Đèn lồng- Tiền tệ của Phật giáo ở Hàn Quốc

Poroco rất nổi tiếng trên truyền hình với loạt phim hoạt hình cùng tên. Phim hoạt hình này đã được trình chiếu ở hơn 110 quốc gaio bao gồm cả kên truyền hình TF1 của Pháp và kênh truyền hình Al Jazeera của Quatar.
Cuối tuần trước, lễ hội đèn lồng đã diễn ra ở Jongno, Seoul với hình ảnh chú chim cánh cụt mang mũ bảo hiểm và kính không chỉ là biểu tượng của Phật Giáo Hàn Quốc muốn tiếp cận đến giới trẻ mà còn biểu hiện một loại hình tiền tệ tôn giáo độc đáo đó là đèn lồng.
Hơn 10,000 lồng đèn đã chiếu sáng năm nay từ ngày 5 đến 8 tháng năm. Tuy nhiên, đèn lồng còn gây sự chú ý vì những vụ tranh chấp kiện tụng
Ngày 3/5, Studio Ocon Animation, nơi chuyên về các loại hình hoạt họa đã cáo buộc tông phái Tào Khê của Hàn Quốc đã không có giấy phép được làm loại đèn lồng hình Porono nổi tiếng của trẻ em nên loại đèn lồng này bị đưa ra khỏi lễ hội.
Poroco rất nổi tiếng trên truyền hình với loạt phim hoạt hình cùng tên. Phim hoạt hình này đã được trình chiếu ở hơn 110 quốc gaio bao gồm cả kên truyền hình TF1 của Pháp và kênh truyền hình Al Jazeera của Quatar.
Mặc dù việc yêu cầu không được dùng đèn lồng hình Poroco bị công chúng chỉ trích ngay hôm sau đó để cho phép được tiếp tục treo đèn trong các lễ hội đèn lồng ở đảo Daegu và Jeju, chiếc đèn lồng này cũng đã bị kéo xuống trong lễ hội ở Seoul
Đèn lồng, đặc biệt là đèn lồng hình hoa sen, là biểu tưởng đặc trưng của ngày Phật Đản. Loại đèn lồng này có từ hơn 2,400 năm và là loại đèn lồng truyền thống đáng kính, dấu hiệu của sự thành kính tận tâm.
Những loại đèn kinh tế và hiện đại là dấu hiệu của thời gian. Đèn lồng với hình bát giác, hình chuông trống với đủ loại kích cỡ và kể cả đèn LED với nhiều nhân vật hoạt hình nổi tiếng.
Đèn lồng hiện nay giá cũng đủ loại. Giá dao động khoảng từ 4,000 won ($3.62) cho loại đèn cơ bản nhất với đường kính 24 cm đến loại hàng triệu won với kiểu cách thiết kế khác nhau.
Rất khó có thể đưa ra số liệu chính xác vì những nhà tổ chức lễ hội đèn lồng ở Seoul không thể tính nổi giá trị của 10,000 chiếc đèn lồng. Tuy nhiên, những người bán hàng cho biết nhu cầu đèn lồng cho lễ hội Phật Đản là rất cao.
“Đơn đặt hàng tràn ngập từ tháng tư và có hơn 10 ngàn ngôi chùa trên cả nước, mỗi ngôi chùa làm dây và các loại đèn hoa sen đơn giản hay trưng bày những loại đèn lồng hình Phật Đản.” King Jae-hong, chủ cửa hàng Hajinsa, cơ sở sản xuất và phân phối đèn lồng lớn nhất Hàn Quốc cho biết.
“Thêm vào đó, đèn lồng được treo ở ngoài đường với hàng triệu Phật Tử cùng đốt đèn cho nên không thể biết chính xác bao nhiêu lồng đèn được bán.”
Giáo hội Phật Giáo Hàn Quốc, với 26 tông phái ước tính có khoảng 20,000 ngôi chùa trên cả nước. Và khoảng 22.8% hay 10.72 triệu người là Phật tử, theo thống kê vào năm 2005.
“Giá thành sản xuất loại đèn lồng cao 10 m với ba mặt là hình ngôi chùa Bulguk, được trưng bày ở trung tâm thủ đô Seoul có giá vài chục triệu won.” Choi Jin-mi, người đại diện công chúng cho lễ hội đèn lồng ở Seoul cho biết.
Có nhiều sự thay đổi trong những loại đèn lồng truyền thống.
“Hình dáng của những loại đèn lồng cơ bản vẫn là như nhau qua nhiều năm: hình hoa sen, bát giác, chuông trống và vài loại phụ kiện đi theo.” Ông Kim Gi-chan, CEO của hội làm đèn lồng Chanduk cho biết.” Tuy nhiên, rất nhiều loại đèn lồng hiện nay gắn đèn LED để giảm sự cháy nổi trong khi dây cầm không dùng bằng thép mà dùng bằng nhựa.”
Hôm thứ bảy, con đường phía trước chùa Từ Tế ở Jongno ngập tràn người cho lễ hội đèn lồng.
“Đây là những thời khắc tấp nập nhất của năm.” Park Heung-chan, chủ cửa hàng bán hàng về Phật giáo cách chùa 100 m cho biết.” Chúng tôi không đủ người làm vì một nhân công đi công tác đến cơ sở sản xuất đèn lồng ở một ngôi chùa trong khu vực.”
Vài chục khách hàng, từ người già cho đến khách nước ngoài đang thảo luận xem đèn lồng hoa sen màu hồng hay tím là đẹp hơn.
“Tôi làm công việc buôn bán này hơn 30 năm và rất nhiều thứ đã thay đổi. Hồi trước chỉ có chừng 10 quầy hàng còn giờ đã trên 30 rồi. Số lượng Phật tử nhiều hơn, sản phẩm tốt hơn và nhiều sản phẩm được mang đi xuất khẩu.” Ông Park cho biết như vậy trong khi đang cầm một loại đèn chạy bằng pin dành cho trẻ em. “Hồi đó, tôi không bao giờ nghĩ có ngày như hôm nay.”
Ánh Thái Dương dịch
Theo Joongangdaily.joins.com
- Hội thảo "Phật giáo - Tầm nhìn lịch sử và thực hành" tại Đại học Sharda, Ấn Độ Thích Nữ Giới Hương
- Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di Tại Miền Bắc California, Hoa Kỳ Thích Nữ Giới Hương
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Hình ảnh các bậc phụ mẫu thăm các tiểu Hòa thượng Korea Vesak 2011 Thích Vân Phong
- Chùm ảnh: Lễ đốt nến cầu nguyện hòa bình nhân đại lễ Phật đản LHQ 2011 tại Thái Lan Chí Giác Thông - Võ Văn Tường
- Chùm ảnh: Lễ bế mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2011 tại Thái Lan Chí Giác Thông - Võ Văn Tường
- Chùm ảnh: Ngày làm việc cuối cùng của Đại lễ Vesak tại Thái Lan Võ Văn Tường
- Chùm ảnh: Các hoạt động của Đại lễ Vesak tại Thái Lan ngày 13-05-2011 Võ Văn Tường
- Chùm ảnh: Khai mạc đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 8 tại Thái Lan Võ Văn Tường
- Chùm ảnh: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại lễ Vesak tại Thái Lan Chí Giác Thông - Võ Văn Tường
- Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 8 chính thức khai mạc trọng thể tại Thái Lan Tin và ảnh : Tâm Hải - Chí Giác Thông
- Hình ảnh Lễ Tắm Phật Chùa Hoằng Pháp, Hàn Quốc Thích Vân Phong
- Triển lãm hình ảnh “Phật giáo Việt Nam với việc bảo vệ môi trường” tại Thái Lan Tin và ảnh: Võ Văn Tường
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Phật giáo đầy an lạc ở Bhutan
- Thái Lan: Các nhà sư dạy nam tính cho người đồng giới
- Hoa Kỳ: Đức Dalai Latma nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bình an nội tại trong buổi pháp thoại ngoài vườn Tòa Bạch Ốc
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Người Phương Tây hãy trở về với đạo Thiên Chúa Giáo
- Thái Lan: Nói không với rượu bia trong ba tháng an cư
- Nếu Đức Phật là một CEO: Tứ vô lượng tâm trong kinh doanh
- Quan điểm của một bạn Thiên Chúa Giáo khi đọc tập sách “Chúa và Phật là hai anh em”
- Trung Hoa giúp Nepal phát triển thánh tích Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni
- Ấn Độ: Lễ cưới theo truyền thống Phật Giáo tăng mạnh
- Đức Dalai Latma: Phật giáo là một môn học thuật
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)