Khóa tu Ngày An Lạc thường kỳ tại Học viện Phật giáo tại TP.HCM

Theo chương trình khóa tu Ngày an lạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM cơ sở mới ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Khóa tu ‘Ngày an lạc’, đã được mở lại bắt đầu từ ngày 4 tháng 6 năm 2016 vào tất cả các ngày chủ nhật trong các tháng, dưới sự chủ giảng của HT. Viện trưởng Thích Trí Quảng và các Phó viện trưởng HT. Thích Giác Toàn, TT. Thích Bửu Chánh, TT. Thích Nhật Từ, nhằm mục đích giúp Tăng Ni nắm vững các phương diện triết lý của đạo Phật, mặt khác trải nghiệm và thực tập Phật pháp trong khuôn viên của HVPGVN tại TP. HCM.
Sáng nay, 26 tháng 6 năm 2016, nhằm ngày 22/5 Bính thân, tiếp tục khóa tu‘Ngày an lạc’thường kỳ do TT. Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện chủ trì thuyết giảng. Đến tham dự khóa tu ‘Ngày an lạc’ có sự hiện diện của Ban quản trị Nội viện, cùng 367 Tăng Ni sinh và Phật tử Quỹ Đạo Phật Ngày Nay, Phật tử Đạo tràng Hoa Tạng –Thiền viện Vạn Hạnh.
TT.Thích Nhật Từ đã có bài thuyết giảng với chủ đề: “Chấp ngã cá nhân, chấp ngã gia đình và chấp ngã quốc gia”.
Đây là đề tài ứng dụng từ học thuyết Phi ngã( tiếng Pali là Anattan, tiếng sanskrit là Atman) của đức Phật trong kinh điển Pali và kinh điển Đại thừa. Hơn 20 thể kỷ qua, Phật giáo Trung Quốc đã dịch thuật ngữ Anattan, Atman là vô ngã. Thực ra Phi ngã, tiếp đầu chữ A trong tiếng Pali và tiếng Sanskirt có nghĩa đen ‘chẳng phải là’ khác hoàn toàn với ‘không có’.‘Vô’ là phủ định từ, khẳng định tính không tồn tại hay tính không hiện hữu của vật thể hay một sự kiện nhất định nào đó. Cho nên khi dịch Anattan, Atman là vô ngã, chúng ta dễ bị ngộ nhận rằng không có khái niệm là ‘tôi’ mà trên thực tế cái mà đạo Phật cho đó là một vật thể mang tính duyên khởi được tổ hợp hình thành, vô thường chi phối và trải qua giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt hay là sanh, già, bệnh và chết. Thực tế con người, vạn vật đã từng tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại. Cho nên, cho nó là ‘không có’ là không đúng mà nó là‘chẳng phải là’, mang tính tổ hợp, cái đó vô thường, cái gì vô thường, cái đó mang tính thực thể và cái đó được gọi là Phi ngã.
Trên cơ sở đó, Thượng tọa đã lần lượt phân tích các nội dung sau dưới góc độ ứng dụng:
Điều 1)Vượt qua bệnh chấp ngã thông qua kinh tạng Pali: Thượng tọa đã lấy bài Kinh Vô Ngã Tướng, đây là bài Kinh thứ hai mà đức Phật giảng cho các vị đệ tử đầu tiên, 5 anh em Kiều Trần Như. Bài Kinh này là một ứng dụng về tâm lý học và nhận thức luận giúp cho người thực tập dũ bỏ được những chấp nhất, vướng kẹt trên nền tảng là đánh đồng những gì mang tính tổ hợp cấu tạo thành thân, nhập vào cõi của tâm là ‘tôi’.
Điều 2) Chấp ngã cá nhân: đây là một khái niệm mới để mô tả về tính đẳng thức của ‘cái tôi’, ‘tự ngã của tôi’, ‘sở hữu của tôi’được diễn ra trong phạm vi một cá thể mà ở đây là từng con người. Chấp ngã cá nhân liên hệ đến đến chấp thân, nhà cửa, tài sản, sự nghiệp… Với 4 phương diện thuộc về cõi tâm là: Ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái. Chấp Ngã si, ngã kiến dẫn đến thiếu nhận thức như thật tức là ‘như lý tác ý’ thiếu chánh tri kiến, chánh tư duy dẫn đến bị rủi ro, thất bại. Chấp ngã mạn thì người đó sẽ khổ đau, bị cô lập hoặc tự cô lập chính mình. Người chấp ngã ái thì mặc cảm, tự ty, nhạy cảm trước phản ứng cảm xúc, lời nói, cách ứng xử của người khác, cho nên dễ khổ đau, dễ hâm nóng nỗi đau nhiều lần. Người tu học Phật cần phải vượt qua các ngã chấp này.
Điều 3) Chấp ngã gia đình: đây là khái niệm chỉ việc gắn kết huyết thống bao gồm cha mẹ, con cái, anh chị em, rộng hơn nữa là thế hệ 3 đời. Chấp vào huyết thống gia đình tạo nên bất công ngoài xã hội, những nỗi khổ niềm đau ngoài xã hội không được chăm sóc, quan tâm đến, chia sẻ với. Người tu học Phật cần phải vượt qua các ngã chấp gia đình.
Điều 4) Chấp ngã quốc gia: đây là khái niệm chỉ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từ việc xây dựng chủ nghĩa yêu nước bắt đầu bằng bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển ra giáo dục, kinh tế chính trị, dân tộc, tự lực, tự cường, không phụ thuộc… đó là tính tích cực. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc cực đoan chấp ngã quốc gia rất là tệ hại( chiếm hữu nô lệ, chiếm hữu thuộc địa, chủ nghĩa thực dân…) mang lại chiến tranh thù hận, chia rẽ, ( sự kiện Brexit - nước Anh rời khỏi EU) cũng là một chấp ngã quốc gia. Chấp ngã quốc gia làm cho thế giới này đối đầu nhau, tranh chấp quyền lợi chính trị, kinh tế, tôn giáo, chủ quyền và nhiều quyền lợi khác.
Với 3 nội dung nỗ lực vượt qua chấp ngã cá nhân, chấp ngã gia đình và chấp ngã quốc gia là một phần ứng dụng trong bối cảnh xã hội hiện đại, với tính thời sự nóng bỏng, ảnh hưởng rộng lớn mang tính toàn cầu, Thượng tọa đã phân tích học thuyết Phi ngã của đức Phật. Sự ứng dụng đó giúp cho chúng ta xây dựng tình người trên cõi ta bà này và làm như thế lòng từ bi được phát huy tối đa, an lạc sẽ hiện tiền bây giờ tại đây và ngay trong kiếp sống này.
Nghi lễ tụng Kinh Phổ Môn cũng là phần kết thúc khóa tu ‘Ngày an lạc’ trong niềm hoan hỷ tâm an lạc của tất cả mọi người có mặt tham dự trong khóa tu.
Cũng nhân dịp khóa tu Ngày an lạc thường kỳ này. TT. Thích Nhật Từ và toàn bộ Ban nội viện và các Tăng Ni đã rất xúc động đón nhận được sự cúng dường Trai tăng của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay và đóng góp cho Quỹ hỗ trợ đời sống Tăng Ni( có bài viết riêng). Đạo Tràng Hoa Tạng (Thiền Viện Vạn Hạnh) ấn tống cúng dường bộ Đại Tạng Kinh cho các Tăng Ni sinh; Gia đình Phật tử Phước Minh; Phái đoàn chùa Pháp Hoa, chùa Pháp Vân, chùa Giác Ngạn. Đặc biệt, toàn thể khóa tu đã được đón tiếp chư tôn đức tăng Phật giáo Quận 7 do HT. Thích Viên Giác - thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN làm trưởng đoàn đã đến thăm Học viện và cúng dường Trai tăng cho các tăng ni sinh tại học viện.
TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng.
Phật tử cúng dường tịnh tài xây dựng học viện.
Một gia đình Phật tử cúng dường trường hạ.
Thời tụng kinh Dược Sư.
Nhóm Phật tử Hoa Tạng cúng dường Đại tạng kinh Nikaya.
Các đoàn Tăng Ni và Phật tử cúng dường trường hạ.
Chư Tăng Ni thiền hành về trai đường để dùng ngọ.
Nhóm Phật tử của quỹ Đạo Phật Ngày Nay chuẩn bị Kinh Phật Cho Người Tại Gia cúng dường lên chư Tăng Ni.
Tác bạch cúng dường.
Phật tử quỹ Đạo Phật Ngày Nay cúng dường tịnh tài đến chư Tăng Ni.
Phái đoàn Phật giáo quận 7 cúng dường trường hạ.
Ngọ thời.
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Chùa Giác Ngộ tổ chức khóa tu Ngày An Lạc lần 1 Ngộ Dũng - Giác Hạnh Hoa
- Gội rửa thân tâm, cần cầu chánh giới Tin: Tiểu Bình, Ảnh: Đức, Hằng, Bình
- BRVT: Giới tử hân hoan bước vào “Tuyển Phật Trường” Ban Thông Tin Truyền Thông Ni Giới
- Thái Nguyên: Chùa Huống Thượng tổ chức khoá tu “Tâm khai trí sáng” Admin
- Thơ: Thân cây mọc nghiêng Tâm Minh Ngô Tăng Giao
- Thơ: Bảy cách bố thí Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Một vị trụ trì Dưỡng Nhi Đãi Lão ở quê tôi Nguyễn Thành Công
- Thơ: Tục Lụy Chánh Bảo Trung
- Thỉnh vấn HT. Thích Quảng Hiển – Trưởng BTC giới đàn Đồng Huy Nhóm Phóng viên phỏng vấn
- Bên thềm Đàn giới Đồng Huy Tiểu Ban Thông Tin Truyền Thông
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)