Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).

Đã đọc: 3419           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image नमो धर्माय | Namo dharmāya| Namô đặc ma gia (âm Hán Phạn).

Namo (नमो) là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành. Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमो    बुद्धाय | Namo buddhāya.

नमो   धर्माय | Namo dharmāya.

नमो  संघाय  | Namo saṃghāya.

नमःआर्यावलोकितेश्वर  बोद्धिसत्त्व  महासत्त्व  महाकारुणिकाय  तद्यथा |

Namaḥ  āryāvalokiteśvara boddhisattva mahāsattva mahākāruṇikāya tadyathā:

ओं    गरवात   गरवात गाहम्वात  राजवात  राजवात  स्वाह |Từ vựng:

Oṃ garavāta garavāta gāhamvāta rājavāta rājavāta svāha.

नमस्ते (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Buddhāya (बुद्धाय) là cách gián bổ số ít trong bảng biến thân của Buddha (बुद्ध) ở dạng giống đực. Buddha (बुद्ध) là qúa khứ phân từ của động từ căn √budh,(√ बुध् (theo nghĩa số một)) và có những nghĩa được biết như sau: tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Chữ Phật (Buddha (बुद्ध)) không phải là một danh từ riêng mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Do đó chữ Phật "Buddha (बुद्ध)" được sử dụng để tán dương công đức các bậc giác ngộ hoàn toàn.

Dharmāya (धर्माय) là cách gián bổ số ít trong bảng biến thân của Dharma (धर्म) ở dạng giống đực. Chữ Dharma (धर्म) trong Phật học rất khó để mà giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa. Đức Phật nói: "Ta đã thấu được pháp thâm diệu khó nhận, khó hiểu, vắng lặng, tuyệt vời, không biện giải gì được. Nó cũng tinh tế chỉ có bậc Thánh nhân mới hiểu được". Đây cũng là một ngụ ý nói lên chữ Pháp trong Phật giáo cũng không phải là một đơn giản, dễ nắm bắt đối tượng.

Dharma (धर्म) trong tiếng Phạn là một từ đa nghĩa, nhưng dùng trong Phật học người ta thường dịch là"Phật pháp" hay những lời dạy của Đức Phật nói. Thí dụ như qua câu của Ngài hay nói : "Nầy chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt khổ".

Con Đường Diệt Khổ, đó chính là Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo (Āryāṣṭāṅgamārgaḥ (आर्याष्टाङ्गमार्गः)) là một lối giữ thăng bằng, không có những cực đoan của sự hành hạ xác thân hoặc nô lệ dục lạc, tham vọng, còn được gọi là Trung Đạo. Đây là con đường duy nhất để giác ngộ giải thoát và do chính Đức Phật đã giảng trong bài pháp đầu tiên tại vườn nai sau ngày thành đạo.

Các chữ chánh trong Bát chánh đạo (Āryāṣṭāṅgamārgaḥ (आर्याष्टाङ्गमार्गः)) gồm có:

Chính kiến (Samyag dṛṣṭi (सम्यग्दृष्टि)) là sự hiểu biết đúng đắng.

Chính tư duy (Samyaksaṃkalpa (सम्यक् संकल्प)) là sự suy nghĩ chân chính.

Chính ngữ (Samyagvāk (सम्यग् वाक्)) là lời nói chân chính trung thực.

Chính nghiệp (Samyakkarmānta (सम्यक्कर्मान्त)) là hành động chân chính không làm viêc giả dối.

Chính mệnh (Samyagājīva (सम्यग् आजीव)) là sống chân chính không tham lam vụ lợi mà xa rời nhân nghĩa.

Chính tinh tiến (Samyagvyāyāma (सम्यग् व्यायाम)) là sự cố gắng nổ lực chân chính.

Chính niệm (Samyagsmṛti (सम्यग् स्मृति)) là sự suy niệm chân chính.

Chính định (Samyaksamādhi (सम्यक्समाधि)) là sự kiên định tập trung tâm ý vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lai chuyển làm thoái chí, phân tâm.

Các chữ chánh trong Bát chánh đạo (Āryāṣṭāṅgamārgaḥ (आर्याष्टाङ्गमार्गः)) cũng được chia thành ba nhóm như sau: Giới (Śīla (शील)), Định (Samādhi(समाधि)), Huệ (Prajñā (प्रज्ञा)).

Giới (Śīla(शील)) gồm có: Chính ngữ (Samyagvāk(सम्यग् वाक्)), Chính nghiệp (Samyakkarmānta (सम्यक्कर्मान्त)), Chính mệnh (Samyagājīva(सम्यग् आजीव)).

Định (Samādhi (समाधि)) gồm có: Chính tinh tiến (Samyagvyāyāma (सम्यग् व्यायाम)), Chính niệm (Samyagsmṛti (सम्यग् स्मृति)), Chính định (Samyaksamādhi (सम्यक्समाधि)).

Huệ (Prajñā (प्रज्ञा)) gồm có: Chính kiến (Samyag dṛṣṭi (सम्यग्दृष्टि)), Chính tư duy (Samyaksaṃkalpa (सम्यक् संकल्प)).

Saṃghāya (संघाय) là cách gián bổ số ít trong bảng biến thân của Saṃgha (संघ) ở dạng giống đực. Saṃgha (संघ) trong các tự điển Hindi và nó có những nghĩa chung được biết như sau: Hội, câu lạc bộ, trụ sở câu lạc bộ, trụ sở hội, sự liên kết, sự liên hiệp, sự liên minh, đồng minh, liên minh, liên bang hội liên đoàn, tập thể, đoàn thể, tập đoàn, tài sản chung, công đoàn, nghiệp đoàn, sự hợp nhất, sự kết hợp…

Saṃgha (संघ) là một chữ đa nghĩa và tùy theo những lãnh vực khác nhau mà người ta dùng nó để diễn đạt. Trong Phật học, Saṃgha (संघ) của Phạn ngữ hay Saṅgha  (सङ्घ)  trong tiếng Pali được xem như là Tăng đoàn. Có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của Đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được Đức Phật gọi là Tăng già.

Thời Đức Phật, Tăng già là tiếng dùng để chỉ cho những tu sĩ không phân biệt nam nữ hay những người cư sĩ vấn thân vào đời tu học, để giúp mọi người cùng nhau tu dưỡng, vui hưởng an lành, bằng lòng "Từ Bi" và Trí tuệ, như Đức Phật đã làm.

Nếu "Từ Bi" và "Trí Tuệ" là những cái không thể tách rời hay không thiếu được trong đời sống tu hành, thì ba chữ: Phật, Pháp, Tăng trở thành cái nôi tinh thần mà trong đó chứa đựng tất cả những cái đẹp đơn giản, cái hay vô tận, không gần, không xa, không dừng lại ở thời gian, không có giai cấp phân biệt, không có sự riêng tư, để giúp cho con người tự thức tỉnh nhìn thấy những điều hay lẽ phải của Chân, Thiện, Mỹ, không chỉ bằng lời nói mà còn đưa ra thực hành, nhằm đem an lạc đến cho tự thân cũng như cho người.

 Phật, Pháp, Tăng, tuy ba chữ khác nhau về cách viết hay cách đọc và chức vụ, nhưng ba chữ này đều có sự quan hệ bình đẳng mật thiết với nhau, không phân chia ra được. Không có Phật, không có Pháp, thì không có Tăng. Có Phật, có Pháp mà không có Tăng, thì Phật, Pháp sẽ không tồn tại. Mặc dù Tăng già ra đời sau Phật và Pháp, nhưng vai trò của Tăng già đã trở thành một nguồn năng lượng đa dạng và vô tận, để đẩy và duy trì cho vòng quay không ngừng, từ hệ này sang hệ khác của cái bánh xe chuyển Pháp luân mà Thái tử Tất Đạt Đa để lại cho nhân loại sau ngày thành đạo của Ngài.

Āryāvalokiteśvara (आर्यावलोकितेश्वर) là chữ ghép từ: Ārya (आर्य) và Āvalokiteśvara (आवलोकितेश्वर) và Āryāvalokiteśvara (आर्यावलोकितेश्वर) đã có phần diễn nghĩa trong những bài đã viết, do đó ở đây không đi sâu vào chi tiết của phạn ngữ.

Āryāvalokiteśvara (आर्यावलोकितेश्वर), được gọi là Đại Bồ tát Thánh Quán Tự tại, Quán Thế Âm Bồ tát, Bồ Tát Tự Tại Quán Thế Âm, Bậc Nhất Thiết Trí…Trong các chùa thường đọc " A bà lô kiết đế xá bà la ", là phiên âm Hán Phạn của chữ "Avalokiteśvara"  và người ta hay dịch là " Vị Bồ tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn nghe thấu tiếng kêu khổ não của chúng sinh".

Āryāvalokiteśvara (आर्यावलोकितेश्वर) hay Avalokiteśvaro trong các Phạn bản thường được các dịch giả diễn ý như sau: Cưu ma la thập dịch là Quán Thế Âm, bởi vì theo sự phân tích phạn ngữ của Ngài chữ Avalokita (अवलोकित) và svara (स्वर), trong svara (स्वर) có chữ s (स्) sát âm răng, chứ không phải là ś (श्) sát âm khẩu cái có nghĩa âm thanh.

Ngài Huyền Trang và các nhà dịch thuật khác thì chữ Avalokiteśvara được phân tích ra thành hai chữ dưới đây : Avalokita (अवलोकित) và Īśvara (ईश्वर).

Avalokita (अवलोकित) là quá khứ phân từ của Avalok (अवलोक्) và nó nhiều nghĩa được biết như: đã thấy, đã quan sát, hay hành động quan sát.

Theo ý nghĩa tôn giáo ở Ấn Độ, chữ Īśvara (ईश्वर) có nghĩa là “ Vị chúa tể ”, để dùng làm xưng hiệu thường chỉ cho Thượng đế Brahmā (ब्रह्मा), Hán ngữ dịch là Tự Tại, Anh ngữ là Lord.

Īśvara (ईश्वर) là từ ghép từ hai chữ Īś (ईश्) và vara (वर). Īśvara (ईश्वर) có nhiều nghĩa được biết như: Giàu có, quyền năng, Thượng đế, bậc thầy, vị vua, chúa tể. Trong huyền thoại Īśvara (ईश्वर) là một trong 11 vị thần được tôn kính của Marut.

Trong ý nghĩa của triết học Īśvara (ईश्वर): Thượng đế tối, Thượng đế ngự trị bên trong. Īśvarī là tên của thần nữ Durgā (दुर्गा), hay Lakṣmī (लक्ष्मी).

Trong sinh vật học Īśvara (ईश्वर) là tên của một loài cây và người ta dùng củ của nó để chóng độ của nọc rắn.

Boddhisattva (बोद्धिसत्त्व) được ghép từ hai chữ bodhi (बोधि) và ‎sattva (सत्त्व). Bodhi (बोधि) có gốc từ chữ (bodh (बोध्)) và bodhi (बोधि) có những nghĩa như sau: khoa học, trí thông minh, kiến thức hoàn hảo, mạc khải, tỉnh thức. Trong Phật học bodhi có những nghĩa: bồ đề, huệ sáng, trạng thái giác ngộ của một vị Phật.

Bodh (बोध्) có gốc từ (budh(बुध्)) và nó có những nghĩa như sau: lưu ý, thức dậy, tỉnh thức, hồi sinh, khơi dậy, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, giảng dạy, thông tin, khuyên bảo.

Sattva (सत्त्व) có gốc từ: Sat (सत्) và tva (त्व). Sattva (सत्त्व)  thuộc về hô cách số ít  trong bảng biến thân của Sattva (सत्त्व) ở dạng trung tính. Sattva (सत्त्व) có những nghĩa  được biết như sau: tồn tại, bản thể, bản thân, nhân sinh,thực tế, tính chất, bản chất, sức mạnh, năng lượng, lòng dũng cảm, tinh thần, hơi thở của cuộc sống, nguyên tắc quan trọng, trí thông minh, ý thức, sự thật, độ tinh khiết của thiên nhiên, bản chất thánh thiện và sự thật…

Bodhisattva (बोधिसत्त्व) theo âm Hán Phạn còn gọi là Bồ đề tát đóa. Việt gọi là Bồ tát hay Giác hữu tình. Bồ tát là người có tấm lòng độ lượng nhân ái và Trí tuệ bao la, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người trong cơn khổ nạn.

Trong tinh thần Phật học đại thừa, Bồ Tát là một người sau khi hành trì các Ba la mật đa (Pāramitā, (पारमिता)) đã thành tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ.

Trong cuộc sống, một người luôn sẵn lòng giúp đỡ hay hy sinh bản thân mình để cứu giúp người khác trong cơn khổ nạn, người đó cũng được người ta xem là có tâm bồ tát.

Những vị Bồ tát thường được biết trong Phật học qua các tên sau:

Đại Thế Chí (Phạn ngữ: Mahāsthāmaprāpta, viết theo devanāgarī: महास्थामप्राप्त).

Địa Tạng (Phạn ngữ: Kṣitigarbha, viết theo devanāgarī: क्षितिगर्भ).

Di lặc (Phạn ngữ: Maitreya, viết theo devanāgarī: मैत्रेय).

Hư Không Tạng (Phạn ngữ: Ākāśagarbha, viết theo devanāgarī: आकाशगर्भ).

Phổ Hiền (Phạn ngữ: Samantabhadra, viết theo devanāgarī: समन्तभद्र).

Kim Cương Thủ (Phạn ngữ: Vajrapāṇi, viết theo devanāgarī: वज्रपाणि ).

Văn thù sư lợi (Phạn ngữ: Mañjuśrī, viết theo devanāgarī: मञ्जुश्री).

Quán Thế Âm (Phạn ngữ: Avalokiteśvara, viết theo devanāgarī: अवलोकितेश्वर).

Mahāsattva (महासत्त्व) là chữ ghép từ: Mahā (महा) và sattva (सत्त्व).

Mahā (महा) thuộc về giống cái và nó có những nghĩa được biết như sau: phong phú, nhiều, chan chứa; thừa thãi, dư dật, bền, vững, chắc chắn, kiên cố, khoẻ, tráng kiện, mạnh, tốt, giỏi, có khả năng, to và rắn rỏi, sinh động, mạnh mẻ, khúc chiết, lớn, to lớn, vĩ đại, cao quý, ca cả, cao thượng, tuyệt hay, giỏi, thạo cừ, hiểu rõ, hiểu tường tận, hùng cường, hùng mạnh, hùng vĩ, đồ sộ, to lớn, phi thường, ngày lễ, ngày hội hè, ánh sáng, sự soi sáng, sự làm sáng tỏ, sự sáng chói, sự rực rỡ, sự hiểu biết, trí thức, trí tuệ, chân lý, sự tài giỏi, sự lỗi lạc, tài hoa, ánh sáng rực rỡ; vẻ rực rỡ huy hoàng, vẻ đẹp lộng lẫy, sự vẻ vang, sự quang vinh, sự lừng lẫy…

Mahāsattva (महासत्त्व) có nghĩa là: người có tánh thánh thiện cao hay lòng từ bi cao cả hay người tu hành có đức hạnh tốt cao quý…

Mahākāruṇikāya (महाकारुणिकाय) là chữ ghép từ: Mahā (महा) + kāruṇi (कारुणि) + kāya (काय).

Kāruṇi (कारुणि) là hô cách số ít trong bảng biến thân của karuṇin (करुणिन्) ở dạng giống đực. Karuṇin (करुणिन्) có gốc từ Karuṇa (करुण). Karuṇa (करुण) có những nghĩa được biết như sau: từ bi, thương xót…

Kāya (काय) là hô cách số ít trong bảng biến thân kāya (काय) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: thân, thân cây, sự tập hợp, sự thu thập, đám tụ tập, bộ sưu tập, bộ, vô số, số lượng lớn, rất nhiều, quần chúng…

Kāya (काय) có gốc từ động từ căn √ci, (√चि). Động từ căn √ci, (√चि), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: chất đống lại, làm chật ních, tích luỹ, tích tụ, nối, hợp,nối liền, tập trung, tập hợp, tìm, kiếm, tìm cách, chú ý, lưu ý, ghi nhận xét, quan sát, theo dõi, thịnh vượng, phát đạt, phát triển tốt…

Mahākāruṇikāya (महाकारुणिकाय)  có nghĩa là người biết thương người khác bằng cách biết chia sẽ, người có lòng từ bi vô lượng hay cao cả…

Tadyathā (तद्यथा) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: như thế này, như sau, như là, đó là…

Oṃ (ओं) hay Aum(औम्) trong Phật học có nghĩa là Quy mệnh.  Oṃ (ओं) tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú.   Oṃ (ओं) đóng cánh cửa luân hồi . Oṃ (ओं) thanh tịnh hóa bản thân.  Oṃ (ओं) là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật . Oṃ (ओं) là Trí tuệ thanh thản, an bình. Oṃ (ओं) cũng là thân , khẩu , ý.

Garavāta (गरवत) là chữ ghép từ: Gara (गर) + vāta (वत).

Gara (गर) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Gara (गर) ở dạng giống đực. Gara (गर) có gốc từ động từ căn √gṝ (√गॄ). Động từ căn √gṝ (√गॄ) thuộc nhóm [6] và nhóm [9] và nó có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo các cách chia thì và cách dùng của nó được biết như: áp đảo, lấn át, nuốt, ngụm, nén, chịu đựng, chấp nhận, tưới, rải, rắc, rưới, làm ẩm, làm ướt, thấm nước, làm cho tràn ngập, cầu khấn, cầu nguyện, kêu gọi,chúc tụng, tán dương, ca ngợi, chất lỏng, thức uống…

Vāta (वात) có gốc từ động từ căn √vā (√वा). Động từ căn √vā (√वा) có những nghĩa được biết như: thổi, làm cho chuyển động, mang, di chuyển…

Gāhamvāta (गहम्वत) là chữ ghép từ: Gāham (गहम्) + vāta (वत).

Gāham (गहम्)là chủ cách, đối cách số ít trong bảng biến thân số ít của Gāha(गाह) ở dạng trung tính. Gāha(गाह) có gốc từ động từ căn √gāh(√गाह्).

Động từ căn √ gāh (√गाह्) có những nghĩa được biết như: đi vào bên trong, nhấn mạnh vào trong, đi sâu vào, xuyên qua, đi ngang qua…

Gāha(गाह) có những nghĩa được biết như: bên trong, trong thâm tâm, thầm kín, ở phía trong, nội tâm, phần bên trong, phía trong, chiều sâu…

 

Rājavāta (राजवात) là chữ ghép từ: Rāja (राज) + vāta (वत).

Rāja (राज) là hô cách số ít trong bảng biến thân số ít của Rāja (राज) ở dạng giống đực. Rāja (राज) có những nghĩa được biết như: vua, người lãnh đạo, đấng tối cao, quan trọng nhất, chủ yếu, tối cao, không có giới hạn,  quyền lực  cao nhất, hiệu nghiệm, thần hiệu, rất có hiệu lực, tuyệt hảo…

Svāha (स्वाह) là từ không biến cách: lời chào, lời gọi, hoan hô, hoan nghênh, chào…

Gom ý Việt:

नमो    बुद्धाय | Namo buddhāya| Namô bút đa gia (âm Hán Phạn).

Quy kính Phật.

नमो   धर्माय | Namo dharmāya| Namô đặc ma gia (âm Hán Phạn).

Quy kính Pháp.

नमो  संघाय | Namo saṃghāya| Namô săng ga gia (âm Hán Phạn).

Quy kính Tăng.

नमः  आर्यावलोकितेश्वर बोद्धिसत्त्व महासत्त्व महाकारुणिकाय तद्यथा |

Namaḥ  āryāvalokiteśvara boddhisattva mahāsattva mahākāruṇikāya tadyathā:

Quy kính Đại Bồ tát Thánh Quán Tự tại đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, hãy tán tụng như sau:

Na mắc a ri gia a va lô ki tê sơ va ra  bô đi sát toa gia ma ha sát toa gia ma ha ca ru ni ca gia t át đi gia tha(âm Hán Phạn):

ओं    गरवात   गरवात गाहम्वात  राजवात  राजवात  स्वाह |

Oṃ garavāta garavāta gāhamvāta rājavāta rājavāta svāha.

Thành tâm mang khấn nguyện mang khấn nguyện trong thâm tâm mang đến hiệu nghiệm.

Om da la va đa da la va đa da hăm va đa ra da va đa ra da va đa sờ va ha (âm Hán Phạn).

Kính bút

TS Huệ Dân

 

Quy kính Phật. नमो धर्माय | Namo dharmāya| Namô đặc ma gia (âm Hán Phạn).


Quy kính Pháp. नमो संघाय | Namo saṃghāya| Namô săng ga gia (âm Hán Phạn).


Quy kính Pháp. नमो संघाय | Namo saṃghāya| Namô săng ga gia (âm Hán Phạn).


Quy kính Tăng. नमः आर्यावलोकितेश्वर बोद्धिसत्त्व महासत्त्व महाकारुणिकाय तद्यथा |



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập