Cố Sa Di Ni TN. Chơn Huyền và những người con

Đã đọc: 5915           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày mai đây khi đưa bà về với Phật, trần gian buồn chắc không thiếu những giọt lệ trào tuôn. Riêng bà sẽ ngậm cười nơi Cực Lạc, vì hạnh đã tròn, quả đã mãn, bà thuận thế vô thường phải quảy dép về Tây. Người đi chùa vắng, mưa sớm mây chiều không thấy bóng Kẻ ở lòng đau, chuông khuya mõ sớm luống ngậm ngùi.

Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi, mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần, rồi mùa xuân đến, tóc trắng mẹ bay như gió như mây bay qua đời con, như gió như mây bay qua trần gian, ôi mẹ của tôi. Mẹ già như chuối chìn cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi,... và hôm nay, những người con, người cháu của mẹ đã thật sự mồ côi.

Sanh ra trong một gia đình trung lưu lương thiện, thuở thiếu thời bà Phạm Thị Lý (sau này là cố Sa Di Ni Bồ tát giới Thích Nữ Chơn Huyền) sánh duyên cùng ông Trần Ngọc Anh và hạ sanh được 8 người con. Dù cuộc sống mưu sinh bắt buộc con người phải bon chen ngược xuôi kiếm tìm miếng cơm manh áo, nhưng với bẩm tính sẳn hiền lương, bà một lòng hướng tâm theo Phật, dạy bảo các con quy hướng những đấng từ tôn.

Thừa hưởng ân đức của mẹ, trong số 9 người con ấy, ông Trần Ngọc Thảo (bây giờ là TT. TS Thích Nhật Từ) đã phát nguyện xuất gia theo Phật, tìm cho mình con đường riêng, con đường ngược dòng sinh tử.

Vốn dĩ bẫm tính thông minh nhưng con đường xuất gia không kém phần lận đận. Và trong suốt chặng đường lận đận, thay đổi chỗ ở 11 lần của thầy, người khổ tâm, lo lắng cho con không ai hơn là mẹ. Khi càng lớn lên, TT. Thích Nhật Từ càng phát tiết tất cả những tố chất thông minh, uyên bác, biện tài của kẻ xuất trần thượng sĩ. Hơn ai hết, mẹ là người đứng phía sau, ủng hộ, động viên, khuyến tấn thầy tiếp tục tiến lên trên con đường học Phật, làm rạng danh Phật giáo Việt Nam.

Niềm hạnh phúc, nỗi mong chờ sau bao năm dài đưa con đi du học, niềm vui đã mỉm cười với mẹ là đứa con trai ấy, vị thầy khả kính ấy đã đậu tốt nghiệp tiến sĩ thủ khoa tại khoa triết học của một trường đại học Ấn Độ.

Bà còn hạnh phúc hơn khi người con trai ấy trở về quê hương, mang tất cả những hoài bảo, những sở học cả trong lẫn ngoài nước phục vụ cho tất cả chúng sanh. Những chuyến hoằng pháp xa tại các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi,.. Những chuyến hàng tứ thiện xã hội mang nặng nghĩa tình do thầy khởi xướng. Bao nhiêu lớp Tăng Ni sinh ra trường thành tài giúp ích cho đạo pháp một phần nhờ công thầy dẫn lối,... Thầy còn được phong tặng là một trong những bậc giảng sư biện tài lỗi lạc của Việt Nam. Còn nhiều lắm nhưng bấy nhiêu thôi đủ làm mẹ ấm lòng.

Ngoài TT. Thích Nhật Từ, mẹ vẫn còn 8 đứa con khác. Trong suốt một thời gian dài bà đã đau đớn, khổ sở khi mình đã sanh ra một đứa con hư. Người anh cả của thầy Nhật Từ năm xưa từng là một tay giang hồ khét tiếng. Ông từng là một gả xã hội đen, cờ bạc, hút chích, trộm cắp, cướp dựt, từng vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần. Sống trong nỗi nhục nhã ê chề nhưng bà vẫn một lòng hướng về Tam bảo, làm những việc công đức xin chuyển tâm mê muội cho con.

Lòng thành tất ứng, người anh cả giang hồ ấy đã buông hạ đầu đao, quay đầu hướng thiện, phát nguyện xuất gia, hành trì giới luật, trở thành một bậc phạm hạnh với pháp danh: ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác.

Trong số những người con còn lại, vẫn còn một vị nữa xuất gia theo Phật là Sa Di Thích Minh Nguyên. Năm người con khác, bà cùng chồng lo yên bề gia thất cho chúng, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Một trong những đứa cháu của bà có ĐĐ. Thích Lệ Đạo xuất gia đầu Phật từ nhỏ, thầy cũng là một trong những vị đệ tử được liệt vào hàng xuất sắc của TT. Thích Nhật Từ.

Sau khi đã hoàn tất những tâm nguyện của một người mẹ, người vợ, bà Phạm Thị Lý đã phát nguyện xuất gia theo Phật với pháp danh Thích Nữ Chơn Huyền. Lễ thế phát của bà được tổ chức tại Thiền Viện Thường Chiếu ngày 19/9/2005, bà thọ Sa Di Ni Bồ tát giới và một lòng chuyên tâm tu niệm cho đến ngày viên thành quả mãn.

Mùa xuân Nhâm Thìn năm 2012, khi bà tròn 81 tuổi, trong một cơn bạo bệnh do tuổi cao sức yếu, bà được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy và sau đó được chuyển về tại chùa Giác Ngộ, số 92 Nguyễn Chí Thanh, F.3, Q. 10, TP. HCM, nơi người con trai ưu tú của bà là TT. Thích Nhật Từ trụ trì an nghĩ. Vào lúc 01h10 phút ngày 11/2/2012 (nhằm 20/1 năm Nhâm Thìn) bà đã trút hơi thở cuối cùng trong sự hộ niệm thiết tha của những đứa con trai, cháu, chư tôn đức Tăng Ni và thân quyến của mình.

Cuộc đời bà như một vì sao sáng, như những đóa Sứ trắng luôn nỡ giữa đời thường, tỏa mùi hương thơm ngát cho cuộc đời suốt bốn mùa nắng táp mưa bay, sống là chỉ biết cho đi, hy sinh và dâng tặng. Suốt 81 năm sanh tiền, bà đã hoàn thành sứ mạng của một kiếp sanh ra làm người, đó là hướng được những đứa con trở thành những công dân tốt cho xã hội, trở thành những hạt giống rường cột làm rạng danh Phật giáo Việt Nam. Đối với đời bà không lỗi, đối với đạo bà hiến tặng cả tấm lòng thành. Đây là một cuộc đời đáng được tôn quý, đáng được trân trọng, nâng niu. Bà ra đi, để lại vô vàn thương tiếc, lẫn sự biết ơn của con cháu, của những chúng sanh hiểu đạo, quy hướng Tam bảo nhờ những đứa con, đứa cháu của bà hướng dẫn. Còn gì đẹp hơn, quý hơn tâm hạnh cao cả ấy.

Ngày mai đây khi đưa bà về với Phật, trần gian buồn chắc không thiếu những giọt lệ trào tuôn. Riêng bà sẽ ngậm cười nơi Cực Lạc, vì hạnh đã tròn, quả đã mãn, bà thuận thế vô thường phải quảy dép về Tây.

Người đi chùa vắng, mưa sớm mây chiều không thấy bóng

Kẻ ở lòng đau, chuông khuya mõ sớm luống ngậm ngùi.

Xin chia buồn với trần gian, xin chia buồn với những người con, người cháu cùng thân quyến của bà. Dẫu đã xa rồi nhưng công hạnh Người vẫn còn đó, luôn thắp sáng một vùng trời bình yên để bao người nối gót chân tâm. Nếu trần gian này có thật nhiều bà mẹ như thế, ắt hẳn cuộc đời sẽ thêm niềm hạnh phúc, ắt hẳn đạo pháp luôn được rạng rỡ phồn vinh.

Hiểu được lẽ vô thường tan hợp, người con Phật không bi lụy trước sự chia ly, nhưng chắc chắn một điều rằng, mùa Vu Lan năm nay, năm 2012, trên ngực áo của TT. Thích Nhật Từ, ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác, Sa Di Thích Minh Nguyên và những đứa con khác sẽ cài trên áo mình một bông hoa màu trắng. Bởi vì sao? Bởi mẹ đã không còn!

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Thiện Lộc Nguyễn tùa Lỷ 18/02/2012 09:35:47
Con mượn lời Thi sĩ Kiên Giang , để kính dâng đến Thầy Nhật Từ tấm lòng con Quí kính và chia buồn với Thầy :

BÀI THƠ KHÓI TRẮNG

Hương cau, thơm phức ngôi sao mẹ
Thơm ngát mái nhà thơm áo cơm
Con thở trong mùi hương bát ngát
Thịt da mái tóc quyện mùi thơm

Nước mắt chảy xuôi tình mẫu tử
Chảy theo nước mắt cuộn mồ hôi
Mẹ đem cái chết làm nên sống
Nước mắt một dòng vẫn chảy xuôi

Ngày xửa ngày xưa thời trẻ dại
Con đau rên xiết mẹ rầu lo
Bán đôi bông cưới mua thang thuốc
Mua bánh tai heo giấy học trò

Đêm nào con khóc đòi ru ngủ
Mẹ thức mỏi mòn nhịp võng đưa
Con lạnh nằm khoanh, lòng mẹ ấm
Mẹ ơi! Con lớn giữa niềm ru

Nhớ ngày đầy cử nằm trong xó
Chiếu lạnh ủ không ấm vóc gầy
Đau đớn không hề rên xiết khẽ
Sợ con nghe tiếng, mà buồn lây

Nói làm sao hết, mẹ hiền ơi!
Công đức niềm đau lẫn tiếng cười
Mẹ lấy bụi đời, làm phấn sáp
Che dù trời nắng đội mưa rơi

Nhớ mùa cau trổ, trong vườn cũ
Mẹ quét lá vàng ủ lấy phân
Khói trắng lên trời như tóc mẹ
Con ngờ khói trắng quyện mây Tần

Chiều nay dừng gót trên bờ biển
Nhìn sóng bạc đầu mây trắng trôi
Con ngỡ khói vườn hay tóc mẹ
bay tìm con lạc bước đường đời

Mai mốt con về thăm xóm mẹ
Thăm mùa cau trổ bóng làng xưa
Để nhìn , nghe lại trong hiu quạnh
Tiếng hát ngày xưa nhịp võng đưa


Con sẽ kính dâng bên gối mẹ
Gói trà Tàu, gói bánh tai heo
Hương cau quyện lại hai màu tóc
Nước mắt đoàn viên ấm xóm nghèo

Nguyện cầu đức Phật và Danh Chúa
Rũ đức từ bi , xuống phước lành
Mẹ sống muôn đời cùng vũ trụ
Ngôi sao Mẹ ngự giữa thiên đình .

KIÊN GIANG
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập