Dù là Mật tông, Tịnh độ tông hay Thiền tông đều có đích đến là giải thoát - TT. Thích Nhật Từ

ĐPNN - Sáng ngày 18/09/2020, TT. Thích Nhật Từ tiếp tục chương trình vấn đáp Phật pháp (lần 3) trong khóa tu Xuất gia gieo duyên tại chùa Giác Ngộ. Trước đó, chương trình vấn đáp lần 1, 2 lần lượt diễn ra vào tối ngày 15/09 và sáng 16/09.
Câu hỏi đầu tiên của hành giả đặt ra vấn đề các cấp của thiền quán. Theo “Kinh Phật về thiền và chuyển hóa”, có … cấp độ thiền. Chỉ cần đạt được trạng thái thiền thứ nhất và thứ hai, người tại gia có thể đạt được hỷ lạc vì hội đủ các yếu tố: ly dục, có tầm (tìm kiếm và xác định), có tứ (giữ một cách lâu bền). Nếu thân ở đâu, tâm ở đấy thì người tu tập đã giữ được trạng thái thiền (ấy dựa vào tầm và tứ). Đặc biệt, người tại gia cần chú ý phân biệt rõ ràng hỷ lạc được sinh ra từ thiền và hỷ lạc được sinh ra từ giác quan để có phương pháp tu tập đúng, không bị nhàm lẫn.
Khi được hỏi về những tông phái trong con đường phát triển Phật giáo, Thượng tọa lý giải: “Bản chất của nước ở sông ngòi, kênh, rạch,… khác nhau nhưng khi chảy ra đến biển thì chỉ một vị mặn. Cũng thế, dù là Mật tông, Tịnh độ tông hay Thiền tông đều đi đến đích là giải thoát – chân lý của giáo lý nhà Phật”. Nhưng Tịnh độ tông và Mật tông đã hạ thấp những giáo lý nhà Phật để phù hợp với tầng lớp bình dân. Điều này tạo ra sự dị biệt trong Phật giáo nhưng vô tình nó bị cường độ hóa, tạo nên khoảng cách lớn giữa các đối cực.
Ở câu hỏi thứ ba, Thượng tọa xóa đi sự hoài nghi của Phật tử về chánh Kinh (những lời dạy của đức Phật) và ngụy Kinh (Kinh giả mạo). Theo lời giảng của Thầy Nhật Từ, có 3 hệ thống Phật giáo chính, gồm: Nguyên thủy, Bộ phái và Đại thừa; mỗi hệ thống lại có một hệ thống Kinh sách khác nhau (được thể hiện bằng các ngôn ngữ: Pali, Sanskrit, Hán). Chưa kể, vấn đề dịch thuật, chuyển nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác gặp rất nhiều bất cập; cụ thể: từ những vấn đề nhỏ lẻ trên bề mặt con chữ cho đến những vấn đề lớn hơn như văn hoá, thời đại,… Vả lại, đã thông qua quá trình chuyển dịch, sự chính xác hoàn toàn không tồn tại mà chỉ dừng lại ở mức độ tương đương. Vì thế, chúng ta cần tìm đến những Kinh sách của các dịch giả có uy tín.
Ở câu hỏi về tu tập như thế nào để không bị dính vào tà kiến, đạt được “vô ngã”. Thầy Nhật Từ cho rằng phải đi đúng trình tự: hiểu vô thường để tu tập đạt được vô ngã. Theo Thầy, cách dịch đúng của ý “cái này không phải sở hữu của tôi” là “phi ngã”. Để đáp lại câu hỏi trên, Thầy khuyên nên dựa vào Kinh vô ngã tướng.
Sau cùng, một thắc mắc khác hỏi về duyên khởi, tánh không trong thực tập trì chú, thực tập thiền. Trong phần vấn đáp, Thầy nhấn mạnh: niệm Phật, trì chú không đan xen với lời cầu nguyện thì xem như thực tập thiền thành công vì hiếm có ai dùng tánh không để áp dụng thiền thành công.
Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Ngộ Trí Thông
- Tịnh Nghiệp Đạo Tràng An Cư Kiết Hạ Chư Tăng, Ni Miền Bắc California, Hoa Kỳ. Võ Văn Tường
- Đồng Nai: Lễ hội cúng đèn rằm tháng 4 nhân mùa Phật đản PL 2567 LTT
- Đồng Nai: Trang Nghiêm Lễ Khai Hạ PL 2567 Admin
- Phật giáo Quận 10 tác pháp an cư tại chùa Ấn Quang Quang Tròn
- GHPGVN Quận 10 trọng thể tổ chức đại lễ Phật đản tại chùa Ấn Quang Quang Tròn
- Chùm ảnh: Ăn trong chánh niệm và chấp tác ngày 18/09/2020 Bảo Tiên
- Chùm ảnh: Tụng Kinh và tọa thiền sáng 18/09/2020 Bảo Tiên
- "Tịnh thất Bồng Lai", "Thiền am bên bờ vũ trụ" lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ cơ nhỡ để trục lợi Lê Đức
- Thông tư của Trung ương Giáo hội hướng dẫn việc sinh hoạt của Tăng Ni CTV
- Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Trúc Lâm Kharkov, Ucraina 2020 Mai Anh
- Địa Tạng Vương Bồ tát cưỡi linh thú gì? Minh Tâm
- TP Hồ Chí Minh: Lễ húy nhật cố tu nữ Diệu Phúc CTV
- HT. Thích Thiện Nhơn viếng thăm và thắp hương tưởng niệm cố HT. Thích Thiện Huệ Bảo Tiên
- Chùa Giác Ngộ: Lễ Tưởng niệm 28 năm ngày viên tịch của HT. Thích Thiện Huệ Bảo Tiên
- Pháp thoại ngày thứ 4: "Bảy thiện pháp" - TT. Thích Nhật Từ Bảo Tiên
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hướng đến Đại lễ Phật đản 2022: Gần 600 người về chùa Giác Ngộ hiến máu nhân đạo (HM54)
- Những lợi ích của xuất gia gieo duyên
- TT. Thích Nhật Từ cùng Ban Lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tham dự Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022
- Ét ô ét: Hàng trăm Gen Z "bật chế độ" về chùa Giác Ngộ sinh hoạt
- Chùa Giác Ngộ: Gần 650 người tham dự lễ làm con Phật (đợt tháng 4/2022)
- Chú cháu NSƯT Kim Tiểu Long - ca sĩ Saka Trương Tuyền: "Chỉ có đạo Phật mới giúp mình biết thương người hơn"
- Chùm ảnh: Gần 400 thiếu nhi tham dự khóa tu tại chùa Giác Ngộ
- Hạnh phúc của người tu học Phật là gì?
- Khóa tu Búp Sen Từ Bi: Lưu giữ nụ cười trẻ thơ
- Tìm kiếm bình an đâu có xa vời
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)