TP.HCM: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa Dân tộc và Phật giáo 'Xuân Phương Nam'

Đã đọc: 1828           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Được sự cho phép của Hội đồng trị sự PGVN,TP.HCM, Ban văn hóa GHPGVN.TP.HCM tối chủ nhật ngày 8/2/2015 (nhằm ngày 20/12/ Giáp Ngọ) tại Nhà Truyền thống Văn hoá Phật giáo, Chùa Phổ Quang, số 64/2 đường Huỳnh Lan Khanh, P2, Q.Tân Bình, TP. HCM, đã long trọng khai mạc Lễ hội Văn hóa Dân tộc và Phật giáo với chủ đề “Xuân Phương Nam”.

Tới chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện quí báu của chư Tôn đức giáo phẩm HT. Thích Thiện Tánh - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban kiểm soát TƯ, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Minh Chơn – UV HĐTS, Phó Ban trị sự kiêm trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Như Tín - Phó trưởng Ban trị sự, kiêm trưởng Ban kiểm soát GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Viên Giác - Phó trưởng Ban Văn hóa; TT. Thích Trí Chơn - Trưởng ban Trị sự Q.12;  ĐĐ.Thích Nhật Thiện, ĐĐ. Thích Phước Tiến, ĐĐ. Thích Lệ Minh – đồng phó trưởng Ban Văn hóa; chư Tôn đức Lạt ma Tây Tạng cùng toàn thể chư Tôn đức Tăng Ni các quận huyện và các tự viện cùng có mặt tham dự.

Về phía khách mời có bà Mã Thanh Cao - Giám đốc Bảo Tàng Mỹ Thuật TP. HCM; Ông Hữu Luân- Giám đốc Nhà hát TP.HCM; Bà Phan Gia Hương - Phó chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam- Chi nhánh phía Nam; Ông Huỳnh Văn Mười- Chủ tịch Hội mỹ thuật TP. HCM; Ông Lê xuân Chiểu - Phó chủ tịch Hội mỹ thuật TP.HCM; Ông Lê Đàn - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM; Ông Hà Tấn Quang - Tổng biên tập báo Kiến Thiết Ngày Nay cùng các giáo sư, tiến sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ cùng tham dự có mặt trong buổi lễ.

Trong lời phát biểu khai mạc, ĐĐ. Thích Phước Tiến - Phó trưởng Ban Văn hóa nhấn mạnh: "Trải qua hơn 2000 năm đạo Phật gắn liền với dân tộc, vì vậy nền văn hóa của Việt Nam hay là nền văn hóa Phật giáo đã hòa quyện gắn liền với văn hóa của dân tộc. Trên tinh thần căn bản chúng ta có hai loại hình văn hóa: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ...Với chủ đề mà Ban tổ chức đưa ra là Xuân Phương Nam để làm một niềm tự hào văn hóa dân tộc của người Việt Nam chúng ta đã trải qua mấy ngàn năm văn hiến và hôm nay tại chùa Phổ Quang, chúng ta tổ chức lễ hội văn hóa dân tộc và Phật giáo là một điều gợi nhớ đến truyền thống mà chúng ta cảm thấy giới trẻ dường như không quan tâm đến mảng đề tài này. Chúng ta thấy vì sự hội nhập văn hóa đa chiều và vì đời sống kinh tế làm cho giới trẻ dường như chạy theo danh vọng đồng tiền hơn là ý thức về văn hóa dân tộc. Bởi vì, người ta cảm thấy văn hóa không hái ra tiền như trong suy nghĩ của họ, nhưng họ quên rằng đó là một niềm tự hào dân tộc và chính văn hóa mới khẳng định được vị trí của Việt Nam trên thế giới. Chính vì tầm quan trọng đó mà các nhà làm văn hóa, các vị giáo sư, các nhà làm nghệ thuật, các họa sĩ, các vị tu sĩ bao gồm cả các thiền sư đã đóng góp rất lớn vào mảng đề tài này... "

Sau phần khai mạc, HT. Thích Thiện Tánh đã trao tặng, ghi nhận công đức của các Nhà thơ, Họa sĩ, nghệ sĩ đã có công sức đóng góp cho lễ hội.

Thay mặt cho chư Tôn đức giáo phẩm Phật giáo, HT. Thích Minh Chơn - Phó Ban trị sự kiêm trưởng Ban Hoằng pháp đã ban lời đạo từ. Hòa thượng nhấn mạnh: " …Khi chúng ta tiếp nhận văn hóa tư tưởng của Ấn Độ, văn hóa của Trung Quốc và sau này chúng ta tiếp thu văn hóa của Tây phương, trong đó  có La Mã và Hy Lạp, tuy nhiên sự tổng hợp văn hóa hiện nay thì chúng ta cũng cần nên rạch ròi, phân biệt thế nào là văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo của Việt Nam... "

Sau đó, chư Hòa Thượng chứng minh đã cắt băng khai mạc lễ hội trong niềm hỷ lạc của tất cả những người tham dự.

Lễ hội đã nhận được trên 500 tác phẩm của các học giả, các nhà làm nghệ thuật đã gửi về tham dự lễ hội bao gồm các nội dung bao gồm: tranh ảnh, cổ vật, nghệ thuật trang trí không gian Phật giáo, góc Ông đồ và các loại hình văn hoá khác.

Lễ hội gồm các hạng mục:

  • Không gian nghệ thuật Phật giáo:Tôn tượng Phật và Bồ tát, tranh ảnh, pháp khí, thiền thạch,  bonsai…
  • Chiếc thuyền chở đầy hoa, thơ và ánh sáng
  • Góc quê hương
  • Lễ Tết dân gian
  • Giòng sông tâm thức
  • Xưa – sau giữa hiện tại “bây giờ”
  • Bút tâm xuân
  • Gieo duyên hàn mặc
  • Giao lưu văn hoá

Tất cả mang ý nghĩa hoằng bá Phật pháp; phát huy bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc; đem niềm hỷ lạc từ Đạo vào Đời, diễn tả cái đẹp, sự sâu mầu của Đạo pháp qua nghệ thuật, đem đến cho nhân loại mùa xuân miên viễn…

THỜI GIAN: Mở cửa từ ngày 09/02 (21/12 Giáp Ngọ) đến 05/03/2015 (15/01 Ất Mùi).

ĐỊA ĐIỂM: Nhà Truyền thống Văn hoá Phật giáo, Chùa Phổ Quang,  số 64/2 đường Huỳnh Lan Khanh, P2, Q.Tân Bình, TP. HCM.





Niệm Phật cầu gia hộ.


Cúng dường hoa lên Chư Tôn Đức




ĐĐ. Thích Lệ Minh và cư sĩ Đăng Lan điều phối chương trình.







ĐĐ. Thích Phước Tiến phát biểu khai mạc.



Tặng bằng công đức cho các cá nhân có đóng góp cho triển lãm.


HT. Thích Minh Chơn ban đạo từ.




Tặng hoa cho các họa sĩ.




Cắt băng khai mạc.

Cắt băng khai mạc.



Chư Tôn Đức tham quan triển lãm.





Chư Tôn đức tham quan triển lãm tranh của quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

Chư Tôn đức tham quan triển lãm tranh của quỹ Đạo Phật Ngày Nay.























TT. Thích Nhật Từ - Trưởng Ban Văn hóa đến đốc thúc việc tổ chức vào ngày trước đó.

TT. Thích Nhật Từ - Trưởng Ban Văn hóa đến đốc thúc việc tổ chức vào ngày trước đó.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập