Cận cảnh ngôi chùa vinh dự đón Phật ngọc lớn nhất thế giới về chiêm bái

Đã đọc: 1459           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Theo lịch trình, bắt đầu từ ngày 26/3 tượng Phật ngọc Hòa bình Thế giới sẽ tới chùa Hoằng Phúc, ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Lễ khai mạc cung nghinh tượng Phật ngọc diễn ra 9h sáng 27/3. Tượng được tôn trí tại chùa Hoàng Phúc tới 5/4, sau đó tượng được di chuyển tới một số tỉnh như Thanh Hóa, Thái Nguyên...

Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới sẽ được nghinh rước về chùa Hoằng Phúc từ ngày 26/3 đến 5/4.

(Nguồn: phatgiao.org.vn)

Thông tin tượng Phật ngọc Hòa bình Thế giới sẽ tới chùa Hoằng Phúc đã khiến nhiều tăng ni, phật tử ở Quảng Bình và các tỉnh lân cận háo hức, nóng lòng chờ đón.

Rất nhiều tăng ni, phật tử ở Quảng Bình và các tỉnh lân cận háo hức, nóng lòng chờ đón sự kiện ý nghĩa này.

(Ảnh: Phật tử dự lễ khánh hạ chùa Hoằng Phúc)

Theo tìm hiểu, chùa Hoằng Phúc, xưa kia có tên là Am Tri Kiến nằm ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIII, vì vậy đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam.

Ngôi chùa gắn với cuộc đời hoằng pháp của Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sử sách ghi chép, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành, lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến.

Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.

Chùa Hoằng Phúc trước khi được phục dựng 

Chùa Hoằng Phúc không những là nơi thờ tự Đức Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn là nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ hoạt động cách mạng.

Trải qua thời gian, chùa đã bị hư hại, sụp đổ trong cơn bão số 12 năm 1985. Năm 2010, chùa Hoằng Phúc được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đến năm 2014, chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo với tổng mức đầu tư trên 55,5 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa như sự đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, trong đó nhà tài trợ chính là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Chùa Hoằng Phúc sau khi được khánh hạ

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, mục đích của việc đưa Phật ngọc về các chùa Việt Nam để cầu hòa bình cho đất nước, mưa thuận gió hòa.

“Đây được xem là một duyên lành khi Phật Ngọc hòa bình thế giới được tôn trí ở Việt Nam nói chung, Quảng Bình nói riêng, là một cơ hội để đồng bào và tăng ni, phật tử được chiêm bái, cũng như nhận được nguồn năng lượng dồi dào của Phật Ngọc hòa bình thế giới, đem lại sự may mắn, tâm bình an và mọi điều tốt lành nhất”, Thượng tọa Thích Đức Thiện chia sẻ.

Đây là cơ hội để tăng ni, phật tử Quảng Bình và người dân ở các tỉnh lân cận được vinh dự chiêm bái tượng Phật ngọc, cầu chúc cho hòa bình thế giới, cầu bình an, may mắn cho gia đình, người thân.

Xuyên suốt chương trình chiêm bái tượng Phật ngọc Hòa bình Thế Giới, dự kiến có chương trình thuyết pháp do Thượng tọaThích Đức Thiện và Thượng tọa Thích Chân Quang vào các buổi chiều 27/3 – 5/4/2016 với chủ đề Phật giáo và hòa bình thế giới, thiền và cuộc sống; lễ thắp nến cầu nguyện quốc thái dân an, hòa bình thế giới.

Sau khi Phật ngọc Hòa bình Thế giới đặt ở chùa Hoằng Phúc sẽ tiếp tục được di chuyển đến các tỉnh Thanh Hóa, Thái Nguyên để người dân có cơ hội chiêm bái.

__Tâm Anh __

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập