Bangladesh: Somapura Mahavihara Trung tâm Phật giáo lớn lớn nhất Nam Á bị phế tích

Đã đọc: 1583           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Somapura Mahavihara Trung tâm Phật giáo lớn lớn nhất Nam Á

Các nhà Khảo cổ khai quật tiết lộ cho biết, tại Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara phế tích có hơn 60 tác phẩm điêu khắc bằng đá, miêu tả một loạt các vị thần Hindu. Các lối chính vào Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara, thông qua một cổng kiên cố. Phần lớn các công trình phụ, như nhà bếp, phòng ăn, được đặt hướng Đông, nhưng cũng có một vài cấu trúc được tìm thấy ở góc phía Đông Bắc.

Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara (সোমপুর মহাবিহার) nằm ở Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây bắc Bangladesh, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới. Đây cũng là địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất tại Bangladesh được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1985.

Lịch sử ở đây từng là một trong 5 địa điểm Tự viện phật giáo lớn nhất ở Bengal và Magadha cổ đại (cùng với Vikramashila, Nalanda, Odantapurā, và Jaggadala). Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara được vị anh minh Hoàng đế Pala Dharmapala (khoảng 770-810) kiến tạo. Ông là người kế vị Devapala và đã cho xây dựng sau khi chinh phục được vùng Varendra.

Vào thế kỷ 11, Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara bị thiêu hủy trong một cuộc chiến tranh. Phải một thời gian khá lâu sau đó, Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara được cải tạo lại và xây dựng thêm một đền thờ Arya Tara.

Sau đó, nơi đây trở thành nơi ở và làm việc của nhà truyền bá phật giáo Atiśa Dīpaṃkara Śrījñāna cùng nhiều vị Tăng sĩ, nhà truyền bá phật giáo, học giả đến từ nhiều quốc gia trong khu vực.

Vào giai đoạn thịnh vượng, Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara từng là một trong 5 Tự viện Phật giáo lớn nhất ở Bengal và vùng Magadha cổ đại.

Dưới thời đế chế Sena Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara dần bị suy thoái và bị bỏ rơi vào thế kỷ 13 và sau đó là bị chiếm đóng bởi những người Hồi giáo. Mặc dù vậy, quy mô kiến trúc của Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara khá còn nguyên vẹn.

Bằng chứng về sự phát triển của Phật giáo Đại thừa ở Bengal từ thế kỷ thứ 7 về sau, Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara, hay Tụ viện Đại đế, một Trung tâm trí tuệ nổi tiếng cho đến thế kỷ 12, cách bôd trí hoàn toàn thích nghi với chức năng tôn giáo, Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara xứng danh đại diện cho một thành tựu nghệ thuật độc đáo. Kiến trúc với đường nét hài hòa và phong phú trong trang trí chạm khắc, lan tỏa ảnh hưởng đến nền kiến trúc Phật giáo cách xa như Campuchia.

Phế tích có diện tích 110.000 m 2, là trung tâm tôn giáo truyền bá Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo (đạo Jainism) và Hindu giáo. Cấu trúc của nó là một tứ giác khổng lồ mỗi cạnh dài 275 m, với một ngôi đền trung tâm hình chữ thập cùng các khu liên hợp ở phía Bắc và một bức tường bao quanh dày 5 m, cao từ 3 – 5 m, với tổng cộng 177 địa điểm nhỏ là các tịnh xá, bảo tháp, đền thờ và nhiều công trình phụ trợ. Cách bố trí cùng các trang trí chạm khắc bằng đá và đất nung ảnh hưởng tới các kiến ​​trúc Phật giáo khác ở cả Miến Điện, Campuchia và Indonesia. Tòa tháp trung tâm là một cấu trúc thượng tầng nhưng đến này đã bị phá hủy, chỉ còn lại các tầng bậc tháp dẫn lên trên cùng các tác phẩm nghệ thuật đất nung vô cùng ấn tượng đại diện cho nghệ thuật trang trí trạm khắc của Phật giáo.

Các nhà Khảo cổ khai quật tiết lộ cho biết, tại Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara phế tích có hơn 60 tác phẩm điêu khắc bằng đá, miêu tả một loạt các vị thần Hindu. Các lối chính vào Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara, thông qua một cổng kiên cố. Phần lớn các công trình phụ, như nhà bếp, phòng ăn, được đặt hướng Đông, nhưng cũng có một vài cấu trúc được tìm thấy ở góc phía Đông Bắc.

Những dòng chữ chạm khắc ghi, chứng tỏ đời sống Văn hóa và Tôn giáo của Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara rất lớn, được gắn kết chặt chẽ với các Trung tâm Phật giáo đương đại của sự nổi tiếng và lịch sử tại Bohdgaya và Nalanda, nhiều luận thuyết Phật giáo hình thành tại tại Paharpur, một Trung tâm Phật giáo, nơi mà các xu hướng Kim Cương thừa của Phật giáo Đại thừa đã được đơm hoa kết trái.

Ngày nay, nơi đây là địa điểm tham quan hấp dẫn khác du lịch khi tới Bangladesh.

Thích Vân Phong

(Nguồn: whc.unesco)

 

 























































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập