TT.Thích Nhật Từ: Thuyết giảng tại Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM

Đã đọc: 1729           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chiều 16/12/2016 tại Trường đại học KHXH&NV TP.HCM, TT.TS.Thích Nhật Từ- Phó viện trưởng Học viện PGVN TP.HCM, Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, đã có buổi thuyết giảng cho sinh viên trường Đại học KHXH&NV trường đại học Quốc gia TP.HCM nhân dịp diễn ra lễ trao học bổng mùa xuân năm học 2016-2017.

Tới tham dự chương trình về phía Quỹ Đạo Phật Ngày Nay còn có Ông bà Mi Hồng, bà Giác Thanh Nhã, bà Giác Như Ngọc - đồng Phó chủ tịch Quỹ.

Về phía trường Đại học KHXH&NV có sự hiện diện của TS. Phạm Tấn Hà, Phó hiệu Trưởng trường; TS. Nguyễn Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp & phát triển nguồn nhân lực; PGS.TS. Nguyễn Công Lý -PGĐ Trung tâm nghiên cứu tôn giáo; TS. Trần Thu Phượng  cùng với các Thầy Cô từ các khoa và Sinh viên trường cùng có mặt tham dự.

Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, TT,Thích Nhật đã chia sẻ đề tài: “Học trường lớp và học trường đời’’.

Theo Thượng tọa, học trường lớp các bạn có một không gian rộng nhất là vài chục mẫu, còn học trường đời các bạn có cả một không gian là cả một quả địa cầu. Về thời gian học thì học ở trường lớp chỉ mất 4 năm Cử nhân, 2 năm Thạc sĩ, 3-5 năm Tiến sĩ và sau Tiến sĩ là 4-5 năm, đang khi học trường đời là học cả một kiếp người. Học ở trường lớp các bạn học ở thầy cô giáo truyền trao tri thức, còn học ở trường đời chúng ta có đủ các thành phần xã hội, bao gồm cả những người không ưa thích mình và kẻ thù của mình...

Nội dung bài chia sẻ được chia làm 2 phần: Phần thứ I: Học ở trường lớp; Phần thứ II: Học ở trường đời.

Trong phần thứ I: Thượng tọa đã chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân trong quá trình học,  kinh nghiệm viết sách, nghiên cứu,  với 4 điều chính mà Thượng tọa đã chia sẻ khi học ở trường lớp cho các bạn sinh viên như sau: i) Đọc các ý chính; ii) Hai thái độ đọc; iii) Các thức trích dẫn trực tiếp; iv) Nên viết những điều mới mẻ.

Trong phần phân tích chi tiết, Thượng tọa đã lấy các ví dụ dẫn chứng từ bản thân, trong  các bài giảng,  các cuốn sách viết về phương pháp nghiên cứu mà chính bản thân Thầy đã làm  và các ví dụ đang được các trang mạng đưa tin Hot nhất trong hai ngày qua như ngôi sao ca nhạc Đàm Vĩnh Hưng đã chia sẻ trực tiếp video clip về nợ lần của mẹ mình và các ví dụ sinh động khác để minh họa cho các nội dung trên.

Phần II- Học ở trường đời: Thượng tọa đã nhắn nhủ đến các bạn sinh viên khi đã thành công trong trường học rồi thì các bạn cũng phải chuẩn bị cho một trường đời để khi đầu tư cho một cái gì đó thì phải nắm chắc thành công trong tầm tay... Cuộc sống này không nằm trong bài giảng, trong giáo trình, không nằm trong sách vở. Với 6 ý tưởng chính của phần II được Thượng tọa chia sẻ, phân tích: i) Nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân; ii) Biết tạo sự khác biệt; iii) Kỹ năng giao tiếp và đàm phán; iv) Phải có tư duy và tầm nhìn của người làm chủ; v) Mạnh dạn đối diện trước các đối nghịch phũ phàng; vi) Giầu và hạnh phúc không phải là điều quan trọng.

Cuối bài chia sẻ, Thượng tọa nhấn mạnh đến việc Học ở trường lớp là có giới hạn, kiến thức tiếp thu được là có giới hạn, học ở trường đời phức tạp hơn nhưng thành công nếu có cũng sẽ lớn hơn, nếu thất bại cũng te tua hơn, do đó các bạn phải tự đặt ra cho mình một tiêu chí là: ở trong trường lớp hay ở ngoài trường đời đã học  là phải thành công, đã làm là phải thắng, dù ít hay nhiều  là phải thành công.  Hãy nỗ lực hết mình, đừng bao giờ bỏ cuộc giữa chừng, đừng đầu hàng trước số phận, vì số phận không có thật. Làm là phải có phương pháp, để có được phương pháp thì phải đầu tư có trí tuệ. 

 

























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập