Ấn Độ: Lễ cưới theo truyền thống Phật Giáo tăng mạnh

Đã đọc: 3546           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

New Delhi, Ấn Độ -Một nhóm các tín đồ Phật giáo ở Warangal đang cố gắng phổ quát các khái niệm về lễ cưới theo truyền thống Phật giáo cho những người thuộc tầng lớp thấp Dalits thấy rắng lễ cưới như vậy là hợp lý cũng như đỡ tốn kém cho những người dân nghèo so với các lễ cưới xa hoa tốn tiền theo nghi thức của đạo Hindu.

Lễ cưới theo nghi thức Phật giáo gần đây ở Warangal là anh Chinta Kankaraju, 26 tuổi, giáo viên của chính phủ và là người làng Timmapuram ở Hamamkonda với cô Sumalatha, 22 tuổi ở làng Kadipkonda thuộc Hânmkonda vào sáng thứ sáu

Ông Abbaiah, chủ tịch của hội Phật giáo Ấn Độ và ông Narsimhulu, thư ký của hội đã tham dự lễ cưới cùng với những người lãnh đạo tri thức cho tầng lớp Dalit. Tính đến thời điểm này đã có hơn 18 đôi nam nữ tổ chức lễ cưới theo truyền thống Phật giáo.
 
“Đám cưới Phật giáo đầu tiên ở Warangal diễn ra vào năm 1985.” Ông Kattaiah cho biết. Ông cũng tổ chức cho con gái của ông là cô Padmavathi cưới hỏi theo nghi thức như vậy để làm gương cho người khác. Từ đám cưới theo truyền thống Phật giáo lần đầu tiên vào năm 1985, gần như mỗi năm đều có đám cưới tương tự như vậy diễn ra mỗi năm ở Warangal . Điều thú vị là những đám cưới Phật giáo như thế này không có tu sĩ nào đứng ra tổ chức hay hướng dẫn các nghi lễ.
 
Thay vào đó, các đôi uyên ương đốt nến và dâng hoa trước tượng Phật. Sau đó là tụng kinh theo tiếng Pali, một hình thức lễ nghi thường được diễn ra vào các dịp đặc biệt.
 
Tuy nhiên, những tín đồ Phật giáo ở Warangal cho biết rất ít người chịu tổ chức cưới hỏi như vậy. Giáo sư Bhadru Naik, lãnh đạo của cộng đồng người Dalit và cũng là một tín đồ Phật giáo chỉ trích những đám cưới tốn kém là một trong những nguyên nhân làm tăng các khoảng nợ cho những gia đình ở nông thôn .”Việc tổ chức cưới hỏi cho con gái vẫn còn rất tốn kém với người nghèo không thể trả nổi nhưng họ phải làm như vậy vì tất cả người xung quanh đều làm như thế cả.” Vì thế, giáo sư Naik nhấn mạnh đến sự cần thiết nhằm tăng cường các nghi lễ cưới hỏi “Adarsha Vivaham”, nghi lễ cưới hỏi theo Phật giáo cho cộng đồng dân cư ở đây.
 
Ngọc Hằng dịch
Theo Deccan Chronicle

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập