Đức Dalai Lama Trả Lời Phỏng Vấn của Tuần Báo Pháp Le Point

PSN 19.12.2010: Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point đăng ngày 22.1.2007 đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
Ngài phê phán rằng : Đó là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với văn hóa và dân tộc của các nước Thiên chúa giáo, và như thế là đi ngược lại với thông điệp của đức Chúa Trời.
Ngài cũng đã không đồng ý với đức Giáo hoàng (Vatican) về cách gọi : "Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong thiên niên kỷ thứ III".
Ngài còn cho rằng : Sự kiện người Tây Phương hôm nay bỏ đạo, hoặc có thiên hướng giảm súc trong việc đi nhà thờ không phải là lý do để (Vatican) tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương.
Ngài khuyên đức Giáo hoàng (Vatican) rằng : Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị...
Dưới đây là trích đoạn liên quan đến vấn đề cải đạo trong bài báo của Tuần san Le Point đăng ngày 22/01/2007 do Hoang Phong chuyển ngữ:
……………………
Le Point : Ngài cũng chống cả việc cải đạo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định là chống ! Quý vị là những người Thiên chúa giáo, quý vị đang làm một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa, đấy là việc nhiệt tình lôi kéo người khác theo tôn giáo của mình (prosélytisme - proseletysm). Tại Mông cổ chẳng hạn, các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo cải đạo cho hàng nghìn người trước kia theo Phật giáo Tây tạng. Đồng thời người Trung quốc tại Tây tạng khuyến khích các vị cố đạo của quý vị cải đạo những người đồng hương của chúng tôi. Tại các vùng miền đông Ấn độ các nhà truyền giáo người Mỹ sử dụng các phương tiện tài chính để cải đạo các bộ tộc miền núi nghèo đói, cô lập họ với cội nguồn, văn hóa và lối sống lâu đời của tổ tiên họ để lại. Như thế thật không hợp lý : thế giới phải ngày càng cởi mở hơn. Quý vị thi hành việc cải đạo, đấy là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với dân tộc và văn hóa của quý vị. Như thế không đúng với thông điệp của đức Chúa Trời (Christ) !
Le Point : Thưa Ngài, Ngài có biết là một triệu người Pháp đến gần với Phật giáo hay chăng ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Thế à ? Người ta bảo với tôi là con số này lên đến 5 triệu kia mà [Ngài cười] ! Tôi xin trả lời câu hỏi này bằng hai cách khác nhau : trên khía cạnh tích cực người Pháp rất thích tìm hiểu và học hỏi - thật vậy tôi còn nhớ lần đầu tiên đến Pháp vào khoảng năm 1973 thì phải, tôi vô cùng ngạc nhiên vì các ký giả đã đặt các câu hỏi rất cao siêu gần với lãnh vực triết học ; trái lại ngày nay tôi nhận thấy Phật giáo Tây tạng trên đất Pháp tương tợ như là một phong trào và người Pháp có vẻ dễ thay đổi quan điểm - đấy là gì mà tôi không tán thành - điều đó chứng tỏ nền móng tín ngưỡng lâu đời không hề ăn sâu vào văn hóa của quý vị, sự bành trướng dễ dàng của Phật giáo đã chứng minh điều ấy.
Le Point : Vậy có thể xem đấy là một phong trào Phật giáo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có vẻ như thế ! Và tôi không tán thành một "phong trào" Phật giáo. Hơn nữa tôi nghĩ rằng người Pháp theo Thiên chúa giáo đã lâu đời vì thế cứ giữ lấy tín ngưỡng của mình. Tốt nhất cứ bảo tồn giá trị truyền thống của mình. Chỉ khi nào đã suy nghĩ thật cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng và thấy Phật giáo có thể mang lại một cái gì đó nhiều hơn so với Thiên chúa giáo thì khi đó mới nên theo Phật giáo.
Le Point : Có đúng là Đức Giáo hoàng đang cố gắng tìm cách ngăn chận sự suy tàn của Thiên chúa giáo hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đúng, hành động như thế rất tốt ; hơn nữa tôi còn nhận thấy Giáo hoàng thật tuyệt vời, là một vị thầy tâm linh thành thực quan tâm đến các vấn đề đang chi phối thế giới ngày nay. Ngược lại, hơn một lần, tôi không đồng ý với cách Ngài gọi "Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong niên kỷ thứ III" : Sự kiện ngày nay tại Tây phương không mấy khi có người đến nhà thờ và thiên hướng giảm sút không phải là một lý do để tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương và để đào tạo các tu sĩ, các bà xơ (soeur) ở Ấn độ [rất nhiều nhà truyền giáo và các bà xơ Thiên chúa giáo hoạt động tại Phi châu chẳng hạn, là người Ấn gốc Kérala hay Tamil Nadu]*. Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị : hiện nay sự khủng hoảng tâm linh đang thật sự xảy ra tại Tây phương, sự khủng hoảng đó đòi hỏi những phương thuốc hữu hiệu.
Le Point : Thế nhưng Thiên chúa giáo và Phật giáo cùng chia sẻ một số giá trị nào đó, có đúng thế không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hoàn toàn đúng như thế : cùng nêu cao tình yêu thương đồng loại, chủ trương lòng từ bi, sự tha thứ và giúp con người vượt lên các thói hư tật xấu... Tất cả các tôn giáo lớn đều mang mục đích giống nhau. Tuy nhiên phải nói Phật giáo có đôi chút khác biệt với Thiên chúa giáo : chúng tôi tin có vô lượng kiếp - và quý vị chỉ tin có một kiếp. Quý vị tin có một Vị Sáng Tạo - và chúng tôi thì không. Quý vị tin có sự tự do ý chí (libre arbitre - free will) - và chúng tôi thì nhất quyết đấy là do nơi nghiệp...
Hoang Phong chuyển ngữ từ:
Le Point.fr - Publié le 22/01/2007 à 19:21
Sexe, morale et vache folle : le dalaï-lama parle
- Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di Tại Miền Bắc California, Hoa Kỳ Thích Nữ Giới Hương
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Lần Đầu Tiên Lá Cờ Mang Biểu Tượng Phật Giáo Được Bay Phất Phới Trên Tàu Hải Quân Hoa Kỳ Chuyển ngữ by Thích Trừng Sỹ
- Lãnh đạo chính Phật giáo Hàn Quốc năm 2011 - Tiếp tục nguyện mở một xu hướng Văn hóa Quốc gia tương lai tươi sáng Thích Vân Phong
- Ngài Tổng Thư ký Phật giáo Hàn Quốc viếng thăm Hồi giáo Thích Vân Phong
- Chính phủ Lee Myung-bak giới hạn Trung tâm Phật giáo quốc tế Thích Vân Phong tóm lược
- Tham luận Hội thảo Quốc tế về giảng dạy tiếng Việt:MỘT SỐ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT - VẤN ĐỀ NGỮ ÂM, NGỮ PHÁP TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN ĐÀI LOAN Thích Giải Hiền
- Chính phủ Lee Myung-bak giới hạn Trung tâm Phật giáo quốc tế Thích Vân Phong
- Thế giới có thể thấy một Đạt Lai Lạt Ma thứ hai Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Đại đức Thích Nhật Từ nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học Mahakakut, Thái Lan Bài viết: Thích Phước Huệ - Ảnh: Thích Phước Huệ và Thích Trọng Đức
- 500 nhà sư cầu siêu cho nạn nhân "đêm kinh hoàng" ở Campuchia Thanh Hảo (T.H)
- Khai thác đồng, phát hiện Tu Viện cổ 2.600 năm ĐH (Theo Daily Mail)
- Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai:Gieo hạt cho Viện Phật Học Ứng Dụng Á Châu tại Hongkong Thị giả
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Bài kinh về phép chú tâm dựa vào hơi thở
- Phật giáo và ngôn ngữ
- Giám đốc Công an Hà Nội thăm, chúc mừng Hòa thượng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ
- Phụ nữ và Phật giáo (Femmes et Bouddhisme)
- Tenzin Palmo _ Một nữ Du - Già nơi xứ tuyết
- Phật Giáo và người phụ nữ. Một sự nghịch lý hay mâu thuẫn?
- BỐ THÍ THIÊNG LIÊNG VÀ BỐ THÍ PHÀM TỤC trong Phật giáo Theravada (Don sacré et don profane dans le Theravada) Parawahera Chandaratana
- Tâm Thức Là Vị Lương Y Tốt Nhất
- Tọa thiền và việc chữa trị bệnh tật
- Lời di huấn của đức Phật và sự tồn vong của Giáo Huấn Phật giáo
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)