TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng ‘’Đức Phật lịch sử ‘’ trong chương trình đại lễ Phật đản PL. 2561 – DL. 2017

Đã đọc: 1427           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tối ngày mồng 8/4/2017(ngày 03/5/2017), chùa Giác Ngộ long trọng thiết lễ mừng kỷ niệm ngày Phật đản PL. 2561 – DL. 2017. Kính dâng lên Ngài niềm tôn kính vô biên lòng biết ơn vô hạn và đem phúc duyên này cầu cho người người an lạc, nhà nhà yên vui, thế giới hoà bình, mọi loài quy hướng Phật đạo. Nhân dịp này,TT.Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại với chủ đề:“Đức Phật lịch sử”.

Đức Phật lịch sử khác với đức Phật tôn giáo. Đức Phật lịch sử là một con người thật. Các di tích lịch sử mà ngày nay kể từ thế kỷ thứ XIX nhờ vào các công trình khảo cổ tại Ấn Độ và Nepal. Các di chỉ khảo cổ cho chúng ta thấy đức Phật đã từng sinh ra ở vườn Lâm-tỳ-ni. Thành đạo ở Bồ đề Đạo tràng. Chuyển pháp luân ở Samath. Nhập niết bàn ở Kushinagar.

Những điều đó có thể kiểm chứng được từ góc độ khảo cổ cho đến văn bản học tôn giáo cho đến kinh điển Pali hay A-Hàm và kinh Phật Đại thừa. Đồng thời chúng ta có thể phối kiểm đối chiếu với các văn bản cùng thời. Đó là kinh Vệ Đà của Bà-La-Môn và các kinh điển của Kỳ-Na giáo.

Đức Phật tôn giáo được dựng lên giống như thượng đế có khả năng cứu độ theo nghĩa chỉ cần ban trải lòng từ bi. Người tu tập chỉ cần phát lồ niềm tin một cách vững trãi, các sự mầu nhiệm sẽ xuất hiện, nỗi khổ niềm đau sẽ tan biến. Đức Phật tôn giáo được khắc họa với nhiều tình tiết dữ liệu vốn chưa từng có trong lịch sử. Như vậy, không ai kiểm chứng được và đó là phần mô tả về sau này.

Hiện nay hình thái đạo Phật mà phần lớn các Tăng Ni tại các chùa truyền bá gắn với đức Phật lịch sử khoảng 30%. Đang khi nối kết với đức Phật tôn giáo khoảng 70% còn lại. Từ đó dẫn đến các hình thức thực tập thiên nặng về tín ngưỡng vốn không phải là yếu tố cốt lõi của đạo Phật.

Vì đề tài là:“Đức Phật lịch sửnênThượng tọa bám sát vào tài liệu 1 (các văn bản nguyên thủy) để phân tích hơn là tài liệu 2.Thượng tọa đã điểm lại 6 dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đức Phật để làm nổi bật được thông điệp mà đức Phật đã trao tặng cho đời như sau:

  1. Giáng thế Kinh Trung bộ 123

Theo tự sự của đức Phật, Ngài là con của đức Vua Tịnh Phạm và Hoàng hậu Maya.Theo văn hóa của Ấn Độ thì khi gần sanh thường người mẹ trở về quê ngoại để nhận sự trợ giúp của cha mẹ. Khi hoàng hậu Maya lấy tay vịm cây vô ưu, bất giác hoàng tử được sinh trong tư thế đứng. Trong Kinh tạng Pali cũng đã mô tả đức Phật tôn giáo khi sinh, hoàng tử được chư thiên nghênh tiếp, thực ra thì không có chư thiên nào nghênh tiếp cùng với hai dòng nước nóng và lạnh tắm cho đức Phật và bước đi 7 bước về hướng bắc. Sau này thì cả kinh điển đại thừa  mô tả thêm hoàng tử bước đi về 4 hướng. Sau đó chỉ tay lên trời tuyên bố. Hoàng hậu Maya qua đời sau khi sinh ra Tất-đạt-đa Cồ-đàm được 7 ngày và tái sinh vào cõi trời.

- Trong Kinh Tập, kệ 679-694 mô tả có hai vị tiên tri A-Tư-đà và Kiều-Trần-Như đã đoán tướng cho thái tử:“Nếu sau này làm vua sẽ là một Hoàng Đế nhân đức anh minh, còn nếu xuất gia học đạo sẽ là bậc đại Thánh, một đại vĩ nhân. 

- Đức Phật đã tự sự suốt trong thời gian 29 năm Thái tử Tất-Đạt-Đa không màng hưởng thụ trong Tăng Chi I, 162-163. Vua Tịnh Phạm đã cho xây ba lâu đài đẹp, mùa đông, mùa hạ, mùa mưa để mong Thái tử từ bỏ con đường đi tu.

- Năm 29 tuổi dưới sự thúc dục của vua cha Thái tử Tất-Đạt-Đa đã lấy công chúa Da-Du-Đà-La có một người con trai là La-Hầu-La.

- Sau những lần dạo chơi 4 cửa thành, Thái tử liền trở về cung thưa với vua cha xin xuất gia học đạo, nhưng bị từ khước. Thái tử trình vua bốn sự việc nếu vua giải quyết được, Ngài sẽ bỏ việc học đạo, đó là:

1- Làm sao mọi người trẻ mãi không già,

2- Làm sao mọi người khỏe mãi không bệnh,

3- Làm sao mọi người sống mãi không chết,

4- Làm sao mọi người hết khổ.

 Vua Tịnh Phạm nghe thái tử hỏi như thế, buồn rầu không giải quyết được và nói: “Ta cũng bị già, bệnh, chết”.

  1. Tầm sư học đạo Kinh Trung Bộ, I, 163-8

Trong kinh điển Pali có ba nội dung liên hệ đến việc tầm sư học đạo của Sa môn Tất-Đạt-Đa. Ngài rời Ca-tỳ-la-vệ hướng về Vasali nơi cách đó 500km. Đây là nơi mà các tu sĩ vô thần truyền bá đạo rất mạnh. Đạo Kỳ- Na giáo (lõa thể) cũng ra đời tại đây. Ngài tìm đến học đạo với đạo sĩ Alarama Kalama, học ‘’Thiền vô sở hữu xứ’’, vị thứ hai, đạo sĩ Uddaka Ramaputta học “phi tưởng, phi phi tưởng xứ”,

-Theo Kinh Tập, kệ 405-424 mô tả, nhà vua Tần-bà-sa-la đã rất lo lắng và cho người theo dõi từng bước chân của đạo sĩ Tất-Đạt-Đa vì lời tiên tri của A-Tư-đà sẽ trở thành hiện thực. Các nhà tư vấn chính trị của nước Ma-kiệt-đà đã sắp xếp một cuộc gặp gỡ tưởng chừng như là ngẫu nhiên đó là một đại lễ tế đàn. Vua Tần-bà-sa-la đã lấy chiêu nhử đạo sĩTất-Đạt-Đa là sẽ chia cho một nửa vương quốc Ma-kiệt-đà để cùng nhau cai trị. Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa đã cám ơn và từ chối.

- Sáu năm khổ hạnh Kinh Trung Bộ I, 80, 240- đã mô tả Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa từ một thân hình cường tráng khỏe mạnh cho đến một thân hình chỉ còn da bọc xương, dùng vô số phương tiện của khổ hạnh để tu, Ngài chỉ ăn rau cỏ để thiền, nhịn thở để thiền, chỉ ăn một vài hạt đậu và một ít nước mỗi ngày để thiền v.v…

Đức Phật tự sự:‘’Thân ốm như cọng cỏ, cây leo khô héo. Bàn trôn móng lạc đà. Xương sống như chuỗi banh. Xương sườn như rui nhà nát. Mắt sâu hun hút. Da nhăn nheo như trái bí đắng ngả màu xám trắng. Da bụng bám xương sống, đen đuốt xấu xí. Lông tóc hư mục.’’

Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa đã rời núi khổ hạnh về Bồ-đề Đạo tràng, nơi đó có con sông Ni Liên thuyền. Tại đây Ngài đã nhận bát cháo sữa và bó cỏ lau làm nệm ngồi bắt đầu con đường tu tập mới.

  1. Chứng đạo dưới cội Bồ đề

 Theo Kinh Trung Bộ I, 248 mô tả: Trước nhất Ngài tu tập thiền chỉ và thiền quán (Tứ niệm xứ). Quả chứng từ việc tu tập của Ngài là bốn thiền: Lìa hoàn toàn tín dục, trạng thái hỷ lạc do định sinh, vượt qua tín dục và định sinh, buông xả bỏ ý niệm hạnh phúc hay khổ đau, ý niệm hoàn toàn thanh tịnh. Ngoài việc chứng đắc được bốn thiền, Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa còn khám phá Tứ đế: Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là hạnh phúc niết bàn và đây là con đường đạt được niết bàn.

Sau 49 ngày thiền định, Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa đã chứng đắc được bốn thiền, Ngài hướng tâm về ba tuệ giác lớn và trở thành bậc tuệ giác toàn mãn đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại. 

Các trí tuệ mà Ngài đã đạt được là:“Túc mệnh minh”, “Thiên nhãn minh”, “Lậu tận minh”. Và tại đây Ngài tuyên bố:“Ta đã giải thoát, không còn tái sinh nữa, tu hành viên mãn, việc làm đã xong, không còn trở lại trạng thái khi xưa”.

Tuyên bố chân lý Kinh Trường bộ 16 mô tả. Ngài đã hình thành ra học thuyết Bốn trọng ân và Ngài có 7 tuần lễ ở tại Bồ đề Đạo tràng. 

