Chú rể Minh Tiến (PD. Minh Dũng) và cô dâu Ngân Trinh mở cửa hôn nhân từ lễ hằng thuận

Đã đọc: 589           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

ĐPNN - Ngày 22/12, một ngày cuối năm trời Thành phố se lạnh, chú rể Minh Tiến (PD. Minh Dũng) và cô dâu Ngân Trinh tay trong tay, đứng dưới đài sen tại điện Phật chùa Giác Ngộ, nguyện một lòng thủy chung, thương yêu nhau.

Buổi lễ được đặt dưới sự chứng minh của ĐĐ. Thích Quảng Tịnh - Thư ký Trung tâm Dịch thuật Anh Việt Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giảng viên Trường TCPH Bà Rịa - Vũng Tàu; cùng sự hiện diện của các thành viên Tăng đoàn chùa Giác Ngộ; đồng thời, có sự tham dự của cha mẹ, họ hàng hai bên, bạn bè, đồng nghiệp của cô dâu chú rể.

Sau khi Ban Đạo ca trình bày ca khúc “Chúc mừng hôn lễ”, Tăng đoàn tiến hành nghi thức hằng thuận. Theo đó, người tham dự đọc tụng Kinh Thiện Sinh để hiểu rõ về bổn phận của 12 vai xã hội, gồm: Chồng, vợ, con, cha mẹ, học trò, nhà giáo, người thân, bà con, chủ, thợ, đệ tử, đạo sư. Song, dưới sự hướng dẫn của Đại đức chủ lễ, cô dâu chú rể phát nguyện vâng giữ 4 điều đạo đức của vợ chồng trong đạo Phật. Đó là, sống tiếp nối đạo đức và truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như gia tộc. Đó là, sống chung thủy, hiểu biết thương yêu, chăm sóc chia sẻ và nâng đỡ nhau với lòng kiên nhẫn. Đó là, sống với tinh thần tôn trọng, thái độ hài hòa, không gây sự, không trách móc, không hờn giận, không lý luận hơn thua để bồi đắp hạnh phúc và an vui. Đó là, có trách nhiệm hướng dẫn con cháu quy y làm Phật tử từ nhỏ, dồn hết tâm lực và phương tiện, xây dựng hạnh phúc cho con cháu.

Trước lúc tân lang - tân nương đeo chiếc nhẫn vào tay người bạn đời, Đại đức chứng minh giảng về đôi nhẫn cưới, chữ ‘nhẫn’ trong tiếng Hán là sự kết hợp của chữ ‘đao’ và chữ ‘tâm’, nghĩa là lấy tấm lòng yêu thương để hóa giải những bất đồng. Chiếc nhẫn có hình tròn, biểu thị cho sự vô thủy vô chung, nghĩa là tình yêu này sẽ không có điểm kết thúc. Đặc tính của nhẫn là vàng; đây là chất liệu quý giá và bất hoại. Và, tình yêu của Minh Tiến và cô dâu Ngân Trinh cũng sẽ như thế!

Nhân đây, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh cũng tặng đôi uyên ương một bài pháp thoại ngắn về hôn nhân bền lâu. Đó là sống với lòng biết ơn, chấp nhận những mặt không hoàn thiện của nhau, nhận thức rõ rằng vợ/ chồng chính là người chúng ta nắm tay đi đến cuối cuộc đời, các phẩm chất của chồng và của vợ. Đại đức nhắn nhủ “hãy yêu những điều không hoàn hảo của nhau”. Vì đời sống hôn nhân sẽ làm phơi bày những sự thật mà trong giai đoạn tìm hiểu và yêu nhau, các đôi khó nhìn thấy hết.

Đại diện bậc phụ huynh hai gia đình đã có những lời chia sẻ kinh nghiệm đến cô dâu chú rể để cuộc hôn được “trăm năm hạnh phúc”. Bên cạnh đó, cô dâu và chú rể cũng gửi lời cảm tạ đến Tăng đoàn, cha mẹ, họ hàng, đồng nghiệp, bạn bè đã đến chúc phúc trong ngày hôm nay.

Được biết, trung bình mỗi năm, chùa Giác Ngộ tổ chức khoảng 30 lễ hằng thuận.

Đặc biệt hơn lễ cưới thông thường, lễ hằng thuận là cột mốc khởi đầu cho một cuộc hôn nhân bền vững. Thông qua sự nghe, hiểu những giảng giải về đời sống hôn nhân, bổn phận của vợ, bổn phận của chồng, đôi nam nữ trong ngày cưới đã phát nguyện giữ trọn 4 điều đạo đức. Chính điều đó đã trở thành lý do để lễ hằng thuận tại chùa ngày một phổ biến. Tên gọi “hằng thuận” bắt đầu có từ năm 1971, do HT. Thích Thiện Hòa đặt với ý nghĩa “hằng” có nghĩa luôn luôn, “thuận” nghĩa là bằng lòng.

 

Tin: Bảo Tiên 

Ảnh: Thanh Phong



































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập