TT. Thích Nhật Từ giảng tại khóa tu xuất gia gieo duyên II và ngày an lạc 18

Đã đọc: 1208           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày tu tập đầu tiên (30/4/2017) của các hành giả trong khóa tu xuất gia gieo duyên II và quý Phật tử tham dự khóa tu ngày an lạc lần thứ 18 tại chùa Giác Ngộ, số 92, Nguyễn Chí Thanh, Q.10, TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm tình đạo vị.

Sau thời công phu khuya, chư tăng chùa Giác Ngộ đã hướng dẫn đại chúng tọa thiền trong vòng 45 phút. Giờ điểm tâm sáng được chư tăng hướng dẫn thực tập ăn trong chánh niệm tỉnh thức. TT. Thích Nhật từ mở đầu thời khóa tu tập cho đại chúng với pháp thoại: “Vượt qua bệnh tự mãn”. Với kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm tu tập cùng sự thấu cảm tâm tư người nghe. Thượng tọa đã chia sẻ: “Chúng ta mỗi ngày phải tự làm mới mình, mình của hôm nay phải tốt hơn mình của ngày hôm qua và sẽ tuyệt với hơn mình của ngày mai. Con người trong cuộc đời vốn mang nhiều lo toan, buồn khổ vì cuộc sống, vì mưu sinh, nếu không biết tu tập chuyển hóa, ta sẽ không có được một đời sống ý nghĩa, hạnh phúc. Đức Phật luôn dạy các tăng sĩ nổ lực hết mình để đạt được phẩm chất cao quý của người xuất gia. Tuy nhiên, những gì đạt được trong quá trình tu tập chỉ là phần tử nhỏ trên con đường giác ngộ, mỗi ngày phải cố gắng nhiều hơn, không được sanh tâm tự mãn với những gì mình đang có. Tự mãn có những yếu tố như sau:

1. Vượt qua bệnh tự mãn do danh lợi: Đức Phật dạy: danh và lợi là nhánh và lá của một cây. Đời sống của người xuất gia được ví như 1 cây đại thọ và danh lợi chỉ là nhánh, lá, tức là phần nhỏ nhất của cây. Đức Phật ví dụ, có người mới xuất gia tự thấy mình có oai nghi đức độ, nên có nhiều lợi dưỡng, được nhiều người kính trọng và tự cho mình hơn người, phước báu hơn người, họ tự mãn và cho mình tự xứng đáng được như vậy. Nhận thức đó là một rào cản, làm trở ngại con đường xuất gia. Để có được kết quả tu tập, người xuất gia phải chơn chánh tu tập. những năm đầu là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ, họ sẽ trở thành một con người mới, đạo đức tăng trưởng, đều đó hiển nhiên sẽ được cung kính, tôn trọng. Thế nhưng, một người xuất gia chơn chánh không lấy đó để tự mãn mà phải biết nó là vật cản, là trở ngại con đường tu vì họ tự vướng vào sự thỏa mãn của tham lam và lợi dưỡng.
Để hiểu rõ giá trị của sự tu tập thanh cao, người xuất gia thứ tự học tập các lễ nghi, thọ nhận các giới điều như Sa di, Sa di ni cho đến làm Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, lộ trình đó trung bình từ 3 đến 6 năm. 10 năm sau khi làm thầy, vị tu sĩ đó đủ tư cách nhận để tử xuất gia. 25 năm sau khi xuất gia, thọ giới và có nhiều đóng góp cần thiết cho giáo hội, cho cuộc đời sẽ được tấn phong giáo phẩm Thượng Tọa, Ni Sư, rồi cấp bậc tiếp theo là Hòa thượng và Ni Trưởng. Người xuất gia khi gách vác các chức vụ, phẩm vị, danh tiếng của họ sẽ tăng trưởng, sự cúng dường, phát tâm của đàn na cũng theo đó tăng trưởng cấp số nhân, nếu vị ấy không khéo léo tu tập, phòng hộ sáu căn, không tu tập chơn chánh thì tâm tự mãn từ đó phát sanh. Thế nên phải hết lòng phụng sự cuộc đời, hết lòng xây dựng Tam Bảo, đào tạo tăng tài. Ví như có người đi tìm lõi cây, nhưng chỉ ngắm lá cây mà không tìm lõi cây, thì mãi mãi không tìm được lõi cây. Danh lợi, tiền bạc, chức vụ chỉ là hư ảo bên ngoài, không phải là điều cốt lõi người tu cần hướng đến.

2. Vượt qua bệnh tự mãn do thành tựu giới đức: Dù người xuất gia không tham đắm danh lợi, không tham chức vụ, quyền hành, chỉ một lòng tu dưỡng đạo đức, nhưng khi đối chiếu mình với các bạn đồng tu, thấy mình quá đặc biệt, quá vượt trội so với đại chúng, từ đó khởi lên tâm niệm hơn người, tự khen mình giỏi và chê người chưa tốt. Đây là tâm lý chung của mọi người, thấy mình tài đức có đủ, các tu sĩ khác không có đầy đủ giới hạnh như mình, tâm tự mãn từ đó phát sanh. Đức Phật kết luận, đó là do vị ấy say mê với những gì mình đạt được. Chính thái độ đó làm vị ấy rơi vào chểnh mãng, đắm nhiễm trong huyễn danh, lơ là trong tu tập. Sơ tâm xuất gia luôn là động lực giúp các hành giả cố gắng hết mình nên con đường tu tập tiến bộ rất nhanh, nhưng thường càng về lâu, tâm xuất gia ban đầu không được duy trì mạnh mẻ nữa. Phần lớn chúng ta đánh mất sơ tâm xuất gia, tự cho mình tu lâu nên giới hạnh hơn người, tâm chấp ngã nổi lên, tự hãnh diện về sự chói sáng của bản thân. Ca ngợi chính mình sẽ tự động dẫn đến phê bình người khác.
Chê bai là bệnh chấp vào cái tôi, không tùy hỷ công đức những gì người khác đạt được. Người có tâm lý tự mãn luôn tự hào những gì mình đã làm được. Mỗi khi ai góp ý cho, họ tỏ thái độ không chấp nhận, không hài lòng và thất vọng. Cái tôi của ta như võ sầu riêng, đụng vào dễ đứt tay, chảy máu. Người tu tập mỗi ngày phải làm mình dễ thương hơn, chuyển hóa nhiều cái xáu thành tốt nhiều hơn. Vượt qua bệnh tự mãn phải biết học hỏi, lắng nghe, phải tham khảo lời hay ý đẹp của người khác. Không nên cho mình là nhất, là hoàn hảo. Mình giỏi lãnh vực này nhưng không giỏi vấn đề khác, nên muốn hoàn hảo thì mọi người phải tự học hỏi lẫn nhau. Muốn vượt qua tự mãn thì đừng bao giờ tạo ảo giác mình đã thành tựu giới hạnh mà mình đã làm được. So với các vị Thánh tăng, A La Hán thì sự thành tựu của ta không đáng là gì cả, nên phải cố gắng nhiều hơn, nổ lực nhiều hơn, không biểu lộ sự tự mãn trong tâm hay bên ngoài. Phẩm chất cao quý này làm chúng ta chói sáng tự nhiên và lâu dài, nâng phẩm chất đạo đức của ta cao hơn.

3. Bệnh tự mãn do đạt được thiền định: Trong kinh đức Phật đã nêu, có những vị xuất gia không màng đến danh lợi. Nhưng khi tu tập cao, đạt được các giai tầng thiền định, so với các bạn đồng tu thấy mình tu cao hơn, sanh tâm phân tán, sống trong sự phóng dật, ngã mạn. Họ như đang đứng trên đỉnh cao và quan sát được mọi sự vật hiện tượng từ tâm người khác nên sanh lòng tự mãn, thấy mình giỏi, giới hạnh hơn người, đạt được các quả vị thiền đình vượt trội nên tự thấy mình ưu tú hơn người khác. Hành giả tu thiền thực tập chánh niệm, họ trở nên điềm đạm, thư thái, nhẹ nhàng, có phẩm chất cao quý, được gọi là oai nghi và tế hạnh. Tăng thân Làng Mai là một trong những biểu tượng về sự thể hiện oai nghi và tế hạnh. Người xuất gia phải làm chủ được các hành động của cơ thể từ đi, đứng, nằm, ngồi, các cử chỉ, trạng thái của thân, khẩu, ý. Người xung quanh nhìn thấy đó mà thuần phục. Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã bị thuần phục và trở thành đệ tử xuất chúng của đức Phật bởi dáng vẻ uy nghi của những vị xuất sĩ giữa đời thường.
Người xuất gia tu tập thiền định nhưng tự thấy mình chưa đi sâu sát, chưa thực tập đúng cách và thường phải hành trì mien mật thì tâm ngã mạn sẽ không có cơ hội phát khởi. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đã thọ ký Đề Bà Đạt Đa được thành Phật trong tương lai. Đối với đức Phật, hành xữ của Đề Bà Đạt Đa giúp đức hạnh của đức Phật chói sáng hơn, người đời sẽ nhìn vào Đề Bà Đạt Đa mà tôn thờ, kính trọng đức Phật nhiều hơn. Bài học này dạy chúng ta không nên tự mãn, để đừng thấy mình chói sáng quá mà hành xữ như người thế tục. Người tu thiền sau 1 thời gian đạt được oai nghi, điềm tỉnh thì quần chúng yêu mến, quý trọng, nếu không vượt qua được tâm lý tự mãn thì không vượt qua được bệnh chấp vào cái tôi, điều này dễ làm họ vấp ngã, khó đạt được lợi ích trên con đường tu tập. Người bị bệnh tự mãn đi tìm lõi cây nhưng chỉ vừa thấy được mành cây đã thấy tự mãn, mà không biết rằng lõi cây thật đang nằm bên trong. Người tu tập phải sâu sắc nhận biết tâm mình, không vội vả, không lăng xăng tìm kiếm cái hư danh bên ngoài. Có câu:
                                                        “Như đỉnh non cao tự dấu mình
                                                         Trong rừng hoa lá ghét hư vinh”

4. Bệnh tự ngã do đạt được tri kiến đúng: Đây là tri thức đạt được trong quá trình tu tập, không phải là tuệ giác tối thượng của bậc thượng nhân. Ngộ nhận tri thức là tuệ giác ta sẽ sanh tâm tự mãn. Nhiều người học giỏi, điểm cao nhưng không thành công trong thương trường, không thành công trong sự nghiệp. Hiểu biết đúng, nhận thức đúng chỉ là giai đoạn đầu của chánh tri kiến. Người có chánh tri kiến sẽ tự nguyện bỏ các điều ác, làm các hạnh lành, sống đúng tinh thần nhân quả, không mê tín dị đoan, không tin những điều phù phiếm. Người có chánh tri kiến vượt trội hơn mọi người, họ thật sự chói sáng, nhưng nếu không biết làm chủ cái tôi, để vô minh vi tế chi phối thì vẫn bị tâm tự ngã đánh gục mình. Chánh tri kiến là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhưng không phải là yếu tố cuối cùng. Sau khi đã nổ lực đạt được văn tuệ, cần phải nổ lực đạt được tư tuệ, nhưng nếu thiếu tu tuệ thì tâm tự mãn lập tức có mặt. Đức Phật ví dụ như người đi tìm lõi cây, đứng trước 1 cây to lớn, người ấy chỉ lấy giáp cây, dù được khuyên đó không phải là lõi cây nhưng vị ấy vẫn không nghe. Vị ấy tự mãn với những gì mình đang có và cho rằng lời khuyên kia là sai. Thực tế giáp cây vẫn chưa phải là lõi cây, vẫn bị mối mọt ăn, làm cho hư hoại, chỉ có lõi cây mới quý giá, mới chắc thật. Đức Phật từng tuyên bố, “cái gì là lõi cây, cái đó sẽ tồn tại lâu dài”. Trong quá trình tu tập, chúng ta hãy đi tìm lõi cây thật sự, bất cứ lúc nào tâm lý tự mãn khởi lên, lúc đó hãy nhận thức rõ, tôi đã bị tâm tự mãn chi phối rồi, phải nổ lực hết mình để vượt qua nó.

5. Vượt qua bệnh tự mãn: Có 2 yếu tố: 1. Người xuất gia có được chánh tri kiến, được người đời tôn trọng, quý mến, cúng dường. Giữ được phong cách đó hành giả đã chứng được “thời giải thoát”. Nghĩa là người đó đã tìm được lõi cây thực thụ. Vượt qua được tâm lý tự mãn, tâm đã giải thoát được các trói buộc của tâm tham, tâm sân và tâm si mê. Tuy nhiên, nó chưa giải thoát trọn vẹn vì còn tâm vi tế. Thời gian an cư mùa mưa 3 tháng, ít nhiều chư vị xuất sĩ cũng đạt được các giá trị an lạc, hay còn gọi là “thời giải thoát”. Điều đức Phật muốn nhắn gửi là hãy xem những gì chúng ta đạt được chưa phải là đích đến cuối cùng của quá trình tu tập. khi nào đạt được Tam minh, lúc đó mới xác định rõ mình là bậc Thánh, còn không thì vẫn chưa xong, chỉ mới đạt được giải thoát nhất thời thì không có gì phải tự mãn, nên phải tiếp tục tinh tấn tu trì, bền chí học tập, nổ lực phá kỷ lục chính mình mới lột được tâm tự ngã.
2. Có những vị đã thành tựu đạo đức, thiền định, đạt được thời giải thoát nhưng không thỏa mãn mà tiếp tục tu tập, vị ấy đạt được quả vị giải thoát, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, đã đạt được trình độ vô học. Các tu sĩ xuất gia nổ lực vượt trội 3 phương diện đạo đức, thiền định và trí tuệ một cách miên mật mới chính thức được giải thoát. Người tu học Phật phải phát triển nội tâm, làm chủ thái độ, cảm xúc, hành vi, thì lối sống phàm, suy nghỉ phàm, hành vi phàm mới được chuyển hóa, giải thoát toàn diện. Mong quý vị tham dự khóa tu xuất gia gieo duyên kỳ II luôn an lạc trong 7 ngày, có được sự hanh thông trong cuộc đời uế trược này.
Sau thời pháp thoại, ca sĩ nhí Ngọc Ngân đã biểu diễn gửi tặng chư tôn đức tăng ni cùng quý hành giả các ca khúc Phật giáo ý nghĩa và sâu sắc. Bé cũng gửi lời chúc mừng đến hơn 150 quý Phật tử đã dám bỏ đi mái tóc đẹp của mình dấn thân thực tập đời sống xuất gia thực thụ.










Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập