Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan

Đã đọc: 2748           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Văn minh vật chất thường là đối nghịch với đạo đức làm người. Văn minh càng tiến bộ thì đạo đức càng thoái hóa. Nói như thế không có nghĩa là tất cả đều quay vào trong cái quy luật tất yếu đó. Tuy nhiên phần đông con người đã có nhiều thụ hưởng vật chất thì dễ dàng bị vật chất cám dỗ mà quên đi phần cốt tủy của tinh thần đạo đức. Ngoại cảnh xấu thường là ma lực hấp dẫn thu hút con người, biến con người trở nên những công cụ băng hoại xã hội.

Nếp sống văn minh đương nhiên không thể nào chấp nhận điều đó. Phải làm thế nào để một dân tộc vừa trở nên giàu có vừa giữ được phẩm chất đạo đức là mối quan hệ hàng đầu của những người có trách nhiệm. Muốn duy trì được đạo đức thì điều căn bản phải xuất phát từ gia đình. Nhiều gia đình tốt sẽ có một làng xã tốt. Nhiều làng xã tốt đưa đến một xã hội tốt.

Muốn được như vậy thì trước hết người lớn phải gương mẫu, sau đó mới nói đến trẻ em chăm ngoan. Sự gương mẫu của người lớn tác động rất mạnh đến tinh thần trẻ em. Người lớn không gương mẫu, chỉ biết chây lười, ăn tục nói phét, say sưa chè rượu đủ tật xấu trên đời thì bảo trẻ em phải chăm ngoan làm sao được? Một người xấu không thể hướng dẫn cho một kẻ khác tốt lên được. Nhất là đối với trẻ em, tâm hồn vốn như một tờ giấy trắng, dễ dàng bị hoen ố. Một khi đã bị hoen ố thì khó mà tẩy rửa cho hết được.

Những điều nói trên đây tất nhiên không phải là những khám phá mới mẻ gì, mà chính là điều hiển nhiên giữa cuộc sống hàng ngày ai cũng biết. Theo ý nghĩ của tôi là muốn nói đến trách nhiệm của người lớn với trẻ em. Chúng ta phải nhìn lại mình, quan tâm hơn nữa đến lớp trẻ. Bổn phận của người lớn ra sao? Và sự tương quan mật thiết giữa người lớn với trẻ em như thế nào? Đó là điều mà chúng ta phải nghĩ tới và sẽ phải biến thành hiện thực. Dĩ nhiên, nếu đi đúng với chủ trương của Nhà nước thì việc tốt nhỏ sẽ góp thành sự tốt đẹp to.

Công việc làm ăn đã thu hút hết thời gian của cha mẹ thì ông bà là những người gần gũi hàng ngày với các cháu. Không thể phó thác mọi việc cho nhà trường để trở thành vô trách nhiệm với con cháu. Người lớn phải có trách nhiệm và con cháu cũng phải tự biết có bổn phận với ông bà. Muốn cháu nên người thì ông bà phải gương mẫu. Giữa ông bà và cháu gắn kết nhau trong tinh thần yêu thương: học mà chơi, trong chơi có học. Kết hợp nhiều gia đình tốt tất nhiên sẽ có nhiều cái hay, bổ ích. Thế hệ tương lai như thế nào là do sự kế thừa của người đi trước.

Tóm lại, nếu biết vận dụng chủ yếu vào Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, lấy 10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh, 5 trách nhiệm của người lớn và 4 bổn phận của trẻ em để làm hướng đi thì chắc chắn trẻ em sẽ được sống trong môi trường tốt để hướng tới một tương lai tốt đẹp.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)