Tham luận Hội thảo Quốc tế về giảng dạy tiếng Việt:MỘT SỐ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT - VẤN ĐỀ NGỮ ÂM, NGỮ PHÁP TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN ĐÀI LOAN

1/ Mở đầu:
Sự phát triển và lớn mạnh của Cộng đồng Asian, Asian + 1, Asian +3 đã ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách ngoại giao của Đài Loan. Với mong muốn Đài Loan không bị đứng bên ngoài sự hợp tác đa phương này, cùng với chính sách thân thiện với Trung Quốc đại lục sau khi Quốc Dân Đảng trở lại cầm quyền từ năm 2008 đến nay, Tổng thống Mã Anh Cửu đã chỉ thị việc tăng cường toàn diện hợp tác giữa Đài Loan với khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã tác động tích cực đến mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trên lãnh vực văn hóa và giáo dục.
Mặt khác, thế hệ thứ 2 ở Đài Loan mang dòng máu Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam đang chiếm hàng thứ 2 ở Đài Loan. Để đảm bảo cho chất lượng của nền giáo dục đa phương, đa văn hóa của thế hệ này cũng đã tác động đến chính sách giảng dạy tăng cường tiếng mẹ đẻ ở các cấp học tại Đài Loan đã bắt đầu được điều chỉnh và thực hiện thí điểm ở một số nơi tại Đài Loan.
Những yếu tố nội và ngoại tại này đã phần nào giúp cho chúng ta thấy được rằng giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đang và sẽ là một ngành học dần được chú trọng và phát triển ở Đài Loan.
Trong bài tham luận này, chúng tôi muốn nêu ra một số kinh nghiệm thực tiễn, nhận định và kiến nghị để kiện toàn và phát triển hơn nữa việc giảng dạy tiếng Việt tại Đài Loan cùng san sẻ với các học giả, bực thực giả trong nước và trên thế giới ở diễn đàn quan trọng này.
2/ Dạy ngữ âm tiếng Việt cho sinh viên tại Đài Loan:
Sinh viên theo học môn tiếng Việt ở Đài Loan theo tín chỉ bắt buộc dành cho đào tạo chuyên ngành và tín chỉ tự chọn dành cho kiến thức Đại học Đại Cương. Thành phần sinh viên cũng đa dạng, gồm các sinh viên Đài Loan và cả sinh viên nước ngoài đang du học tại Đài Loan.
Về sinh viên Đài Loan được phân thành: sinh viên Đài Loan nói tiếng Mân Nam (tiếng Đài) và sinh viên Đài Loan nói tiếng Khách Gia.
Về sinh viên nước ngoài gồm sinh viên Đông Nam Á: Mã Lai, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Miến Điện; sinh viên Đông Bắc Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Ma Cao cùng số khác là sinh viên từ châu Mỹ La tinh và châu Âu, Mỹ châu. Số sinh viên này nếu là người ngoại quốc thuần thì không chọn học môn tiếng Việt; nhưng là sinh viên Hoa Kiều đến từ các nước trên thế giới thì sẽ có người chọn học môn tiếng Việt.
Đối với các sinh viên Đài Loan nói tiếng Khách Gia thì khi học tiếng Việt sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào về ngữ âm vì trong tiếng Khách Gia có hầu hết các âm của tiếng Việt nên các sinh viên này phát âm tiếng Việt rất chuẩn xác. Các sinh viên Hoa Kiều vì có nói tiếng của các nước trong khu vực Đông Nam Á nên phần ngữ âm của các bạn cũng không gặp nhiều trở ngại lắm. Mặc dù vậy, các bạn sinh viên này thường gặp trở ngại trong việc phát âm với hệ thống dấu trong tiếng Việt vì ngôn ngữ một số nước Đông Nam Á không có dấu.
Về ngữ âm, sinh viên Đài Loan nói tiếng Mân Nam sẽ gặp khó khăn khi phát âm một số âm mà trong hệ thống ngữ âm của tiếng Mân Nam không có. Các phụ âm mà sinh viên Đài Loan rất khó phát âm chuẩn xác là: “đ, ng, ngh, nh, v”.
Sự khó khăn trong phát âm đã phần nào ảnh hưởng đến hứng thú khi các bạn học tiếng Việt trong một môi trường không có hoàn cảnh ngôn ngữ để luyện tập. Nên các công cụ như băng đĩa để luyện âm là rất cần thiết để hỗ trợ trong quá trình giảng dạy ngữ âm cho sinh viên Đài Loan. Khi khắc phục và nắm bắt được vững chắc ngữ âm, các sinh viên sẽ có hứng thú và tự học tốt hơn.
3/ Dạy ngữ pháp tiếng Việt cho sinh viên Đài Loan:
Sinh viên Đài Loan cũng như tất cả sinh viên biết tiếng Hoa khi học tiếng Việt sẽ có được lợi thế về hai mặt, đó là: vốn từ vựng Hán Việt và ngữ pháp.
Một số từ Hán Việt trong tiếng Việt sẽ giúp cho sinh viên Đài Loan rất dễ hiểu ý nghĩa của nó mà không cần giải thích, chỉ cần chú ý một số từ nghĩa gốc trong tiếng Hán đã bị thay đổi.
Về mặt ngữ pháp, sinh viên Đài Loan có được lợi thế là ngữ pháp tiếng Hoa có rất nhiểu điểm tương đồng về cấu trúc câu và cách sử dụng từ, nên khi học chỉ cần chỉ ra cấu trúc đó giống với cấu trúc nào trong tiếng Hoa, và từ ngữ đó tương đồng như từ ngữ nào trong tiếng Hoa trong cách sử dụng là có thể làm cho các em hiểu và nắm bắt được mà không cần giải thích nhiều.
Khi dạy ngữ pháp cho sinh viên Đài Loan, chì cần chỉ ra điểm khác biệt về cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Hoa và tiếng Việt để các em chú ý khi sử dụng để nhấn mạnh sự lưu ý để không mắc sai lầm về thói quen dùng ngữ pháp tiếng Hoa để nói tiếng Việt. Ví dự như tính từ đứng trước danh từ trong tiếng Hoa nhưng tiếng Việt thì ngược lại; hay bổ ngữ chỉ nơi chốn phải đứng trước động từ nhưng tiếng Việt thì ngược lại….
Do vậy, một bộ giáo trình tiếng Việt bằng Hoa ngữ được soạn thảo cẩn thận là rất cần thiết vì nó sẽ giúp cho sinh viên Đài Loan học được dễ dàng hơn là giải thích bằng tiếng Anh.
Lợi thế này trong quá trình dạy và học nếu được phát huy đúng mực sẽ giúp cho kết quả học tiếng Việt của các sinh viên Đài Loan được tăng trưởng rất tốt.
4/ Hướng phát triển:
Các dự án thí điểm một số trường miền Bắc Đài Loan cho học sinh trung học chọn ngôn ngữ Đông Nam Á gồm tiếng Thái, tiếng In-đô và tiếng Việt làm ngôn ngữ tự chọn đang được thực hiện cùng với một số địa phương ở miền Trung Đài Loan đang thí điểm đề án học sinh mẫu giáo và tiểu học học tiếng Việt qua bài hát nhi đồng.
Qua đây cho chúng ta thấy được Bộ Giáo dục Đài Loan đang từng bước xây dựng và phát triển việc dạy và học tiếng Việt trong các cấp học ở Đài Loan.
Diễn đàn giáo dục Đài Loan - Việt Nam vừa được tổ chức thành công vào tháng 11 năm 2010 đã tạo nền tảng cho sự phát triển về hợp tác giáo dục giữa hai bên cũng đã mở ra một xu hướng thúc đẩy và khuyến khích càng nhiều hơn nữa các trường Đại học Đài Loan mở chương trình học tiếng Việt, khích lệ sinh viên Đài Loan sang Việt Nam trao đổi và học tiếng Việt. Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng đang thực hiện chương trình đào tạo cán bộ ngoại giao về tiếng Việt bằng cách chọn đưa người sang các trường Đại học Việt nam chuyên học về tiếng Việt. Những chương trình này cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa việc giảng dạy và học tiếng Việt ở Đài Loan thêm khởi sắc trong tương lai.
Các trường học Đài Loan hiện nay có giảng dạy tiếng Việt gồm:
Tên trường |
Đơn vị mở lớp |
Đối tượng học |
Nhu cầu giáo viên |
Đại học Quốc lập Sư phạm Đài Loan |
Viện giảng dạy Hoa ngữ |
Sinh viên cao học |
Giáo viên chuyên ngữ
|
Học viện Thiết kế Đông Phương |
Trung tâm ngoại ngữ |
Sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Quốc lập Quốc tế Chi Nan |
Viện nghiên cứu Đông Nam Á |
Sinh viên cao học, sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Quốc lập Kỹ thuật Vân Lâm |
Học viện Quản lý |
Sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Quốc lập Đài Loan |
Khoa Ngôn ngữ Văn học Nhật Bản |
Sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Học viện Ngoại ngữ Văn Tảo |
Khoa Hoa ngữ Ứng dụng |
Sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Kỹ thuật Ứng dụng Cao Hùng |
Khoa Ngoại ngữ Ứng dụng |
Sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Kỹ thuật Thụ Đức |
Khoa Ngoại ngữ Ứng dụng |
Sinh viên đại học |
Giáo viên hợp đồng |
Trường Cao đẳng Quản lý Y tế Từ Huê |
Chương trình Đại học Đại Cương |
Sinh viên |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Chính trị |
Trung tâm ngoại văn |
Sinh viên |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Thành Công |
-Chương trình Đại học Đại Cương -Trung tậm ngoại ngữ |
Sinh viên và học viên bên ngoài |
Giáo viên hợp đồng |
Đại học Thực Tiễn |
Khoa Quản lý Rủi ro và bảo hiểm |
Sinh viên |
Giáo viên |
Đại học Kỹ thuật Mỹ Hòa |
Khoa Ngoại ngữ Ứng dụng |
Sinh viên |
Giáo viên |
Nguồn tư liệu: tác giả tự tổng hợp thông tin
5/ Kiến nghị:
Qua diễn đàn nghiên cứu giảng dạy tiếng Việt, chúng tôi những người đang làm công tác giảng dạy truyền bá ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam tại Đài Loan dù chưa phải là những người chuyên nghiệp lắm nhưng chúng tôi vẫn cố gắng tận sức để được góp tiếng nói của mình trong diễn đàn chung này. Mong rằng trong tương lai sẽ có các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên môn để chúng tôi được có cơ hội nâng cao tri thức và chuẩn hóa chất lượng giảng dạy của mình.
Cần lắm một bộ giáo trình giảng dạy tiếng Việt bằng Hoa ngữ do chúng ta chỉ đạo biên soạn để làm một bộ giáo trình chuẩn cho việc giảng dạy tại Đài Loan. Nên chăng là đem bộ giáo trình sẵn có hiện nay ngoài tiếng Anh thêm phần tiếng Hoa vào nữa để đáp ứng cho nhu cầu cần thiết này.
Xin nêu ra đây một ví dụ:
Sự chuẩn xác là rất cần thiết để chúng tôi khi dạy ở nước ngoài còn có chỗ để y cứ.
Phát triển và nâng cao việc giảng dạy tiếng Việt ở Đài Loan trong tương lai còn phụ thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế, mối quan hệ hợpc tác giữa hai bên và địa vị của Việt Nam trong khu vực. Nhưng có một điều mà tự thân chúng ta phải nhận định, đó là bồi bổ nguồn gốc văn hóa cho thế hệ thứ hai của chúng ta được sinh ra và lớn lên trên đảo quốc xinh tươi này.
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Lần Đầu Tiên Lá Cờ Mang Biểu Tượng Phật Giáo Được Bay Phất Phới Trên Tàu Hải Quân Hoa Kỳ Chuyển ngữ by Thích Trừng Sỹ
- Chùa Việt Nam- Ngôi Tổ Đình Của Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ Tổ Chức Tang Lễ Vị Hòa Thượng Trụ Trì Đời Thứ Ba Vừa Viên Tịch Thích Nữ Giới Hương
- Chính phủ Lee Myung-bak giới hạn Trung tâm Phật giáo quốc tế Thích Vân Phong
- Thế giới có thể thấy một Đạt Lai Lạt Ma thứ hai Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Đại đức Thích Nhật Từ nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học Mahakakut, Thái Lan Bài viết: Thích Phước Huệ - Ảnh: Thích Phước Huệ và Thích Trọng Đức
- 500 nhà sư cầu siêu cho nạn nhân "đêm kinh hoàng" ở Campuchia Thanh Hảo (T.H)
- Khai thác đồng, phát hiện Tu Viện cổ 2.600 năm ĐH (Theo Daily Mail)
- Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai:Gieo hạt cho Viện Phật Học Ứng Dụng Á Châu tại Hongkong Thị giả
- Malaisia, Sư Ông diễn giảng tại Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới 2010 Thị Giả
- 21 ngày của Sư Ông và Tăng đoàn tại vương quốc Thái Lan Thị Giả
- Singapore, Tâm bình an, trái tim mở rộng Thị Giả
- Hành trình Mùa Thu ĐNA 2010 của Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai Bài viết: Thị giả - Hình ảnh: Tâm Hỷ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Ba trăm năm mươi năm sau Tổ đức linh thiêng đã dẫn lối cho chúng con về để đạo mạch lại tiếp nối
- Sự truyền thừa từ viện nghiên cứu Phật giáo Trung Hoa đến học viện Phật giáo Pháp Cổ
- Tinh thần nhập thế độ sinh qua hoạt động trợ niệm của cư sĩ tại Đài Loan
- Thập hạnh Phổ Hiền - Con đường chỉ bày tín ngưỡng và phương pháp tu trì cho cư sĩ Phật giáo hiện đại
- Khái lược về cư sĩ Phật giáo
- Phật giáo Trung Quốc với việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới
- Tìm hiểu kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo
- Pháp Môn tự - một trong những cái nôi của Phật giáo Trung Quốc
- Sự Đối Thoại Giữa Phật Giáo và Phúc Lợi Xã Hội
- Người tu không sợ đói
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)