Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Bước qua ranh giới

Đã đọc: 3276           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Một ngày bình thường phảng phất chút se se như hơi thở đất trời như vừa tỉnh giấc tung khỏi chiếc chăn ấm áp. Ngồi yên bên tách trà ấm còn ươm vàng hơi thơ của đất, gió và những cơn mưa để nghe lòng mình bình an trong từng hơi thở. Ngoài kia, khoảng sân rộng phủ đầy hoa cỏ đậu vàng phủ đầy sương mai đang rung rung dưới bước chân của ban mai đang nhẹ nhàng lướt tới thay cho màn đêm tiếp quản nhiệm vụ chuyển vận dòng năng lượng của đất trời. Từ ngày đời xưa và cho đến tận ngày nay, trời đất cứ âm thầm đi và đến. Và ta cũng không biết đã bao nhiêu lần vào ra và đến đi như thế!

Ta nhớ câu một câu nói nổi tiếng của một nhà văn sĩ “Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là phải vượt qua những ranh giới đó”. Ranh giới – một lằn ranh chia cắt đôi bờ, phân chia thực tại. Có những ranh giới phân chia tự nhiên như ranh giới giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng cũng có những ranh giới ngăn chia con người với con người, con người với thực tại. Đó là những ranh giới nghiệt ngã giữa nghèo và giàu, tốt và xấu, cao và thấp, ta và người…

 Chúng ta có khuynh hướng chia cắt và đóng khung thực tại thành nhiều mảnh rồi dán cho chúng những cái nhãn hiệu mà trong tâm thức ta đã định sẵn bằng thông qua những kinh nghiệm và suy nghĩ chủ quan. Để từ đó ta quyết định thái độ và cách cư xử của mình thông qua việc định lượng và cân đo tất cả bằng những hệ giá trị riêng của mình. Giống như việc ta gom những sinh vật vào khung thức ăn của con người bỏ lại sau lưng những giọt nước mắt và tiếng kêu than khắt khoải. Những người không cùng sắc da, tiếng nói, không cùng gốc rễ tâm linh và khác nhau về ý thức hệ trở thành những đối tượng nguy hiểm và cần loại trừ. Những tư tưởng phân biệt ấy xuất phát từ những tri giác sai lầm về một cái tôi hiện hữu.

Này người em!

Nếu có cơ hội ngồi yên để ngắm nhìn những chiếc lá hoàng lan bên cửa sổ, em sẽ thấy những chiếc lá tuy tương tự nhau về màu sắc, hình dáng nhưng trong cái giống nhau vẫn có chút khác biệt. Chúng khác biệt nhau vì mỗi chiếc lá lớn lên ở những vị trí khác nhau của thân cây và việc hấp thu ánh sáng mặt trời cũng khác nhau. Nhưng thực sự chúng lớn lên chung một gốc rễ và cùng một bản chất, cùng một sứ mạng, góp cho đời cùng một giá trị như nhau và hơn hết chúng chia sẻ nhau cùng một ước mơ, lý tưởng. Thầy đã dạy chúng ta phải nhìn sâu vào lòng sự vật và vào nhìn sâu vào lòng người và nhìn vào lòng của chính bản thân mình. Khi hoàn thành một chu trình sống, chiếc lá an nhiên buông mình rơi trở về lòng đất mẹ và tiếp tục hóa thân trong những hình hài khác mà không tiếc nuối, khổ đau. Chiếc lá có thể trở lại thân cây nhưng cũng có thể hóa thành những đám mây bạc, những giọt mưa chiếc lá cũng có mặt trong đôi mắt an nhiên của vị hành khất lặng im đứng bên đường trong buổi chiều còn sót lại những tia nắng cuối ngày vàng óng ả…

Tôn trọng sự khác biệt! Được xem như là một cách ứng xử khéo léo và cần thiết giữa thế giới muôn màu muôn sắc và đầy dị biệt. Có lần thầy nói “nếu chúng ta cứ nhìn vào sự khác biệt sẽ đẩy chúng ta xa nhau, hãy nhìn những điểm tương đồng để chúng ta có thể gần nhau hơn”.

Bước qua những ranh giới phân biệt hòa nhập làm một bằng tất cả sự thương yêu và trân trọng. Dù ngày mai này ta còn đến hay đi, vào hay ra giữa muôn nghìn sinh diệt. dù ẩn tàng hay biểu hiện thì ta cũng xin mãi nguyện rằng: Ta còn đó cho em!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)