  1. Mồi đèn chân lý Kinh Tương Ưng I, 128

Theo mô tả đức Phật tự sự về vị trí của Phật: “Người xuất hiện ở trên cõi đời, có một không hai, tối thượng giữa các loài hai chân, đó là Như Lai”. (Tăng Chi Bộ kinh I, 29).

Đức Phật cũng khẳng định: “Trong một thế giới, chỉ có một vị chứng đắc Phật quả.” (Tăng Chi Bộ Kinh I, 37).

Nói mục đích truyền chân lý đức Phật tuyên bố:“Ta trở thành người không bị chi phối bởi tham, sân, si. Ta sanh ra ở đời, vì hạnh phúc lớn cho các chúng sinh, vì lòng thương đời, vì phúc lạc lớn cho loài người này” (Kinh Trung Bộ I, 83)”.

Hãy siêng tu hành, truyền bá chân lý, toàn thiện quảng đầu, quảng giữa, quảng sau, cả văn và nghĩa, đời sống thánh thiện. Ta sẽ đi về U-ru- ve-la để truyền chân lý.” Đó là thông điệp đức phật đã gửi gắm đến 60 vị A-La-Hán đầu tiên khi Ngài độ ở Vườn Lai gồm 5 anh em Kiều-Trần-Như và 55 thương gia.

Để khẳng định bản chất mồi đèn chân lý của Ngài, đức Phật đã nói (Kinh Trung Bộ I, 140): “Này các đệ tử, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên hiện thực khổ đau và con đường đến kết thúc khổ đau.”Nên ai đã hiểu sai đức Phật cho rằng đức Phật đấu tố khổ đau, bôi đen cuộc đời.

Trong quá trình chia sẻ chân lý, đức Phật khuyên các Tăng Ni và Phật tử (Kinh Tương Ưng III, 165)”: “Này các đệ tử, Ta không tranh chấp cái gì với đời, chỉ có cuộc đời tranh chấp với Ta. Mỗi khi thuyết pháp không nên tranh chấp với ai ở đời.”

  1. Đức Phật là người chỉ đường

Trong Kinh Trung Bộ III, 96: “Là bậc đạo sư, những gì Ta làm là vì từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử. Này các đệ tử, đây là gốc cây, đây là nơi an tĩnh, hãy thực tập thiền định, chớ có phóng dật để nuối tiếc về sau, đây là lời dạy của ta hãy cố gắng thực hành’’.

Trong Kinh Trung Bộ I, 237. Đức Phật nói: “Thế Tôn là bậc đã được giác ngộ, thuyết giảng phương cách để được giác ngộ. Thế Tôn điều phục, thuyết giảng phương pháp để được điều phục. Thế Tôn tịch tịnh, thuyết giảng phương pháp để đạt tịch tịnh. Thế Tôn vượt qua, thuyết giảng phương pháp để được vượt qua. Thế Tôn Niết Bàn, thuyết pháp phương pháp đạt được Niết Bàn”.

Về vai trò là người chi đường trong Kinh Trung Bộ III, trang l05. Đức Phật mô tả rất rõ: “Này các đệ tử, có một con đường đưa đến Niết Bàn; Như Lai có mặt với tư cách là đạo sư chỉ đường. Những gì cần dạy, Ta đã chỉ dạy. Những gì cần làm, Ta đều đã làm. Trong hội chúng ta, có người chứng đắc quả A-la- hán, có người đang cố nỗ lực thực tập. Người chứng, người không. Như Lai là bậc chỉ con đường đúng”.

6. Những lời di chúc

Kinh Tương ưng, V, 229: ‘’ Này các đệ tử,Ta đã giảng pháp, không hề phân biệt, không hề dấu giữ trong tay điều gì. Ta không nghĩ rằng Ta là lãnh đạo của cả Tăng đoàn, Tăng đoàn phải chịu hướng dẫn của ta. Ta đã công bố con đường giác ngộ.

Kinh Trường bộ 16: Đức Phật dạy rất sâu sắc: “Này các đệ tử, mỗi người tự mình thắp đuốc mà đi, hãy tự nương tựa, chớ nương gì khác. Hãy dùng Chánh pháp làm ngọn đèn soi, hãy dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa khác. Hãy tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm hiện tiền, nhiếp phục tham ái, không còn sầu bi.”

 Bằng thông tuệ Kinh điển,Thượng tọa đã trích dẫn lại một số đoạn kinh từ xuất xứ trong kinh tạng Pali để điểm lại cuộc đời đức Phật lịch sử qua các dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của Người để các Phật tử và những người yêu quý mến đạo Phật có cơ hội ôn lại và hiểu sâu hơn về một đức Phật lịch sử, người sáng lập ra đạo Phật từ 26 thế kỷ trước.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập