Giáo sư Namkhai Norbu của Phật giáo Tây Tạng nhận vinh dự cao nhất của Ý

Đã đọc: 1054           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 10/09/2018 tại Arcisosso, đô thị ở tỉnh Grosseto thuộc vùng Tuscany, Ý, một trong những bậc thầy được kính trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng, Giáo sư Namkhai Norbu đã được công nhận Vinh dự cao nhất tại nước Cộng hòa Ý.

Tổng thống nước Cộng hòa Ý (Italia), Sergio Mattarella đã trao tặng Danh dự cao quý nhất cho Giáo sư Phật giáo Tây Tạng, Đại sứ Văn hóa và Hòa bình thế giới, Tôn giả Namkhai Norbu theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Ý, Giuseppe Conte.
 
Tỉnh trưởng Grosseto, Tiến sĩ Cinzia Torraco, thay mặt Tổng thống nước Cộng hòa Ý (Italia), đã trao giải thưởng vì những đóng góp quan trọng về văn hóa và tinh thần trên lãnh thổ Ý của Giáo sư Phật giáo Tây Tạng, Đại sứ Văn hóa và Hòa bình thế giới, Tôn giả Namkhai Norbu. Với sự hiện diện của cựu Tổng trưởng, Marco Valentini; Chủ tịch Hội đồng khu vực, Eugenio Giani và Thị trưởng thành phố Arcidosso, Jacopo Marini; các Thị trưởng của thành phố lân cận. Tất cả khách tham dự đều mang một chiếc khăn trắng, ý nghĩa biểu tượng nhân chứng về sự thừa nhận của cộng đồng về những đóng góp to lớn và các hoạt động của Giáo sư Phật giáo Tây Tạng, Đại sứ Văn hóa và Hòa bình thế giới, Tôn giả Namkhai Norbu.
 
 
Ảnh: Ento Russo
 
Khen tặng “Danh dự Cao quý nhất” là sự công nhận cho “những phần thưởng xứng đáng cấp quốc gia trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nền kinh tế và sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và các chương trình vì mục đích từ thiện xã hội và nhân đạo. Nó rất phù hợp với các giáo viên, giáo sư đã cống hiến cả đời mình cho văn hóa, hoạt động thiện nguyện và xã hội, luôn giữ ngọn đuốc và luôn thắp sáng hòa bình”.
 
Thị trưởng thành phố Arcidosso, Jacopo Marini phát biểu rằng: “Giáo sư Phật giáo Tây Tạng, Đại sứ Văn hóa và Hòa bình thế giới, Tôn giả Namkhai Norbu đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho nghiên cứu văn hóa, làm sâu sắc thêm các chủ đề tâm linh và triết học. Ngài luôn theo đuổi mục tiêu, hy vọng hòa bình và sự hiện diện của ngài trong lãnh thổ của chúng tôi là một vinh dự lớn lao. Ngài hoàn toàn xứng đáng và chúng tôi tự hào rằng ngài đã được Tổng thống nước Cộng hòa Ý trao tặng danh hiệu cao quý này”.
 
Tôn giả Namkhai Norbu là học giả nổi tiếng của văn hóa Tây Tạng, một trong những nhân vật độc đáo trong lãnh đạo tinh thần đương thời. Qua nhiều năm, danh tiếng của ngài đã lan rộng khắp thế giới, cả về giá trị phi thường nghiên cứu về văn hóa Tây Tạng.
 
Ngài sinh ngày mùng 08 tháng 10 năm Mậu Dần (1938) tại miền Đông Tây Tạng. Cha ngài là thành viên của một gia đình quý tộc và trước đây đã làm quan chức cho Chính phủ.
 
Khi lên hai tuổi, ngài được hai vị thiền sư công nhận là tái sinh của Tôn giả Adzom Drukpa (1842-1924). Tôn giả Adzom Drukpa, một đại sư Dzochen của đầu thế kỷ, là đệ tử của Tôn giả Khyentse thứ nhất và cũng là đệ tử của Tôn giả Patrul. Hai vị thầy nổi tiếng này là những lãnh tụ của phong trào Rimed hay “không bộ phái” vào thế kỷ thứ 19 ở Đông Tây Tạng. Tôn giả Adzom Drukpa trở thành một “terton”, hay người khám phá những bản văn kho tàng được cất giấu, đã nhận được những chỉ dạy trực tiếp từ Tôn giả Jigme Lingpa (1730-1798) khi ngài 30 tuổi. 
 
Sau đó, Tôn giả Adzom Drukpa trở thành thầy của nhiều vị thầy đương thời của Dzog-chen. Trong số những vị này có người chú của Tôn giả Namkhai Norbu, Togdan, người trở thành vị thầy Dzochen đầu tiên của Tôn giả Namkhai Norbu.
 
Khi lên 8 tuổi, Tôn giả Namkhai Norbu được Karmapa thứ 16 và Tôn giả Situ công nhận là tái sinh của vị đại sư nổi danh của phái Drukpa Kagyu là Tôn giả Padma Karpo (1527-1592), người sáng lập Vương quốc Bhutan theo lịch sử.
 
Từ 8 tuổi đến 14 tuổi, Tôn giả Namkhai Norbu tham dự trường học trong tu viện, đã nhiều lần nhập thất tu tập và nghiên cứu với những vị thầy nổi danh như Ni trưởng Ayu Khandro (1838-1953). Vào thời gian này, Ni trưởng tuổi đại thọ 113 tuổi và đã nhập thất trong rừng sâu núi thẳm khoảng 56 năm. Tôn giả Namkhai Norbu nhận được nhiều trao truyền từ Ni trưởng và sau đó đã thực hành nhập thất liên tục.
 
Năm 1954, Tôn giả Namkhai Norbu được mời thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là đại diện của thanh niên Tây Tạng. Từ năm 1954, ngài dạy Tạng ngữ ở Đại học Tây Nam của những Dân tộc Thiểu số ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Khi sống và dạy học tại Trung Quốc, ngài thông thạo tiếng Hoa và Mông Cổ.
 
Khi 17 tuổi, ngài trở về cố hương Derge (nay là thị trấn ở quận Dêgê, thuộc tỉnh tự trị Tây Tạng, Tứ Xuyên, Trung Quốc) theo một giấc mơ. Ngài đến gặp bổn sư của mình, Tôn giả Changchub Dorje, sống trong một thung lũng hẻo lánh ở miền Đông Tây Tạng. Là một Dược sư, Tôn giả Changchub Dorje đứng đầu cộng đồng gồm những hành giả cư sĩ, những yogi nam và nữ. Từ vị Đạo sư này, Tôn giả Namkhai Norbu nhận thêm những nhập môn và trao truyền giáo lý thiết yếu của Dzogchen. Ngài ở với Bổn sư một năm, thường giúp thầy mình trong việc y khoa và phục vụ như người biên chép và thư ký.
 
Sau đó, ngài bắt đầu một cuộc hành hương liên quốc gia Trung Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và Bhutan. Trở về cố hương, nơi sinh quán của mình, ngài thấy những điều kiện chính trị xấu đi đã dẫn đến sự bạo động. Ngài đó đây vân du, trước ở miền Trung Tây Tạng và cuối cùng đến Sikkim, một bang nội lục của Ấn Độ. 
 
Từ năm 1958-1960, ngài sống ở Gangtok, thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Sikkim, Ấn Độ, là một tác giả và nhà biên tập sách bản văn Tây Tạng của Văn phòng Phát triển của Chính phủ bang Sikkim, Ấn Độ.
 
Năm 1960, khi 20 tuổi, với lời mời của Giáo sư Giuseppe Tucci (1894-1984, nhà nghiên cứu Đông phương người Ý, nhà nghiên cứu và học giả về nghiên cứu Đông Á, chuyên về văn hóa Tây Tạng và lịch sử Phật giáo), ngài đến nước Ý và ở vài năm tại Rome, thủ đô nước Ý.
 
Từ năm 1964-1993, ngài là Giáo sư ở Viện Pontifical Oriental (Orientale, trung tâm hàng đầu nghiên cứu về Kitô giáo phương Đông, Đại học Naples (University of Naples). Nơi đây ngài giảng dạy các khoa Tạng ngữ, Mông Cổ ngữ và Lịch sử Văn hóa Tây Tạng. Ngài đã làm một cuộc nghiên cứu sâu rộng về những nguồn gốc lịch sử của văn hóa Tây Tạng, truy tìm những nguồn gốc văn hóa ít được biết từ truyền thống đạo Bon, tôn giáo cổ Tây Tạng.
 
Sau sự quan tâm về Sứ điệp của Giáo sư Phật giáo Tây Tạng, Đại sứ Văn hóa và Hòa bình thế giới, Tôn giả Namkhai Norbu, vào năm 1981, đã dấy lên Cộng đồng Quốc tế Dzochen (Associazione Culturale Comunità Dzogchen), được sinh ra tại Ý, một cộng đồng thế tục của các chiều kích hành tinh dựa trên các nguyên tắc của nhận thức và sự tôn trọng. Phát triển một cách tự nhiên xung quanh Tôn giả Namkhai Norbu, người truyền cảm hứng cho các giáo thọ, khai phóng cho tất cả mọi người. Trong những năm tiếp theo, các trung tâm tương tự đã tự phát sinh tại các quốc gia Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Trung Quốc, Nga, Úc.
 
Năm 1989, Tôn giả Namkhai Norbu đã thành lập Hiệp hội Đoàn kết Quốc tế ở châu Á-ASIA, một tổ chức tham gia vào các dự án giáo dục và y tế cho cộng đồng người Tây Tạng và Viện Shang Shung với nhiệm vụ Bảo tồn Văn hóa Tây Tạng có trụ sở tại Ý, cho phép các học giả từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục và phát triển các hoạt động và nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật và văn hóa phương Đông. Bộ Nghiên cứu về truyền thống Y học cổ truyền Tây Tạng đã thúc đẩy các hội nghị và nghiên cứu tại trụ sở chính ở Ý và tại các địa điểm khác nhau ở Áo và Anh. Ở Nga và Hoa Kỳ, ngài đã mở Trường Y học cổ truyền Tây Tạng.
 
Năm 1983, ngài chủ trì Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về Y học Tây Tạng, diễn ra tại thành phố Venice, thủ phủ của vùng Veneto, tỉnh Vennezia, Ý. Dù vẫn còn hoạt động giảng dạy tại Đại học trong 10 năm, nhưng ngài vẫn hướng dẫn các nhóm nhập thất ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong những cuộc nhập thất này, ngài đã giáo huấn thực tiễn thực hành Dzogchen theo thể thức không bộ phái, cũng như giảng dạy những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, đặc biệt về Yantra Yoga, Y học Tây Tạng và Chiêm tinh.
 
Trong những năm tháng sống ở Ý, ngài đã kết hợp hai nền văn hóa – nguồn gốc văn hóa của mình và nền văn hóa của đất nước Ý mà ngài đã chọn là quê hương thứ hai – phát triển một thông điệp về sự tiến hóa và hòa bình ở mức độ văn hóa và xã hội cao nhất mà ngài mong muốn mang đến với thế giới. Ở cấp độ học thuật, Ngài đã dành riêng cho nền văn hóa phương Đông và Tây Tạng nói riêng, để bảo tồn di sản văn hóa và tinh thần là một sự đồng thuận của nhân loại.
 
Những cống hiến của ngài được chia sẻ và đánh giá cao bởi các trường Đại học nổi tiếng nhất trên thế giới. Hiện tại ngài đã giới thiệu một kỹ thuật thiền định sáng tạo dựa trên các điệu khiêu vũ và bài hát, từ năm 2010 đã được Hội đồng Khiêu vũ Quốc tế UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
 
Tôn giả Namkhai Norbu đã trước tác hơn 10 quyển sách về Thiền định Dzogchen như “Pha lê và đường của ánh sáng” và “Chu kỳ Ngày và Đêm”... 
 
(Nguồn: Maremma News)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập