Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với đồng bào Tây Tạng tưởng nhớ Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười

Tibetan leader His Holiness the Dalai Lama releases a book at a commemoration ceremony to mark 20 years since the passing away of the 10th Panchen Lama at Tsunglakhang in Dharamsala, India, December 30, 2009. (Photo by Abhishek Madhukar)
Dharamsala, HP, India, 30 December 2009 (By Phurbu Thinley, phayul.com) - Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ lưu vong Tây Tạng, ngày hôm này đã cùng hàng nghìn đồng bào Tây Tạng lưu vong tham dự buổi lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười, Lhundrup Choekyl Gyaltsen, viên tịch.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ tọa một buổi lễ kỷ niệm tại điện chính, bắt đầu với một phút im lặng và một buổi cầu nguyện cúng dường đặc biệt biểu lộ lòng tôn kính đến Đức Cố Ban Thiền Lạt Ma.
Trong khi Trung Cộng ca ngợi biểu tượng tâm linh ảnh hưởng quan trọng thứ hai ở Tây Tạng như một kẻ thù của ‘chủ nghĩa chia rẻ’, đồng bào Tây Tạng hôm nay tưởng nhớ Đức Ban Thiền Lạt Ma như một vị tử đạo và một chiến sĩ của những quyền lợi của người Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “Trong thâm tâm, Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười là một người Tây Tạng vô úy ngoại hạng, một người biểu lộ lòng can đảm không dao động để hành động vì mục tiêu căn bản cho Tây Tạng và đồng bào mình, Đức Ban Thiền Lạt Ma là người đã giữ một lòng tin vững chắc để đấu tranh cho sự thật.”
“Nếu Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười vẫn còn tại thế, Ngài chắc chắn sẽ cống hiến nhiều hơn nữa vì mục tiêu của Tây Tạng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý, trong khi tuyên bố tiếc nối vì sự ra đi đột ngột của Ngài.
Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười đã viết bảy mươi nghìn chữ kiến nghị nổi tiếng về cảnh ngộ khốn cùng của đồng bào Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng và đệ trình chính quyền Trung Cộng vào năm 1962. Kiến nghị, phê bình chính sách của nhà cầm quyền Trung Cộng, đã gặp phải phản ứng bạo động và lăng mạ từ Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản. Đức Ban Thiền Lạt Ma đã bị tuyên án không xét xử và tiếp theo là mười bốn năm trong tù hay cấm cố tại nhà.
Trong tháng Mười Hai năm 1964, Ngài bị đưa đến Bắc Kinh dưới tội danh ‘phản cách mạng.’ Ngài bị kết tội hoạt động chống lại chính quyền Trung Cộng và nhân dân và được nói là phải bị đánh đập tàn nhẫn và những thời kỳ đấu tranh vật vả.
Vào năm 1978, sau khi được thả ra Ngài đã du hành một cách rộng rãi khắp Tây Tạng hành động để bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng và cải thiện đời sống của đồng bào Tây Tạng. Trong chuyến viếng thăm Tây Tạng cuối cùng vào năm 1989, Ngài đã có một buổi nói chuyện công cộng vô cùng đặc biệt tại Shigatse, chính tòa của tu viện Tashi Lhundup, nơi mà Ngài đã công khai phê phán chính sách của Trung Cộng tại Tây Tạng và tuyên bố sự trung thành của Ngài với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn.
Chẳng bao lâu sau khi tuyên bố, vào ngày 28 tháng Giêng năm 1989, Đức Ban Thiền Lạt Ma được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trong những hoàn cảnh huyền bí, hưỡng dương năm mươi mốt tuổi.
“Không nghi ngờ gì nữa Đức Ban Thiền Lạt Ma là một nhân vật vĩ đại, người đã sinh ra một cách đặc biệt trong thời điểm nghiêm trọng vì lợi ích của Phật Pháp và đồng bào Tây Tạng,” Kachen Lobzang Tseten, trụ trì của tu viện Tashi Lhunpo, là nơi ngự tọa của những Đức Ban Thiền Lạt Ma.
“Ngay cả trong cách nói thông thường Ngài được xem như một nhân vật can đảm lạ thường, người thậm chí không viết dòng chữ nào về sự hy sinh của chính mình,” ông nói thêm.
Những lĩnh tụ hàng đầu của chính phủ Lưu vong Tây Tạng, kể cả Thủ tướng Samdhong Rinpoche và các bộ trưởng trong nội các, và phát ngôn viên Penpa Tsering cùng những nhân vật của Quốc hội lưu vong đã tham dự buổi lễ tưởng nhớ hôm nay được tổ chức bởi tu viện Tashi Lhunpo và Hiệp hội Trung tâm Đức Ban Thiền Lạt Ma.
“Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười đã chứng tỏ lòng can đảm phi thường để hành động và nói lên sự thật về Tây Tạng ngay cả dưới những hoàn cảnh chính trị hết sức khó khăn và nhạy cảm tại Tây Tạng,” Thủ tướng Tây Tạng đã nói trong bài phát biểu của mình.
Vì Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười là gương mẫu đấu tranh cho lợi ích của đồng bào Tây Tạng và mục tiêu của Tây Tạng, Thủ tướng nói rằng chính phủ lưu vong Tây Tạng hàm ơn Ngài và hứa làm mọi nổ lực cần thiết để giải thoát cho Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười Một trẻ tuổi, Gedhun Choekyi Nima, khỏi sự khống chế của Trung Cộng.
Trong năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chứng nhận Gendun Choekyi Nima niên thiếu như Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười Một, nhưng Bắc Kinh đã bắt cóc Ngài và đem đến một địa điểm không được biết rồi đưa lên một cậu bé do họ tự chọn, Gyaltsen Norbu, người bị hầu hết đồng bào Tây Tạng bác bỏ.
Gendun Choekyi Nima cùng với cha mẹ hiện nay đang ở chốn nào vẫn chưa được biết.
Như một phần của lễ tưởng niệm, tu viện Tashi Lhunpo và Hiệp hội Trung tâm Đức Ban Thiền Lạt Ma, vào buổi sáng sớm, đã điều khiển một lễ cúng dường công phu cầu nguyện Đức Đạt Lai Lạt Ma trường thọ.
Những người tổ chức cũng giới thiệu ba quyển sách bằng tiếng Tây Tạng về Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười.
Những người tổ chức nói, những quyển sách là một phần trong nổ lực của họ “để tạo nên một sự tỉnh thức về sự đấu tranh mà Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười đã chạm trán trong khi hành động để làm tăng tiến phúc lợi của đồng bào Tây Tạng và làm sống lại những truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng.”
Những người tổ chức cũng sẽ có một buổi hòa nhạc để tưởng nhớ Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười vào ngày mai tại viện Biểu diễn Nghệ thuật Tây Tạng (TIPA) ở Dharamsala.
Những sự kiện tưởng nhớ là bộ phận của những hoạt động vận động của những người tổ chức hàng năm qua để dâng hiến đến Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười bắt đầu vào tháng Giêng năm 2009.
Dalai Lama Joins Tibetans In Remembering 10th Panchen Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-12-2009
http://www.dalailama.com/news/post/474-dalai-lama-joins-tibetans-in-remembering-10th-panchen-lama
- Hội thảo "Phật giáo - Tầm nhìn lịch sử và thực hành" tại Đại học Sharda, Ấn Độ Thích Nữ Giới Hương
- Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Kiều Đàm Di Tại Miền Bắc California, Hoa Kỳ Thích Nữ Giới Hương
- Chúc Thánh Dương Kinh Thành
- Chùa Liên Hoa Vạn Phật Quá Trình Xây Dựng & Khánh Thành Mặc Phương Tử
- Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Chánh Điện Của Chùa HƯƠNG SEN ở Perris Kiều Mỹ Duyên
- Chư Tăng Thái Lan muốn xiết chặt quản lý các nhà sư người Tây Thích Minh Trí dịch
- Số lượng Phật tử trên Thế giới là bao nhiêu ? Trí Tánh ĐHT dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung
- Những Làn Sóng Tích Cực Không Thấy
- Nhân Duyên Hổ Tương
- Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích
- Người Vị Tha Nhất
- Ngọn Lửa Từ Tâm
- Đánh Giá Duyên Khởi Và Tính Không
- Cảm Nhận Tác Động Của Mối Liên Hệ Hổ Tương
- Chương 11: Tĩnh Lặng (Thiền Định Ba La Mật)
- Chương 10: Từ Ái và Bi Mẫn Trong Hành Động
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)