TP.HCM: Trao tặng bằng khen cho các Phật tử đóng góp cho Đại lễ Vesak LHQ 2014

Đã đọc: 2721           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Việc đóng góp công sức, thời gian, tiền bạc của các chư Tôn đức Tăng Ni, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tình nguyện viên, trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là các Phật tử Tp. HCM họ đã lặng lẽ đứng sau hậu trường đóng góp một phần nhỏ bé của mình mà theo đó, sự gắn kết của tất cả đã giúp cho giá trị của Đại Lễ được thành tựu một cách mỹ mãn.

Vesak 2014 LHQ, do Việt Nam đăng cai, thêm một lần nữa, có cơ hội truyền bá thông điệp và các giá trị về từ bi, hòa bình, bất bạo động, độ lượng của đức Phật đến với thế giới.  Đây là một vinh dự lớn cho Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật tử Việt Nam khắp thế giới. Tăng Ni và Phật tử trên khắp hành tinh, đặc biệt là cộng đồng Việt Nam vô cùng hân hoan khi Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện trọng đại lần thứ hai đã thành công tốt đẹp. Để lại những ấn tượng tốt đẹp cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới.

Để có được sự thành công đó, việc đóng góp công sức, thời gian, tiền bạc của các chư Tôn đức Tăng Ni, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tình nguyện viên, trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là các Phật tử Tp. HCM họ đã lặng lẽ đứng sau hậu trường đóng góp một phần nhỏ bé của mình mà theo đó, sự gắn kết của tất cả đã giúp cho giá trị của Đại Lễ được thành tựu một cách mỹ mãn.

Đến chứng minh và chủ trì buổi lễ có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Nhật Từ- Phó tổng thư ký, Ủy viên Ban tổ chức Đại lễ Vesak 2014 Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM. Sự hiện diện của chư Tôn đức Tăng Ni tu học tại chùa Giác Ngộ, đặc biệt là sự hiện diện của các mạnh thường quân, các Họa sĩ, các tình nguyện viên đã đóng góp trực tiếp vào các hoạt động hội thảo, triển lãm, văn nghệ, ấn tống kinh sách cho Vesak 2014.

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã tóm tắt lại những họat động, sự kiện của đại lễ với các mảng hoạt động chính được diễn ra trên 3 phương diện đó là: Hội thảo quốc tế; Hoạt động văn hóa Phật giáo; Hoạt động văn hóa nghi lễ Phật giáo. Thượng tọa cũng đã nói rõ về những đóng góp to lớn của tất cả các quý vị có mặt hôm nay, tại đây. Lễ tri ân và tuyên dương công đức cho tất cả các vị tham gia đóng góp theo sự kêu gọi của Thượng tọa cho các mảng hoạt động do Thượng tọa phụ trách đó gồm có 4 mảng chính đó là :

"....1- Hội thảo khoa học Quốc tế: với chủ đề " Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc". Với 7 diễn đàn( 2 diễn đàn tiếng Việt vào ngày 7/5 và 5 diễn đàn hội thảo tiếng Anh vào ngày 9/5). Lần này, có trên 200 Học giả đến từ gần100 trường đại học ở nhiều Quốc gia khác nhau. Hội thảo đã được ghi nhận là hội thảo Phật giáo lớn nhất từ trước đến nay. Thành quả của hội thảo đã được xuất bản 22 cuốn sách được viết ra gồm có 11 sách tiếng Việt và 11 sách tiếng Anh và các sổ tay. Cũng rất hiếm có một hội thảo nào có số sách phục vụ cho hội thảo được in ấn nhiều như thế trên toàn cầu. Với số lượng in ấn sách nhiều như thế lại được gửi về sát trước hội thảo gần một tháng. Việc in ấn, xin giấy phép, xắp xếp, dàn trang... được diễn ra ở trong một thời điểm hết sức khó khăn do các nhà in trong kỳ nghỉ lễ 30/4 đến hết 5/5, đã làm cho việc in ấn và vận chuyển ra Bái Đính rất khó khăn, nếu không phải là những người có kinh nghiệm trong việc điều phối, xắp xếp thì có lẽ khó có thể có được số sách nhiều như thế phục vụ cho hội thảo vào đúng thời điểm. Trong lĩnh vực này phải nói rằng chị Thanh Nhã và nhóm cùng với nhân viên của mình dưới sự điều phối của chị đã phối hợp rất tốt và nỗ lực hết mình để số sách đến được hội thảo kịp thời.

