Văn hóa Phật giáo Campuchia lan tỏa đến Thành phố Lowell, Hoa Kỳ

Đã đọc: 1122           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sự ra đời của khu phức hợp Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) rộng lớn này tượng trưng cho cách thức mà cảnh quan văn hóa của thị trấn nhà may cũ này tái sinh một lần nữa, phản ánh sự thay đổi về nhân khẩu học của quốc gia Hoa Kỳ.

Một khi được biết đến như cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp Hoa Kỳ, thành phố Lowell, Massachusetts, Tiểu bang đông dân nhất của khu vực New England thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, giờ đây là địa điểm của một hình thức biến đổi hoàn toàn khác. Là ngôi nhà của một trong những cộng đồng Campuchia lớn nhất quốc gia Hoa Kỳ, thành phố Lowell cũng là nơi có sáng kiến đầy hy vọng để bảo tồn Phật giáo và văn hóa Campuchia cho các thế hệ tương lai của người Mỹ gốc Campuchia dưới hình thức một ngôi già lam tự viện Phật giáo và trung tâm văn hóa Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) ngoạn mục.

 
 
Ấn tượng của một nghệ sĩ về ngôi già lam tự viện Phật giáo Campuchia đã lên kế hoạch. Ảnh: vattkhmerlowell.org
 
Nằm khoảng 25 dặm về phía Tây Bắc của Boston (là thủ phủ và thành phố lớn nhất của Massachusetts), tại nơi hợp lưu của các sông Concord và sông Merrimack. Khu vực này được thành lập vào năm 1836. Đây là trung tâm công nghiệp với các sản phẩm: dệt, hóa chất, vật tư ngành in, thiết bị điện tử. Thành phố này có Đại học Masschusetts-Lowell, Bảo tàng Nghệ thuật nhà Whistler.
 
Người Anh đã định cư ở đây vào những thập niên 1650 của thế kỷ 17 và đã trở thành một trung tâm dệt vào thế kỷ 19 nhưng công nghiệp bắt đầu giảm sút cuối thập niên 1920. Mức độ cao của kinh tế, nhiều nhà máy Lowell đã tuyển dụng vô số người nhập cư – những người Ireland đã bỏ trốn khỏi nạn đói khoai tây 1830-1840, cũng như người dân các quốc gia Đức, Thụy Điển, Do Thái, Hy Lạp, Lithuania, Pháp và Canada, trong số những người dân quốc gia khác – đổ xô đến thành phố này để kiếm sống.
 
Thành phố này được đặt tên theo Francis Cabot Lowell, một nhà sản xuất bông vải-dệt Mỹ. Dân số năm 1980 là 92.418m năm 1990 là 103.439.
 
Trong những thập niên 1970 của thế kỷ 20, thành phố Lowell đã tiếp nhận hàng nghìn người tỵ nạn dân tộc Khmer chạy trống khỏi chế độ Cộng sản Khmer Đỏ đàn áp dã man và diệt chủng đối với dân tộc mình theo lý do ý thức hệ, đã dập tắt Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) tại Vương quốc Campuchia. Như một kết quả của dòng chảy đó, thị trấn nhà máy cũ này giờ đã là nơi có dân số phát triển mạnh mẽ của khoảng 30.000 người Mỹ gốc Campuchia – dân số lớn thứ hai của người Campuchia ở Hoa Kỳ sau Long Beach ở miền nam Califonia.
 
Trong những năm qua, khi cộng đồng Campuchia tại thành phố Lowell khởi sắc, các thành viên của họ có thể củng cố quan hệ văn hóa và tôn giáo bản địa của họ với quê hương tổ tiên của họ, và ánh hào quang Phật pháp tỏa sáng qua nhiều ngôi già lam tự viện Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) nhỏ mọc xung quanh thành phố.
 
Năm 2011, 12 mẫu đất đã được mua và một ngôi già lam tự viện Phật giáo lớn hơn được xây dựng để phục vụ cộng đồng người Campuchia, cùng với một tu viện và một ngôi già lam tự viện công cộng là đầu mối cho các sự kiện văn hóa và tôn giáo được tổ chức tại địa điểm này.
Hòa thượng Tiến sĩ Praghyalok, người Nepal và chư tôn tịnh đức tăng già tại ngôi già lam Vatt Khmer Lowell.
Ảnh: Bhikkhu Praghyalok
 
Kế hoạch hiện đang được thực hiện để phát triển một cơ sở tự viện lớn hơn tại khu vực, cùng với một trung tâm văn hóa Khmer-Mỹ. Mục tiêu hoàn thành vào năm 2020, ngôi già lam tự viện Phật giáo Campuchia với danh hiệu Vatt Khmer Lowell – sẽ là sự pha trộn giữa kiến trúc Khmer truyền thống và thiết kế xây dựng hiện đại. Cấu trúc chính trực quan tuyệt đẹp sẽ có một tòa bảo tháp nổi bật gợi nhớ đến Thánh địa Phật giáo Angkor Wat, Quốc bảo Vương quốc Campuchia, Di sản Thế giới, là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta (1,626,000 mét vuông).
 
Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành Thánh địa Phật giáo vào cuối thế kỷ 12. Đức Quốc vương Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ 12 tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Thánh địa Phật giáo Angkor Wat là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của Vương quốc Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ, là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á, là điểm đến số 1 thế giới năm 2018.
 
Trưởng lão Hòa thượng Sao Khon Dharma Thero (1934-2017), nguyên  Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo Khmer (CKBM) tại Hoa Kỳ, người sáng kiến và chỉ đạo thiết kế xây dựng cho biết, Dự án nhằm bảo tồn các hoạt động văn hóa và tinh thần của cộng đồng địa phương, đồng thời kết hợp các yếu tố văn hóa Hoa Kỳ. 
 
Cộng đồng Phật giáo Khmer (CKBM) tại Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1993, với sứ mệnh khuyến khích sự thống nhất giữa chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo Khmer và Phật tử tại thành phố Lowell và thúc đẩy Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) và truyền thống văn hóa Campuchia.
 
Với sự tham gia của các Phật tử và những người không phải Phật tử, những người Cmapuchia và không phải người Campuchia, những đóng góp cho dự án đã được nhận từ khắp mọi miền trên thế giới. Một  phát động đang diễn ra để huy động 10 triệu đô la Mỹ cho dự án được gọi là “kiến tạo 84.000 pho tượng Phật” đã được đưa ra, theo đó 80.000 pho tượng Phật sẽ được tôn trí vĩnh viễn trong khu phức hợp ngôi già lam Vatt Khmer Lowell. Với hương vị của đại kết của phát động, người ta có thể nói rằng thành phố Lowell đang trở thành một trung tâm phổ quát cho việc truyền bá chính pháp Phật đà và thực hành đạo lý từ bi trí tuệ.
 
Phát động “kiến tạo 84.000 pho tượng Phật” được lấy cảm hứng bởi Con số 84.000 do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāli. Từ “dhamma” này được triển khai thành  “dhammakkhandha”. 
 
Một cách phân chia khác tách con số 84.000 thành 21000 + 21.000 + 42.000, được giải thích trong Chú giải (atthakatha) Pāḷi như sau:  Tạng kinh có 21.000 dhammakhandha; tạng Luật có 21.000 dhammakhandha;  tạng Vi Diệu Pháp có 42.000 dhammakhandha.
 
Chúng ta nhận thấy rằng, từ “dhammakkhandha” trong hệ thống kinh điển tiếng Pāḷi hầu như chỉ được dùng trong việc phân chia, tách loại giáo điển. Do không có một qui chuẩn cho việc phân chia nên có nhiều con số khác nhau tùy vào mỗi cách phân chia.
 
Về con số 84.000 dhammakkhanda” khi so sánh với con số “84.000 dhamma” trong bài  kệ của ngài A Nan thuộc hệ thống Chính Tạng, chúng ta không thấy có mối liên hệ nào.  Chính tạng: 84.000 dh  = 82.000 dh (Phật) + 2.000 dh (Tỳ Kheo), còn trong Chú Giải thì: 84000 dhk = 21.000 dhk (Kinh) + 21.000 dhk (Luật) + 42.000 dhk (Vi Diệu Pháp).
 
Tầm quan trọng của  con số này, thậm chí còn được công nhận trong thời đại của vị quân vương Phật tử Hộ trì Chánh pháp, Hoàng đế Ashoka (trị vì Đế quốc Maurya từ năm 273-232 trước kỷ nguyên Tây lịch). Là một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, vua A-dục toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một quân vương ủng hộ Phật giáo, ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích-ca Mâu-ni, và theo truyền thống Phật giáo, tên ông gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo.
 
Hoàng đế Ashoka trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ.  Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chép bằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêu biểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chung cũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
 
Riêng đối với Phật giáo, hoàng đế Ashoka là một Phật tử lừng danh nhất, và ông đã  quy y sau khi chinh phạt được lãnh thổ Kalinga bằng những trận chiến thật hãi hùng. Ông hết sức nhiệt tâm trong việc hoằng Pháp và đã truyền bá Phật giáo ra xa hơn vùng thung lũng sông Hằng, vượt ra ngoài biên giới Ấn độ, nhất là về hướng tây bắc tức là cả vùng cận đông, trung đông cho đến biên giới châu Âu.
 
Trong sách Ashoka Vương truyện chép: “Bấy giờ vua Ashoka đến chùa Chỉ Kê Đầu Ma, nhà vua đến trước Thượng Tọa Da Xá chắp tay bạch rằng: Tôi nay phát nguyện tạo dựng 8 vạn 4 ngàn bảo tháp trên khắp cõi Diêm Phù Đề. Thượng Tọa đáp lời: Lành thay, lành thay.... Vua trở về cung lệnh làm 8 vạn 4 ngàn hòm báu, dùng vàng bạc châu báu để trang trí, trong mỗi hòm báu đều để một viên xá lợi, sau đó lại làm 8 vạn 4 ngàn bình sứ để đựng đồ bảy báu, lại làm 8 vạn 4 ngàn bảo cái, 8 vạn 4 ngàn hoa xếp bằng lụa để làm vật trang nghiêm, cứ một hòm Xá Lợi giao cho một vị Da Xoa, sai đem đi đến khắp nơi trong cõi Diêm Phù Đề. Cứ chổ nào đủ một ức người thì tạo một bảo tháp...” và từ duyên lành này Xá Lợi tháp được tạo dựng khắp trong thiên hạ.
 
Được xây dựng trên mảnh đất đã được ban phúc cát tường nhiều năm bởi lễ truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada), được chư tôn tịnh đức tăng già và cộng đồng Phật tử hệ phái quan sát, ngôi già lam Vatt Khmer Lowell và không gian văn hóa rộng 30.000 foo vuông sẽ cung cấp cho trẻ em người Mỹ gốc Campuchia có cơ hội học tiếng Khmer và văn hóa tô tiên họ. Ngoài râ còn có kế hoạch cho một thư viện và một bảo tầng văn hóa Khmer sẽ phục vụ như là một trang web giáo dục và nghiên cứu, liên kết với khuôn viên gần đó của Đại học Massachusetts tại Lowell.
Lễ cúng dường Kathina vào cuối mùa mưa tại ngôi già lam Vatt Khmer Lowell. 
Ảnh: Samnang Khouen 
Kế hoạch tương lai, trong đó bao gồm việc mua lại bất động sản trong vùng lân cận của khu vực ngôi già lam Vatt Khmer Lowell để được sử dụng làm nơi cư trú cho nữ tu và người già, cũng đang được tiến hành. 500 vị tôn tịnh đức tăng già sẽ quang lâm tham dự lễ Khánh thành ngôi già lam Vatt Khmer Lowell dự kiến vào năm 2020, biểu tượng 500 vị Thánh tăng A La Hán hiện diện tại Hội đồng Tăng già Phật giáo đầu tiên được tổ chức sau khi Đức Phật nhập Niết bàn cách đây 2.562 năm.
 
Sự ra đời của khu phức hợp Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) rộng lớn này tượng trưng cho cách thức mà cảnh quan văn hóa của thị trấn nhà may cũ này tái sinh một lần nữa, phản ánh sự thay đổi về nhân khẩu học của quốc gia Hoa Kỳ. Từ khởi đầu, thành phố Lowell đã phục vụ như một nơi trú ẩn cho những người tỵ nạn đau khổ, và bây giờ là nơi ngự của Tam Bảo (ba ngôi báu: Phật-Pháp-Tăng), để bảo hộ, ban phúc cát tường cho thành phố của những người nhập cư, tỵ nạn và gia đình đang phát triển.
 
 
 
 
 
 
        
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập