Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Chư Tăng Phật giáo tại Tích Lan kêu gọi tu sửa luật để chấm dứt việc tế vật

Đã đọc: 1941           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tại Colombo ở Tích Lan vào ngày 16 tháng 9 năm 2011, một nhóm chư Tăng đã trình lên nghị viện về việc cấm tế vật trong các lễ hội tôn giáo. Hòa thượng Hedigalle Wimalasara Thera là người cố vấn của tổ chức National Bhikkhu Front (NBF). Ngài nói việc tu chỉnh luật cấm tế vật cần được tu chỉnh để chấm dứt sự thống khổ của sinh vật trong các lễ hội tôn giáo.

Bộ trưởng Vụ Quan hệ Công chúng Mervyn Silva đã dẫn đầu cuộc biểu tình chống lại việc tế vật tại đền Munneswaram ở Chilaw nhằm ngăn chận việc tế lễ sát hại hơn 700 con dê.

 

60 TU SĨ Ở TU VIỆN RINGJHIM

THOÁT CHẾT SAU TRẬN ĐỘNG ĐẤT

Sikkim, Ấn Độ - Đây là sự thoát nạn kỳ diệu của 60 vị tu sĩ tại tu viện Phật giáo cổ Ringjhim về phía Bắc thành phố Sikkim. Nơi đây đã xảy ra cuộc động đất vào lúc 6g10 chiều ngày Chủ nhật đã làm sụp đổ toàn bộ khu chánh điện của chùa.

Ngài Acharya Prema Dorjee, hiệu trưởng của Phật Học viện nói “Đây là một sự thoát nạn kỳ diệu vì thời khóa tụng niệm hàng ngày thường bắt đầu vào lúc 4g đến 6g chiều. Nhưng vì hôm đó là ngày Chủ nhật nên thời khóa tụng niệm chấm dứt vào lúc 5g30 chiều cho nên 60 vị tu sĩ đều được thoát chết.”

 

NAM TRIỀU TIÊN TỔ CHỨC ĐẠI LỄ KỶ NIỆM

1.000 NĂM TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN

Ngày 15-9-2011, tại thủ đô Seoul, Nam Triều Tiên đã tổ chức lễ kỷ niệm 1.000 năm bộ Đại tạng kinh gỗ được khắc bằng tay vào triều đại Goryeo 918-1392. UNESCO đã công nhận bộ Đại tạng kinh quý nhất và hoàn hảo nhất thế giới này là di sản của thế giới.

Bộ Đại tạng kinh bao gồm 81.251 phiến gỗ, cân nặng khoảng 280 ngàn tấn và được hoàn tất vào năm 1251 sau hơn 20 năm làm việc vất vả. Toàn bộ Đại tạng cao khoảng 3,2 km nếu được xếp chồng lên nhau và khoảng 60 km nếu được xếp nối hàng dài. Trong bộ Đại tạng bao gồm khoảng 52 ngàn chi tiết của hơn 1.538 loại kinh điển Phật giáo.

Buổi lễ kỷ niệm được kéo dài 45 ngày. Trọng tâm của lễ hội là triển lãm bộ mộc bản nguyên thủy. Ngoài ra văn hóa Triều Tiên, văn hóa cổ truyền và văn hóa Phật giáo cũng được đem ra giới thiệu trong buổi lễ này. Quan khách còn có thể đến tham quan Janggyeong Panjeon, đây cũng là một di sản thế giới được UNESCO công nhận và chính là nơi mà bộ Đại tạng kinh gỗ được lưu giữ an toàn cả ngàn năm nay.

 

ẤN ĐỘ: PHÁT HIỆN BẢO THÁP PHẬT GIÁO

TẠI QUẬN ANDHRA PRADESH, KRISHNA

Andhra Pradesh - Một bảo tháp mái vòm thuộc thời kỳ Phật giáo Kim Cang Thừa có niên đại từ thế kỷ VI đến thế kỷ VII vừa được khai quật bởi Sở khảo cổ học của Andhra Pradesh.

Bảo tháp chính có đường kính 10m đang ở trong tình trạng đổ nát và các cấu trúc bên ngoài như aramas và ayakas đã bị biến mất. Ngoài ra còn có một số được điêu khắc mang sắc thái của trường phái Amaravathi.

Đền Vintage

K. Chitti Babu, Giám đốc Viện khảo cổ và Viện bảo tàng, đã đến thăm khu vực này cùng với một nhóm người Ấn giáo. Ông nói: “Đây là bảo tháp thuộc về thời kỳ cuối cùng của Phật giáo Kim Cang Thừa.”

Vỏ xa cừ

Các nhà khảo cổ còn thu thập được một số đồ gốm màu đỏ và đen trong nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ngoài ra một số vỏ xa cừ cũng được tìm thấy để dùng trong việc xây dựng bảo tháp.

Bảo tháp được xây dựng bằng gạch nung có kích thước 23 cm chiều rộng, chiều cao 7 cm và chiều dài 28 cm. Đây là vật liệu xây dựng chính vào thời kỳ đó. Chính phủ sẽ sớm ban hành thông tư tuyên bố bảo tháp là đền kỷ niệm của quốc gia cần được bảo vệ.

 

SÂN BAY GAYA BỊ CƯỚP

CƠ SỞ HẠ CÁNH BAN ĐÊM

Kẻ trộm đã trả lại sân bay quốc tế tại Gaya, đây là trung tâm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở Bihar. Những thiết bị hạ cánh ban đêm được đặt ở sân bay nhưng hệ thống đèn năng lượng mặt trời đã bị tắt nghẽn xung quanh ngọn đồi do sự đánh cắp cho nên không có lợi cho sự hạ cánh ban đêm của máy bay.

Người điều chỉnh của Tổng Cục Hàng không Dân dụng không cho phép hạ cánh ban đêm trừ khi năng lượng mặt trời trên đỉnh đồi và các cấu trúc cao tầng hoạt động lại.

Hiện giờ không có đèn năng lượng mặt trời trong bốn của năm ngọn đồi xung quanh sân bay. Tổng giám đốc sân bay Gaya, Samar Kumar Biswas cho biết việc hạ cánh ban đêm đã được thực hiện cho đến giữa năm 2009, nhưng tạm thời đã bị thu hồi sau vụ trộm. Biswas cho biết “Chúng tôi sẽ cài đặt lại ánh sáng.”

Biswas cho biết đã có một số trường hợp trộm cắp và ánh sáng cũng bị đánh cắp sau khi được cài đặt lại. Chúng tôi đã từng báo cáo với cảnh sát từ năm 2009-10 nhưng vô ích.

Mihin Lanka, Thai Air, Air India và Myanmar Airways vẫn hoạt động các chuyến bay quốc tế tại Gaya nhưng có thể giới hạn vào những chuyến bay đêm.

 

KHÍA CẠNH TÂM LINH CỦA STEVE JOBS

Steve Jobs sinh năm 1955 tại San Francisco, Hoa Kỳ. Ông là người sáng lập công ty nổi tiếng Apple. Beatle là thần tượng âm nhạc của ông và ngoài ra ông cũng chia sẻ khuynh hướng chính trị với họ.

Steve đã mang tư tưởng tâm linh đến Ấn Độ. Chuyến đi Ấn Độ đã tạo nên sự thay đổi trong cuộc đời của ông và ông đã trở thành Phật tử. Ông thường đi chân không tới bạn láng giềng và văn phòng.

Kobun Chino là một vị sư đã chủ trì lễ cưới của ông với cô Laurene Powell, một quản trị kinh doanh Đại học Stanford.

Tái sanh là phương châm của Phật giáo. Ông đã cảm nhận được điều đó sau khi ông đã bị sa thảy ở công ty đang làm việc vì công ty này đang đi tới bờ vực của phá sản.

Steve cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Times vào năm 1997 “Cuộc sống là một điều thông minh và mọi thứ không phải là ngẫu nhiên”. Ông đã cung cấp cho một cái nhìn sâu sắc vào hệ thống niềm tin phức tạp của mình vượt qua ngoài giáo lý Phật giáo.

Nghiệp là một nguyên tắc của tôn giáo, nhưng nó không xuất hiện như một hệ thống sống nếu bạn sợ nghiệp tác động đến bạn. Điều này đã cho thấy tình cảm không bao giờ xuất hiện trong những bản báo cáo của ông về đối thủ cạnh tranh và đồng nghiệp cũ.

 

CHƯ NI PHẬT GIÁO TẬP LUYỆN VÕ THUẬT

Một Ni viện Phật giáo gần Kathmandu đang thay đổi sau khi vị lãnh đạo tinh thần hướng dẫn cho 300 chư Ni dùng các kỹ năng võ thuật. Càng ngày có nhiều chư Ni Phật giáo ở xa như Himachal Pradesh tại Ấn Độ muốn trở thành huấn luyện viên.

Ni viện Phật giáo Druk Gawa Khilwa (DGK) tại Ramkot gần thủ đô Nêpan dạy phối hợp giữa võ thuật và thiền định cho chư Ni. Theo truyền thống Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác, tiếng nói của phụ nữ thường không có hiệu lực. Nhưng vị lãnh đạo trường phái Drukpa với 800 năm đã quyết định thay đổi tất cả.

Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa, vị tâm linh tối cao của Drukpas nói rằng “Khi tôi còn là một cậu bé lớn lên ở Ấn Độ và Tây Tạng, tôi quan sát tình trạng đáng thương trong đời sống của chư Ni. Họ được coi là hạng thứ nhì trong khi các đặc quyền đều do chư Tăng. Tôi muốn thay đổi điều này.”

Từ lúc Pháp vương Gyalwang Drukpa thăm Việt Nam và quan sát phụ nữ tập võ thuật, ngài nói “Lợi ích tâm linh và thể chất quan trọng như nhau cho chư Ni.”

Sư cô Karuna từ Ladakh ở miền Bắc Ấn nói: “Võ thuật giúp cho chư Ni tự tin, tự vệ và có sức khỏe trong sự thiền định lâu.”

Jetsunma Tenzin Palmo, nhân viên thư viện tại trường Nghiên cứu Đông phương và Châu Phi học ở Luân Đôn sẽ giới thiệu võ thuật tại Ni viện của cô và trong tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ vì “Đó là sự tập thể dục tuyệt vời, tốt cho sự kỷ luật, thiền định, tự tin và có thể tự vệ mình.”

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)