    Nhóm thứ hai là nhóm thư ký hội thảo gồm các Thạc sĩ vừa tốt nghiệp ở Úc và Mỹ mới về nước, tuổi đời còn rất trẻ từ 23- 25 tuổi. Công việc làm này là rất khó khăn ở chỗ là tối 9/5 phải hoàn tất báo cáo gần 10 trang của các diễn đàn để tóm tắt lại các quan điểm chính trong từng diễn đàn và coi đây như là một chiếc chìa khóa, nhờ đó mà vào chiều 10/5 trong lễ bế mạc phần báo cáo nội dung của hội thảo, các điều phối của hội thảo chính mới có các nội dung cụ thể nhất, chuẩn xác để báo cáo. Các hội thảo trước đây ở Thái Lan nhóm thư ký hội thảo là quốc tế gồm có nhiều thư ký hội thảo thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Lần nà,y chúng ta xử dụng thư ký toàn bộ là người Việt Nam. Phải nói là nhóm này đã làm rất cất lực. Như vậy, về phương diện Học thuật đã để lại một dấu ấn rất tốt đẹp.

2- Hoạt động văn hóa Phật giáo là mảng văn hóa dày đặc: mảng Triển lãm mỹ thuật Phật giáo, Triển lãm nghệ thuật Phật giáo đương đại gồm có 10 họa sỹ ở TP.HCM và một số các Họa sĩ đến từ đất nước Ấn Độ. Bảo tồn cổ vật Phật giáo của tổ chức UNESCO cổ vật Phật giáo Việt Nam và cổ vật Phật giáo trên thế giới, các loại ảnh nghệ thuật Paradoma tranh non nước trên toàn quốc và Ninh Bình.

Một trong những mệt mỏi nhất là triển lãm mỹ thuật Phật giáo đương đại, nhóm các họa sĩ đến từ Tp Hồ Chí Minh, trung tâm UNESCO bảo tồn cổ vật Phật giáo Việt Nam với một phòng triển lãm có  tính phong phú, đa dạng các cổ vật và tranh mỹ thuật nổi bật nhất và rất ấn tượng. Đó là nhờ vào công sức, tiền bạc và các nỗ lực của cả nhóm họa sĩ TP.HCM. Đặc biệt nhất là bức tranh biểu tượng hòa bình, lấy hình ảnh đức Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963. Bức tranh dài 10 mét và cao 2 mét, trái và phải của bức tranh các họa sĩ đã diễn đạt tố chất hòa bình của Phật giáo. Sau lễ cầu nguyện hòa bình thế giới  lãnh đạo Phật giáo các nước, lãnh đạo chính phủ, đã cùng nhau ký tên vào bức tranh biểu tượng hòa bình.... Trong bối cảnh tình hình biển Đông đang nóng bỏng sau sự kiện Trung Quốc cho đặt dàn khoan 981 vào hải phận của Việt Nam thì biểu tượng về bức tranh do các Họa sĩ Tp. HCM đóng góp lại càng có một ý nghĩa rất  lớn và mang ý nghĩa lịch sử, không thể nào quên được...

Ngoài ra, còn có hai đêm biểu diễn văn nghệ do các diễn viên đến tứ bốn nước  với các sắc mầu những vũ điệu lung linh mang đậm dấu ấn Phật giáo. Các mảng hoạt động của Liên hoan phim Phật giáo, mảng du lịch tâm linh Tràng An...

 ...Với tính quy mô và hoành tráng của Đại lễ Vesak LHQ 2008 và 2014 so với TháiLan thì chúng ta vượt xa và hơn hẳn....Sau sự kiện Đại lễ Vesak 2008, cục diện Phật giáo toàn quốc đã thay đổi một cách rất ngoạn mục, các phận sự được thuận lợi hơn, nhiều tỉnh thành trước đây khó khăn với Đạo Phật, lãnh đạo chính quyền địa phương còn dè dặt hoặc coi Tôn giáo như là thuốc phiện đã không còn nữa. Lãnh đạo chính quyền đã thay đổi tầm nhìn về bản chất của đạo Phật, họ không  còn nghĩ đạo Phật là đạo mê tín, dị đoan mà là một hoạt động tôn giáo tâm linh, đạo đức, góp phần gây tạo hòa bình cho thế giới. Với vai trò là người vận động đăng cai Vesak LHQ 2008  và 2014 là tổng thư ký và phó tổng thư ký đại lễ chúng tôi hy vọng rằng: các nhóm tình nguyện viên, đã đóng góp tịnh tài, công sức, thời gian không chỉ mang lại thành công cho đại lễ Vesak mà còn góp phần phát triển Phật giáo nước nhà và Phật giáo trên toàn cầu và cũng mở ra cho Phật giáo Viện Nam có cơ hội đăng cai nhiều hội nghị Phật giáo khác..."

Thượng tọa cũng không quên cáo lỗi cùng các nhóm do những sơ suất ngoài ý muốn và mong tất cả hãy hoan hỷ do những sự cố rất đáng tiếc mà mình không thể chủ động được. Thượng tọa đã gửi lời tri ân đến tất cả các nhóm, các thành viên đã được Thượng tọa mời gọi ủng hộ. Nếu không có các sự đóng góp hết mình cả về tịnh tài, công sức, thời gian thì Thượng tọa cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sau phần phát biểu của Thượng tọa là phần phát biểu đại diện cho các nhóm tình nguyện viên là : Ông Nguyễn Trọng Cơ - Phó giám đốc đại diện cho UNESSCO  nghiên cứu bảo tồn các cổ vật Việt Nam;  Đại diện cho nhóm Họa sĩ Đạm Thủy; Đại diện cho nhóm Từ thiện Đạo Phật Ngày Nay Phật tử Diệu Thanh; Đại diện cho nhóm Thư ký Cẩm Tú. Mỗi nhóm đều đã nói nên cảm tưởng dù rất vất vả nhưng tất cả đều rất lấy làm tự hào, hãnh diện được đóng góp công sức nhỏ bé của mình phục vụ cho các hoạt động của đại lễ, đồng thời cũng cám ơn Thượng tọa đã tin tưởng tạo cho mọi người có cơ duyên được làm công việc này. Đặc biệt là nhóm tình nguyện viên thư ký cho hội thảo Cẩm Tú đã nói "... qua công việc này, chúng con đã được tôi luyện và thử thách trước những công việc chịu áp lực cao và khó khăn như thế, chắc chắn chúng con sẽ tự tin hơn khi đứng trước những thử thách ở phía trước..."

   Sau phần phát biểu của đại diện các nhóm là phần trao tặng bằng khen do Hòa thượng GSTS. Pra Brahamapundit - Chủ tịch, Ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ- Viện trưởng đại học Mahachulalongkorn- Chủ tịch, Hiệp hội các Đại học Phật giáo thế giới đã ký cùng với chứ ký của của Thượng tọa Thích Nhật Từ- Phó tổng thư ký, Ủy viên Ban tổ chức Đại lễ Vesak 2014 Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM.

Và Thượng tọa không quên nhắc lại những lời đức Phật dậy trong kinh Phạm Võng về việc " Vượt qua khen chê". Đó cũng là lời kết cho buổi trao tặng Bằng khen tuyên dương công đức cho các mạnh thường quân, các tình nguyện viên đóng góp cho Đại lễ Vesak LHQ 2014.

".... Nếu khi tán dương vượt quá mức thì "Tôi chưa xứng đáng, tôi phải nỗ lực để làm nhiều hơn". Còn khi tán dương là xứng đáng thì chúng ta phải nêu quyết tâm: "Tôi sẽ cam kết thực hiện và duy trì tối thiểu được phong cách đó, đóng góp đó trong tương lai, tôi không ngủ quên trong chiến thắng đó".











































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập