi Ngài còn là một thai nhi từ khi nằm trong bụng Hoàng hậu Maya đã tác động lên người mẹ. Bà đã trở thành người có tình thương yêu, lòng từ bi, thương người, thích làm các việc thiện. Khi còn là thái tử Tất- Đạt-Đa thời thanh thiếu niên, lòng từ bi của Người cũng rất đặc biệt so với những người khác.

Trong suốt 45 năm truyền bá chân lý đức Phật đã thể hiện lòng từ bi với trách nhiệm là một bậc đạo sư, đức Phật đã không lo lắng về sự mệt mỏi hay sức khỏe của Ngài. Đức Phật đã chia sẻ chân lý không hề có dấu diếm điều gì. Suốt 45 năm Ngài chia sẻ chân lý để giúp mọi người cũng an lạc được như đức Phật.

Về hạnh lợi ích gia đình, đức Phật đã quay trở về hoàng cung chia sẻ chân lý cho cha mẹ, vợ cũ, con trai, hoàng thân quốc thích của Người và một số hoàng tử khác trở thành tu sĩ. Trong các vị tôn giáo sáng lập rất ít ai có thể độ được những người thân của mình như đức Phật.

Về phương diện tâm từ bi thứ ba dành cho tất cả các loài động vật. Đức Phật đã kêu gọi tất cả các vị Ty khưu và Tỳ khưu ni ăn chay trường. Lúc mới giác Ngộ, đức Phật cho phép ăn mặn theo chế độ tam tịnh nhục. Theo kinh điển Đại thừa mô tả thì đức Phật sau đó kêu gọi ăn chay trường.   

Về môi trường đức Phật kêu gọi các vị tu sĩ không nên chặt phá cây, đức Phật nâng lòng từ bi đó thành điều đạo đức bắt buộc người xuất gia phải thực tập.    

Lòng từ bi của đức Phật thương yêu con người, thương yêu loài động vật, thương yêu trân quý môi trường sinh thái. Thương không chưa đủ, đức Phật còn chia sẻ chân lý suốt 45 năm để giúp mọi người cũng an lạc được như Người. Không phải nhà sáng lập tôn giáo nào cũng đạt được lòng từ bi vĩ đại như đức Phật.

Phần 2- Trái tim tỉnh thức

Đề cập đến tâm từ bi của đức Phật  không thể tách rời tâm tỉnh thức. Một bậc giác ngộ thì luôn đầy đủ được từ bi và trí tuệ giống như là đôi cánh của con chim. Từ bi là nguồn độc lực để đức Phật độ sinh bằng việc thuyết pháp, chia sẻ chân lý, hướng dẫn con đường, dẫn dắt mọi người tận tâm.

Trí tuệ là kỹ năng, dựa vào đó đức Phật đã soi sáng sự thực tập của mọi người. Ngoài kiến thức về khoa học, về cuộc sống là một phần ứng dụng nhỏ của trí tuệ. Ngoài kiến thức qui luật có kiến thức nhân quả vốn chi phối toàn bộ các qui luật loại hình sự sống. Người có trí tuệ theo định nghĩa trong kinh mà từ lời nói, việc làm bao giờ cũng phù hợp với luật pháp và đạo đức.

Sau khi giác ngộ trở thành Phật, ánh sáng chân lý của Người tỏa sáng khắp nơi, sức thu hút đó là rất vĩ đại.

Thượng tọa đã phân tích về con đường hoằng pháp của đức Phật khi chọn các vị tu sĩ, các thương gia, các nhà chính trị để độ. Chỉ trong một năm đầu sau khi đức Phật thành đạo đức Phật đã độ được trên 1200 người. Đó là hiệu quả làm đạo của đức Phật. Sau khi giác ngộ, ngoài việc tu tập Bát chánh đạo do tự đức Phật khai sáng, đức Phật còn sử dụng rất nhiều các kiến thức mà lúc Ngài còn làm thái tử. Ngài đã đưa vào các bài kinh góp phần vào sự truyền bá chân lý mới. Bằng tuệ giác mới, do chính đức Phật khám phá. Đức Phật đã truyền bá gần 30,000 bài kinh trong 45 năm hoằng pháp.

Thượng tọa đã phân nhóm 30,000 bài kinh thành các nhóm thuộc về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức quan và giải thoát quan.

Với thông đạt kinh tạng, Thượng tọa đã phân tích tóm tắt những bài kinh quan trọng trong 5 nhóm kinh trên, nhất là bài Kinh Chuyển pháp luân; Bát chánh đạo,Tứ diệu đế…

Đồng thời cũng nhắn nhủ các Phật tử khi đã hiểu được trái tim trí tuệ của đức Phật là Tứ thánh đế rồi dù tu theo pháp môn nào cũng phải tu một cách chọn vẹn cả 8 yếu tố. 

Nhờ phương pháp đúng mà đức Phật đã tu (Bát chánh đạo), về con đường đi (Tứ thánh đế) mà đức Phật đã truyền bá phát xuất từ tâm từ bi lớn, soi đường của đức Phật là chân lý. Nên bất kỳ ai đi theo sẽ được lợi lạc. Thấy được điều này, mỗi người phải có trách nhiệm đạo đức đối với người thân trong gia đình.

Các Phật tử nên khuyên và dẫn dắt con cháu từ lúc lên 3 tuổi làm lễ quy y ở ngôi chùa mà mình thường xuyên đi và mỗi tuần ít nhất có hai tiếng để đến chùa tu học. Nhất là đến các ngôi chùa có thuyết giảng. Việc tu học Phật mà không có thuyết giảng thì Phật tử sẽ bị mù chữ Phật pháp, không thể có được trí tuệ, vẫn sẽ tiếp tục bị nỗi khổ niềm đau chi phối. Là những người lãnh đạo các tổ chức, các tập đoàn, các doanh nghiệp nên dẫn dắt những nhân viên trở thành Phật tử giống như mình.

Hoặc ít nhất gieo hạt giống Phật trong tâm của những người đó. Các Phật tử phải thay đổi thói quen làm sao dẫn dắt chồng con của mình đi chùa. Truyền bá những bài giảng, kinh sách hay, ấn tống kinh sách, máy nghe Phật pháp…đó là đang truyền bá Trái tim từ bi và trí tuệ của đức Phật cho nhiều người. Bằng cách đó mỗi Phật tử là một cánh tay dài của đức Phật!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập